Gặp cô gái một chân xứ Thanh đang khiến dân mạng "xôn xao"

Gặp cô gái một chân xứ Thanh đang khiến dân mạng "xôn xao"

Cô gái một chân tâm sự: “Em chẳng bao giờ được chạy nhảy, chẳng bao giờ được mặc quần soóc ra đường, chẳng bao giờ được đi giày cao gót…".

Mỗi ngày, có hàng trăm thứ khiến người trẻ phải buồn: công việc không như ý, sếp chậm trả lương, người yêu cả ngày chưa nhắn tin, gọi điện… Thậm chí, ngay cả những việc nhỏ nhặt như kẹt xe, khói bụi cũng khiến người ta phải phiền lòng. Nhưng trong khoảnh khắc nào đó, nếu bất chợt thấy một cô gái cụt chân nở nụ cười tỏa nắng, thổ lộ điều ước lớn nhất giờ đây là có tiền mua một chiếc chân giả, bạn sẽ nghĩ khác. “Em chẳng bao giờ được chạy nhảy, chẳng bao giờ được mặc quần soóc ra đường, chẳng bao giờ được đi giày cao gót… Nhưng em còn yêu đời lắm! Sao các anh chị, cơ thể lành lặn lại tự hành hạ mình nhỉ?”, chia sẻ của một cô gái trẻ thiếu chân khiến nhiều người bừng tỉnh.
Mỗi ngày, có hàng trăm thứ khiến người trẻ phải buồn: công việc không như ý, sếp chậm trả lương, người yêu cả ngày chưa nhắn tin, gọi điện… Thậm chí, ngay cả những việc nhỏ nhặt như kẹt xe, khói bụi cũng khiến người ta phải phiền lòng. Nhưng trong khoảnh khắc nào đó, nếu bất chợt thấy một cô gái cụt chân nở nụ cười tỏa nắng, thổ lộ điều ước lớn nhất giờ đây là có tiền mua một chiếc chân giả, bạn sẽ nghĩ khác. “Em chẳng bao giờ được chạy nhảy, chẳng bao giờ được mặc quần soóc ra đường, chẳng bao giờ được đi giày cao gót… Nhưng em còn yêu đời lắm! Sao các anh chị, cơ thể lành lặn lại tự hành hạ mình nhỉ?”, chia sẻ của một cô gái trẻ thiếu chân khiến nhiều người bừng tỉnh.
 Cô gái một chân đó là Bùi Thị Trinh (sinh năm 1993, quê Thanh Hóa, hiện đang sống và làm việc tại TP.HCM). Ngày đẹp trời chụp được vài bức ảnh “một chân”, cô gái đăng lên mạng khoe chị em, cùng vài lời nhắn nhủ ngắn ngủi mà ý nghĩa: “Người bình thường cần cố gắng một thì những đứa như tụi em phải cố gắng 1000 lần. Bố mẹ cho chúng ta cơ thể, dù thế nào cũng hãy biết quý trọng. Đừng làm đau mình, vì bố mẹ sẽ đau gấp bội lần”. Trong mỗi bức ảnh, Trinh đều nở nụ cười mãn nguyện. Không xinh đẹp đến mức khiến người nhìn ngẩn ngơ nhưng vẻ tự tin, tràn đầy sức sống của Trinh lại giúp cô trở nên thật đặc biệt.
Cô gái một chân đó là Bùi Thị Trinh (sinh năm 1993, quê Thanh Hóa, hiện đang sống và làm việc tại TP.HCM). Ngày đẹp trời chụp được vài bức ảnh “một chân”, cô gái đăng lên mạng khoe chị em, cùng vài lời nhắn nhủ ngắn ngủi mà ý nghĩa: “Người bình thường cần cố gắng một thì những đứa như tụi em phải cố gắng 1000 lần. Bố mẹ cho chúng ta cơ thể, dù thế nào cũng hãy biết quý trọng. Đừng làm đau mình, vì bố mẹ sẽ đau gấp bội lần”. Trong mỗi bức ảnh, Trinh đều nở nụ cười mãn nguyện. Không xinh đẹp đến mức khiến người nhìn ngẩn ngơ nhưng vẻ tự tin, tràn đầy sức sống của Trinh lại giúp cô trở nên thật đặc biệt.
