Gặp lại người mẹ xinh đẹp rao bán tạng để lấy tiền cứu con

Chúng tôi gặp lại người mẹ đơn thân rao bán trái tim mình với giá 600 triệu đồng để lấy tiền chữa bệnh cho con.

Gặp lại người mẹ xinh đẹp rao bán tạng để lấy tiền cứu con
Làm mẹ đơn thân là quyết định không hề dễ dàng, bởi là phụ nữ ai mà không muốn có một gia đình hạnh phúc, con mình sinh ra có đủ cả cha lẫn mẹ? Thế nhưng cuộc đời đâu phải với ai cũng tròn trịa. Chấp nhận một mình nuôi con là những người phụ nữ này chấp nhận đương đầu với khó khăn. Ngay cả khi con không may mắc bệnh hiểm nghèo, với bản năng của một người mẹ, họ sẵn sàng dùng cả mạng sống để bảo vệ con...
Khát khao làm mẹ
Khi quyết định làm mẹ đơn thân, những người phụ nữ này cũng đã phải chịu những lời bàn ra tán vào của hàng xóm, ánh mắt ái ngại của nhiều người. Nhưng, chỉ cần được làm mẹ, được nghe con gọi hai tiếng “mẹ ơi” thì họ sẽ đánh đổi tất cả.
Tuy nhiên, cái hạnh phúc ngọt ngào ấy sao quá đỗi nhọc nhằn khi con họ lại mắc những căn bệnh quái ác. Thời gian đầu, họ phải sống trong sợ hãi, lo lắng, không biết điều gì sẽ đến với gia đình khuyết thiếu của mình. Gạt đi giọt nước mắt, những người mẹ này đã quyết tâm bươn chải mong có một phép màu kỳ diệu sẽ đến với con mình.
Người mẹ đơn thân đầu tiên mà chúng tôi muốn nhắc đến là bà Đinh Thị Thúy Ngân (60 tuổi, phường Nông Trang, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), nhiều năm qua người mẹ này đã lặn lội khắp nơi tìm đủ phương thuốc để chữa bệnh cho con trai. Bà Ngân kể, khi còn trẻ, vì mải mê kiếm tiền, nhất là làm trong khu công nghiệp nên ít được đi ra ngoài. Vì thế, khi ngoài 40 tuổi bà vẫn lẻ bóng.
“Ở tuổi 40 tôi không nghĩ mình sẽ tìm hiểu thêm một ai nữa. Nên tôi đã quyết định “xin” con, sau này về già có chỗ nương tựa, dù cho thiên hạ có nói ra nói vào. Khi biết mình đã “xin” được con, tôi vỡ òa vì hạnh phúc”, bà Ngân tâm sự.
Với khát khao làm mẹ cháy bỏng của bà Ngân cuối cùng cũng đã được toại nguyện. Cậu con trai duy nhất của bà Ngân ra đời. Khi ấy, bà đã không ngăn được giọt nước mắt hạnh phúc, bà đặt tên con là Đinh Nguyên Quân. Quyết định làm mẹ đơn thân ở tuổi xế chiều, mặc dù biết sẽ rất vất vả nhưng bà chấp nhận. Bà làm mọi việc để lo cho con một cuộc sống đầy đủ. Nhìn con khôn lớn mỗi ngày, thông minh, học giỏi và thương mẹ, bà Ngân thấy cuộc sống với mình thế là không có gì phải hối tiếc.
Nhưng, định mệnh quá nghiệt ngã với bà Ngân khi chẳng cho bà được cuộc sống bình yên. Khi Quân 13 tuổi, bà phát hiện con trai mình sụt cân, không ăn uống được gì và ở cổ xuất hiện khối u lớn.
“Tôi vội vàng đưa con trai đến bệnh viện kiểm tra. Sau khi khám và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ kết luận Quân bị ung thư hạch bạch huyết. Tôi ngã khụyu sau khi nghe tin này, tôi chỉ biết ôm con trai khóc, thương con thương cho cả số phận của mình. Bệnh của con trai ngày càng nguy hiểm, nhìn con đau đớn mà tôi chỉ biết khóc. Hai mẹ con nương tựa vào nhau, giờ thì mọi thứ lại dường như ở điểm xuất phát, xót xa lắm”.
Cũng giống như bà Ngân, chị Trần Thị Hoa (27 tuổi, quận Tân Phú, TP.HCM) cũng đang phải một mình cùng con trai 8 tuổi chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo.
Chị Hoa kể, từ ngày bé Trương Hoàng Phúc chào đời chị đã thấy con có biểu hiện khác thường: Chậm lớn hơn so với những đứa trẻ khác, ít nói, ít cười. Khi bé Phúc được hai tháng tuổi thì phải đi viện vì con sốt cao, bỏ bú, nôn ói, da xanh xao. Khi ấy bác sĩ nói con thiếu chất. Một tháng sau, vẫn tình trạng như thế, lại đi viện truyền máu. Lần này bác sĩ chẩn đoán lại bệnh, gửi kết quả máu để xét nghiệm lại, và làm cho cháu một cái thẻ bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh).
Hành trình chiến đấu với lưỡi hái tử thần
Gap lai nguoi me xinh dep rao ban tang de lay tien cuu con
Hai mẹ con chị Hoa nương tựa vào nhau. 
Phụ nữ sinh ra đã được gọi là phái yếu, và có lẽ với họ, chẳng ai muốn trở thành “cây tùng, cây bách” cho chính bản thân mình cả. Chỉ là cuộc sống khiến họ phải chấp nhận biến mình trở thành “phái mạnh”, tự đương đầu với cuộc sống, tự vượt qua tất cả những khó khăn để giành lại “lẽ sống” của cuộc đời mình từ lưỡi hái của tử thần.
