Gánh 5.000 tỷ dư nợ trái phiếu Tập đoàn R&H lỗ khủng gần 300 tỷ

Tập đoàn R&H thua lỗ 6 tháng lên tới gần 300 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 8.900 tỷ trong đó trái phiếu chiếm chủ yếu 5.000 tỷ, còn lại vay ngân hàng và nợ khác.

Gánh 5.000 tỷ dư nợ trái phiếu Tập đoàn R&H lỗ khủng gần 300 tỷ

CTCP Tập đoàn R&H vừa công bố tình hình kinh doanh 6 tháng 2023 với con số thua lỗ khủng 296,5 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên tới 690 tỷ đồng.

Kết quả này trái ngược hoàn toàn với 6 tháng 2022 với lợi nhuận sau thuế hơn 11 tỷ đồng và công ty vẫn còn lãi chưa phân phối gần 25 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 6/2022.

Hiện vốn chủ sở hữu của Tập đoàn R&H ở mức 1.147 tỷ đồng, giảm 35% so kỳ trước do nặng gánh lỗ luỹ kế. Tập đoàn R&H có vốn điều lệ 1.450 tỷ đồng.

Ganh 5.000 ty du no trai phieu Tap doan R&H lo khung gan 300 ty
 Một số chỉ tiêu tài chính 6 tháng 2023 của Tập đoàn R&H

Tại thời điểm cuối tháng 6/2023, tổng nợ phải trả của Tập đoàn R&H tăng nhẹ lên mức 8.946 tỷ nhờ công ty giảm mạnh nợ vay trái phiếu từ mức 8.150 tỷ của kỳ trước xuống còn 5.000 tỷ đồng (tức giảm hơn 38%).

Trong khi đó nợ vay ngân hàng lại tăng vọt gấp 17,7 lần lên gần 373 tỷ đồng. Nợ phải trả khác cũng vọt gấp 5 lần kỳ trước, lên 3.573 tỷ đồng.

Nặng gánh nợ phải trả trong khi kinh doanh thua lỗ nên các chỉ số tài chính của Tập đoàn R&H cũng rất đáng ngại khi hệ số nợ phải trả trên tổng tài sản chỉ ở mức 0,89 lần, còn nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu gấp 7,79 lần.

Khả năng thanh toán ngắn hạn chỉ ở mức 0,59 lần và khả năng thanh toán nhanh cũng rất thấp chỉ 0,52 lần. Tổng dư nợ trái phiếu trên vốn chủ sở hữu chiếm tới 4,36 lần. 

Ganh 5.000 ty du no trai phieu Tap doan R&H lo khung gan 300 ty-Hinh-2
 

Thành lập ngày 7/8/2019, Tập đoàn R&H có trụ sở ban đầu tại tầng 5 Tòa nhà Charmvit Tower (đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy), tới tháng 8/2020 thì rời về số 107 Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội – tức tòa nhà Lâm Viên Complex.

Ngành nghề chính của công ty là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

Vốn điều lệ của công ty khi mới thành lập là 999 tỷ đồng, do ông Trương Quang Minh (sinh năm 1975) làm Tổng giám đốc. Ông Minh cũng là một trong 3 cổ đông sáng lập Tập đoàn R&H với tỷ lệ sở hữu 70%, còn lại 30% thuộc về bà Phạm Thị Hạnh (25%) và bà Phạm Thị Hồng (5%).

Ngoài ra, ông Trương Quang Minh cũng chính là Chủ tịch HĐQT Công ty Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị Vinahud (UPCoM: VHD). 

R&H Group giới thiệu công ty này hoạt động trong 6 lĩnh vực gồm: M&A (mua bán – sáp nhập), đầu tư và phát triển bất động sản cao cấp, xây dựng dân dụng công nghiệp và nội thất, đầu tư năng lượng sạch, đầu tư phát triển trang trại nông nghiệp hữu cơ và quản lý vận hành các khu nhà ở hạng sang/khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp.

Hiện, R&H Group đang sở hữu 4 công ty con gồm: CTCP R&H Invest, CTCP R&H Power; CTCP Nghỉ dưỡng VienNam; Công ty TNHH Tư vấn và Thiết kế nội ngoại thất Lines Desigh; CTCP R&H Construction.

Trên website doanh nghiệp chỉ cho thấy R&H Group từng tham gia với vai trò là đồng hành phát triển dự án, nhà đầu tư chiến lược vào 5 dự án gồm: Grand Mercure Phú Yên, Vietnam Ecolodge, Trường cao đẳng Nghề Nha Trang, Dự án làng nông nghiệp công nghệ cao, Dự án Khu công cộng, cây xanh, dịch vụ nông nghiệp, du lịch, thể thao.

Chi phí nhiên liệu tăng chóng mặt, EVN đối mặt lỗ khủng

Biến động giá nhiên liệu (than, dầu, khí) thế giới làm cho chi phí sản xuất điện và mua điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng rất cao.

Chi phí nhiên liệu tăng chóng mặt, EVN đối mặt lỗ khủng

Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho thấy, theo diễn biến giá nhiên liệu các tháng đầu năm 2022 và nếu căn cứ kế hoạch vận hành hệ thống điện đã được Bộ Công Thương phê duyệt từ đầu năm thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 của EVN có thể lỗ lên tới 64.805 tỷ đồng.

Tình thế này buộc EVN phải đặt ra mục tiêu giảm bớt tối đa có thể những khó khăn trong sản xuất kinh doanh năm 2022, trong đó đặc biệt là tiết kiệm và cắt giảm chi phí.