“Trông bạn xinh xắn và đầy sinh khí, điều đó làm bạn đẹp lên rất nhiều. Chính sự khác biệt của bạn đã làm nên sắc màu cuộc sống. Không ai ngăn được ánh mắt tò mò, thậm chí khiếm nhã hướng về phía mình nhưng mình có thể chọn cách phớt lờ họ và tiếp tục xinh đẹp. Bạn đã dạy tôi điều đó”, nick name Phúc Minh để lại bình luận dưới tấm ảnh nhận được 15.000 lượt thích của cô gái một chân. Trong ảnh, Bùi Trinh là một cô gái xinh đẹp và hay cười. Ngoài đời, cô gái xứ Thanh cũng vậy, hòa nhã và nói chuyện rất có duyên. Suốt cuộc trò chuyện, ngay cả khi nhắc đến quá khứ kinh hoàng ngày một bên chân bị mất, Trinh vẫn nở nụ cười tươi. Cô nàng nhắc đi nhắc lại câu nói yêu thích: “Mình không chọn được nơi sinh ra, hoàn cảnh, hình hài… nhưng nhất định phải chọn được cách sống”.
“Trông bạn xinh xắn và đầy sinh khí, điều đó làm bạn đẹp lên rất nhiều. Chính sự khác biệt của bạn đã làm nên sắc màu cuộc sống. Không ai ngăn được ánh mắt tò mò, thậm chí khiếm nhã hướng về phía mình nhưng mình có thể chọn cách phớt lờ họ và tiếp tục xinh đẹp. Bạn đã dạy tôi điều đó”, nick name Phúc Minh để lại bình luận dưới tấm ảnh nhận được 15.000 lượt thích của cô gái một chân. Trong ảnh, Bùi Trinh là một cô gái xinh đẹp và hay cười. Ngoài đời, cô gái xứ Thanh cũng vậy, hòa nhã và nói chuyện rất có duyên. Suốt cuộc trò chuyện, ngay cả khi nhắc đến quá khứ kinh hoàng ngày một bên chân bị mất, Trinh vẫn nở nụ cười tươi. Cô nàng nhắc đi nhắc lại câu nói yêu thích: “Mình không chọn được nơi sinh ra, hoàn cảnh, hình hài… nhưng nhất định phải chọn được cách sống”.
“Năm 9 tuổi, mình bị tàu hỏa đâm và cụt xừ mất một chân”- cô gái xứ Thanh gói vẫn tưng tửng kể về nỗi bất hạnh như thế. 9 tuổi, Trinh còn quá bé để nhận ra cuộc đời mình thiệt thòi và những khó khăn phải chịu khi cơ thể khiếm khuyết. Cô đã từng nghĩ rằng, chân cụt rồi sẽ mọc lại chân khác. Đến khi vào cấp 2, Trinh mới ý thức được mình vĩnh viễn thiếu một bên chân. Cô tủi thân khi bị bạn bè gọi là “Trinh cụt”, đau đớn khi phải chống nạng lê từng bước cầu thang lên lớp. Rồi sinh hoạt cá nhân của cô bố mẹ cũng phải lo, mỗi ngày hai lần phải nhờ bố đưa đến trường, trong khi bạn bè líu lo rủ nhau đạp xe đi học.
“Năm 9 tuổi, mình bị tàu hỏa đâm và cụt xừ mất một chân”- cô gái xứ Thanh gói vẫn tưng tửng kể về nỗi bất hạnh như thế. 9 tuổi, Trinh còn quá bé để nhận ra cuộc đời mình thiệt thòi và những khó khăn phải chịu khi cơ thể khiếm khuyết. Cô đã từng nghĩ rằng, chân cụt rồi sẽ mọc lại chân khác. Đến khi vào cấp 2, Trinh mới ý thức được mình vĩnh viễn thiếu một bên chân. Cô tủi thân khi bị bạn bè gọi là “Trinh cụt”, đau đớn khi phải chống nạng lê từng bước cầu thang lên lớp. Rồi sinh hoạt cá nhân của cô bố mẹ cũng phải lo, mỗi ngày hai lần phải nhờ bố đưa đến trường, trong khi bạn bè líu lo rủ nhau đạp xe đi học.