Có lẽ câu chuyện về người mẹ đơn thân rao bán trái tim mình với giá 600 triệu đồng để lấy tiền chữa bệnh cho con đến giờ vẫn nằm trong ký ức của nhiều người. Và chị Hoa - người mẹ trẻ trong câu chuyện ấy cũng gật đầu xác nhận rằng, chị cũng đã phải đi "ăn mày" lòng thương của xã hội. Nhưng chị làm vậy tất cả vì đứa con thân yêu đang mang trọng bệnh.
Bé Phúc sinh ra mắc hai chứng bệnh tan máu bẩm sinh và bại liệt. 8 năm trời chị Hoa cùng con chiến đấu với bệnh tan máu bẩm sinh và 5 năm chống chọi với căn bệnh bại liệt. Tùy theo chế độ dinh dưỡng, cứ khoảng ba bốn tuần cháu Phúc sẽ được truyền máu một lần. Mẹ con đi khắp nơi từ bệnh viện Nhi Đồng 1, Bạch Mai, viện Huyết học và Truyền máu Trung ương để chạy chữa căn bệnh này.
Tại những nơi cháu Phúc điều trị, chị Hoa vừa chăm con vừa lo buôn bán nhỏ khi là bán trà đá, khi là bán trứng vịt lộn, ngày kiếm vài trăm ngàn, góp thêm tiền chữa bệnh cho con. Hy vọng đến khi viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đưa ra phương pháp cấy tế bào gốc để điều trị triệt để căn bệnh tan máu bẩm sinh. Chị Trần Thị Hoa cho biết, kinh phí cho ca cấy ghép và điều trị sau cấy ghép ước chừng gần 1 tỷ.
Tháng 9/2016, bà mẹ trẻ này đã phải lên facebook cầu cứu sự trợ giúp của mọi người cứu con mình.
"Tôi là một người phụ nữ hoàn toàn khoẻ mạnh và cũng như bao người phụ nữ khác tôi đã được làm mẹ, một người mẹ trẻ đơn thân. Tôi yêu và thương con trai của mình hơn chính cả bản thân mình, và có lẽ sẽ không có điều gì khiến tôi có thể lấy con mình ra để đánh đổi hết cả.
Cuộc sống của con tôi bất hạnh thay vì mang căn bệnh tan máu bẩm sinh. Tôi là người làm mẹ không cam lòng đứng nhìn con trai mình phải chịu cái chết hay không được điều trị tiếp để được hết bệnh tôi không cam tâm. Suốt những năm tháng qua, có bao nhiêu tiền bạc, vốn liếng tôi đã lo cho cháu nhưng giờ tôi hoàn toàn cạn kiệt, nhờ vả, vay mượn các nơi nhưng không được. Tôi không thể làm được gì ngoài việc bán đi trái tim, hiến các bộ phận nội tạng, giác mạc mắt của mình... Tôi chấp nhận chết để lấy tiền ghép được tế bào gốc điều trị cho con.
Nhiều người nói tôi đi ăn xin lang thang trên mạng. Vâng, vì cứu con của mình tôi chấp nhận quỳ lạy lê la khắp mọi nơi van xin để cứu con. Tôi sẽ làm tất cả để cứu con”, Chị Hoa nghẹn ngào nói.
Theo thông tin từ người nhà chị Hoa, đây không phải lần đầu tiên chị có ý nghĩ bán nội tạng để có tiền chạy chữa cho bé Phúc. Cách đây chưa lâu, chị Hoa từng rao bán một bên thận lấy vài trăm triệu nhưng gia đình đã khuyên can.
Hiện nay, để tiện cho việc điều trị bệnh của con, chị Hoa xin ở nhờ nhà một người bà con tại TP.HCM. Cứ một vài tháng là chị Hoa và con trai của mình lại cùng nhau ra bệnh viện Huyết học truyền máu Trung ương (Hà Nội) để điều trị.
Hiểu được nỗi buồn của mẹ, nên bé Phúc không bao giờ tỏ ra yếu đuối trước mặt mẹ: “Con tôi tuy năm nay mới 8 tuổi thôi nhưng bé sống rất tình cảm, ra dáng là một người đàn ông trong gia đình. Con ngoan, biết nghe lời và học rất giỏi. Đó là niềm an ủi lớn nhất đối với tôi”, chị Hoa cho biết.
Hiện nay, chị Hoa đi bán hàng thuê với mức thu nhập khoảng 4-5 triệu đồng/tháng. Với mức lương đó chị chắt bóp chi tiêu để có tiền chữa bệnh cho con. Chị Hoa chia sẻ thêm: “Tôi không có một mong muốn nào hơn là nhìn thấy con lớn khôn, khỏe mạnh. Nhưng biết rằng điều ước đó quá xa vời. Giờ đây, tôi cũng chỉ biết cùng con mạnh mẽ vượt qua những khó khăn trước mắt, sống thật vui vẻ để con cảm nhận được sự quan tâm từ mẹ”.
Còn với bà Ngân, khi nghe bác sĩ nói về bệnh tình của con, bà chỉ biết ngồi trong bóng tối vì bà nghĩ, ung thư là mang “án tử”. Nhưng khi nhìn con trai chăm chỉ học bài, vẫn mỉm cười khi nhìn mẹ bà như lấy lại được tinh thần, bà tìm mọi cách để chữa trị cho Quân. Suốt 5 năm trời, bà đưa Quân đi khắp nơi để chữa bệnh. Hễ nghe thấy ai mách thầy giỏi thuốc tốt là bà lại tìm đến.
“Ông trời sẽ không phụ lòng người, tôi đã bán đi mọi thứ trong nhà để lấy tiền mua thuốc cho con. Nếu ngày trước tôi làm 5 thì nay làm 10, chỉ mong sẽ giữ được con lại. Ban ngày tôi làm đậu phụ bán, cũng kiếm được vài chục nghìn. Tối đến lại đi rửa bát thuê. Quân dường như cũng hiểu được nỗi vất vả của mẹ nên con rất chịu khó, chăm chỉ học bài và năm nào cũng là học sinh giỏi toàn diện. Quân coi đó là món quà tặng mẹ”, bà Ngân chia sẻ.
Dẫu biết rằng, chặng đường phía trước còn nhiều gian nan, thử thách nhưng những bà mẹ đơn thân vẫn đang từng giờ từng phút dũng cảm đương đầu với số phận để được bên cạnh con lâu từng nào quý giá từng ấy.