Nhà nghèo nên đến lớp 8, Trinh mới có chân giả do Hội chữ thập đỏ tặng. “Mấy ngày đầu đi chưa quen, cái mỏm cụt bị chớt hết da, đau điếng người… Rồi đi dần cũng quen”, Trinh chia sẻ. Cô nói, mình có thể vui vẻ như bây giờ là do bản tính lạc quan, yêu đời và ít khi suy nghĩ phức tạp. Chứ khi trở thành thiếu nữ, bắt đầu biết làm điệu, biết ngượng ngùng, cô cũng tủi thân cực độ khi thấy người ta chỉ trỏ một bên chân cụt của mình. “Nhưng rồi cũng quen…". Lại một lần nữa, cô gái trẻ nhắc đến câu này. Dường như liều thuốc tốt nhất giúp Trinh chữa lành vết thương là thời gian. Cô nhẫn nại để thời gian xóa mòn mọi nỗi đau và tôi luyện lên bản tính mạnh mẽ cho mình. Tốt nghiệp trung học phổ thông, Trinh theo học trường Cao đẳng Y Thanh Hóa. Ra trường không xin được việc, nhà lại nghèo không thể ăn bám bố mẹ, cô gái một chân quyết định Nam tiến, lập nghiệp.
Nhà nghèo nên đến lớp 8, Trinh mới có chân giả do Hội chữ thập đỏ tặng. “Mấy ngày đầu đi chưa quen, cái mỏm cụt bị chớt hết da, đau điếng người… Rồi đi dần cũng quen”, Trinh chia sẻ. Cô nói, mình có thể vui vẻ như bây giờ là do bản tính lạc quan, yêu đời và ít khi suy nghĩ phức tạp. Chứ khi trở thành thiếu nữ, bắt đầu biết làm điệu, biết ngượng ngùng, cô cũng tủi thân cực độ khi thấy người ta chỉ trỏ một bên chân cụt của mình. “Nhưng rồi cũng quen…". Lại một lần nữa, cô gái trẻ nhắc đến câu này. Dường như liều thuốc tốt nhất giúp Trinh chữa lành vết thương là thời gian. Cô nhẫn nại để thời gian xóa mòn mọi nỗi đau và tôi luyện lên bản tính mạnh mẽ cho mình. Tốt nghiệp trung học phổ thông, Trinh theo học trường Cao đẳng Y Thanh Hóa. Ra trường không xin được việc, nhà lại nghèo không thể ăn bám bố mẹ, cô gái một chân quyết định Nam tiến, lập nghiệp.
Sau một năm vật lộn, Trinh cũng có công việc “ngon lành cành đào”. Hơn nữa, lại hợp nước Sài thành nên cô ngày càng trắng trẻo và ra dáng. “Bạn bè ai cũng khen Trinh cụt đẹp lên trông thấy”, cô nói. Mục tiêu lớn nhất của Trinh giờ đây là “cày tiền” mua… chân xịn. Cô nói, đi mấy chiếc chân giả “quèn” này cực quá nên mọi thời gian buồn phiền đổ dồn vào việc kiếm tiền. Một mình thuê trọ, sáng sáng lắp chân giả đi bộ đến chỗ làm, tối về tự giặt giũ, nấu nướng… Trinh tự thiết kế cuộc sống bản thân theo phương châm: “Sống một ngày, vui vẻ một ngày”. Cô nàng viết ra mục tiêu cho mình, đầu tiên là mua chân xịn, sau đó là học lên đại học… rồi bằng đôi chân khiếm khuyết, cứ thế leo dần đến đích.
Sau một năm vật lộn, Trinh cũng có công việc “ngon lành cành đào”. Hơn nữa, lại hợp nước Sài thành nên cô ngày càng trắng trẻo và ra dáng. “Bạn bè ai cũng khen Trinh cụt đẹp lên trông thấy”, cô nói. Mục tiêu lớn nhất của Trinh giờ đây là “cày tiền” mua… chân xịn. Cô nói, đi mấy chiếc chân giả “quèn” này cực quá nên mọi thời gian buồn phiền đổ dồn vào việc kiếm tiền. Một mình thuê trọ, sáng sáng lắp chân giả đi bộ đến chỗ làm, tối về tự giặt giũ, nấu nướng… Trinh tự thiết kế cuộc sống bản thân theo phương châm: “Sống một ngày, vui vẻ một ngày”. Cô nàng viết ra mục tiêu cho mình, đầu tiên là mua chân xịn, sau đó là học lên đại học… rồi bằng đôi chân khiếm khuyết, cứ thế leo dần đến đích.

GALLERY MỚI NHẤT