Bi kịch gia đình 4 bà mẹ đơn thân xinh như mộng

Lần lượt từng người đàn ông trong nhà ra đi, để lại 4 người phụ nữ đều làm mẹ đơn thân, nương tựa vào nhau mà sống.

Bi kịch gia đình 4 bà mẹ đơn thân xinh như mộng
Khởi đầu oan nghiệt

Chồng là “của nợ”, thà làm mẹ đơn thân!

Phần lớn những người đàn bà lựa chọn làm mẹ đơn thân đều cảm thấy hạnh phúc, may mắn với lựa chọn của mình.

Chồng là “của nợ”, thà làm mẹ đơn thân!
Tôi thường nghe đàn ông nói rằng: “Vì yêu một nụ cười mà phải lấy về cả một mụ đàn bà”, song phụ nữ thì khốn khổ hơn, vì có một đứa con mà phải giữ lại cả một người chồng.

Màn kịch của gã Sở Khanh và những đắng cay ngày ở cữ

Khi yêu phải một gã họ Sở, nên cô gái trẻ này đã buộc phải làm mẹ đơn thân với những tháng ngày ở cữ đầy cay đắng và nước mắt.

Màn kịch của gã Sở Khanh và những đắng cay ngày ở cữ
Đó chính là câu chuyện đầy éo le của bà mẹ đơn thân N.T.T. Hiện bà mẹ đơn thân quê ở Thái Bình này vẫn sống cùng con trai nhỏ ở nhà bà ngoại.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.