Chi phi nhien lieu tang chong mat, EVN doi mat lo khung

EVN gặp khó khi giá nhiên liệu tăng cao. Ảnh: Hoàng Hà

Điển hình như tiết kiệm 10% các chi phí thường xuyên; cắt giảm từ 20-30% chi phí sửa chữa tài sản cố định; tạm chi lương cho cán bộ công nhân viên bằng 80% mức lương bình quân năm 2020, tăng cường quản trị các khoản giảm giá thành điện...

Ngoài ra, EVN phải thực hiện các giải pháp về tối ưu hóa dòng tiền, thực hiện thu cổ tức của các công ty cổ phần có vốn góp của EVN trong năm 2022; vận hành tối ưu hệ thống điện để phát tối đa nguồn thủy điện (có chi phí thấp); điều phối các hợp đồng mua than, ưu tiên các nguồn than có giá rẻ hơn để giảm chi phí phát điện.

Bên cạnh đó, EVN cũng phải đàm phán với chủ đầu tư các nhà máy điện BOT về sản lượng phát điện để tối ưu hóa chi phí chung. Bởi lẽ, do giá than, khí tăng cao nên giá điện mua từ các nhà máy này cũng tăng theo.

Theo tính toán của EVN, tổng các khoản EVN đã cố gắng để giảm lỗ nêu trên đạt khoảng 33.445 tỷ đồng và tác động làm giảm chi phí sản xuất của tập đoàn này, ngoài ra chi phí khâu truyền tải, phân phối, phụ trợ năm 2022 và chỉ bằng 92,8% so với năm 2021.

Mặc dù vậy, những biện pháp ấy vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện đầu vào tăng quá lớn.

Số liệu từ EVN cho thấy: Kết quả sản xuất kinh doanh 10 tháng năm 2022 của Công ty mẹ EVN vẫn lỗ khoảng 15.758 tỷ đồng, dự kiến ước tính cả năm 2022 có thể lỗ ở mức khoảng 31.360 tỷ đồng.

Điều này sẽ tác động đáng kể đến hoạt động của EVN cả năm 2022 và các năm tiếp theo.

Đơn cử, EVN có thể sẽ gặp khó khăn trong việc không cân đối được dòng tiền để thanh toán chi phí mua điện cho các đơn vị phát điện, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của các nhà máy điện và do đó ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp điện.

Giá nhiên liệu tăng cao không chỉ ảnh hưởng đến Việt Nam. Khủng hoảng năng lượng, lạm phát kéo dài và chiến sự diễn ra tại Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại khiến giá điện ở nhiều nơi trên thế giới vẫn tăng cao.

Tại cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt TP.HCM ngày 27/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đề nghị tính toán lại giá điện đúng với quy luật thị trường khi kiểm soát được lạm phát. Việc tính toán lại giá điện phải đúng theo tinh thần không tạo chuyển đổi đột ngột, để người dân an tâm.

Chi phi nhien lieu tang chong mat, EVN doi mat lo khung-Hinh-2

Đề nghị ưu tiên giá điện thấp hơn cho xe điệnLiên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đề xuất ưu tiên giá điện thấp hơn cho xe điện, nhằm khuyến khích sử dụng loại phương tiện này.

Bamboo Airways: Lỗ khủng 17.600 tỷ, mang gần 20.000 tỷ tài sản đi “cho vay”

Các khoản dự phòng phải thu khó đòi đóng góp 12.500 tỷ đồng trên tổng số lỗ hơn 17.600 tỷ đồng năm 2022 của Bamboo Airways.

Bamboo Airways: Lỗ khủng 17.600 tỷ, mang gần 20.000 tỷ tài sản đi “cho vay”
Trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, Công ty CP hàng không Tre Việt (Bamboo Airwaysghi nhận doanh thu thuần 11.732 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với cùng kỳ. Với đội tàu bay lên đến 29 tàu bay, Bamboo Airways đã thực hiện 51.236 chuyến bay an toàn, vận chuyển hơn 7 triệu lượt hành khách, tăng trưởng từ 100% - trên 200% so với năm 2021.
Dù doanh thu cải thiện tích cực, nhưng Bamboo Airways vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng kinh doanh dưới giá vốn do những khó khăn từ thị trường Đông Bắc Á và xung đột Nga - Ukraine làm giá nhiên liệu bay tăng vọt dẫn tới lỗ gộp 3.209 tỷ đồng. Đặt lên bàn cân so sánh, mức lỗ gộp này còn cao hơn của Vietnam Airlines (lỗ 2.625 tỷ đồng) và Vietjet (lỗ 1.993 tỷ đồng).

TVC và TVB lên kế hoạch 2023 ra sao sau biến cố lãnh đạo bị bắt?

Ngay sau khi Chủ tịch TVC và TVB Phạm Thanh Tùng bị bắt, hai doanh nghiệp này đều thay đổi "người cầm trịch" mới và báo lỗ khủng sau kiểm toán. Kế hoạch 2023 là thoát lỗ.

TVC và TVB lên kế hoạch 2023 ra sao sau biến cố lãnh đạo bị bắt?
Sau sự cố Chủ tịch bị khởi tố, TVC và TVB đều báo lỗ khủng, chị gái "cầm trịch"
Tháng 12/2022, Viện Kiểm sát đã phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can đối với ông Phạm Thanh Tùng (Chủ tịch TVB và TVC) về tội Thao túng thị trường chứng khoán căn cứ theo Quyết định khởi tố vụ án xảy ra tại CTCP Louis Holdings, CTCP Louis Capital (TGG), CTCP Louis Land (BII), CTCP Chứng khoán Trí Việt (HoSE: TVB) số 20/QĐ-CSKT-P10 ngày 20/4/2022.
Cụ thể, từ tháng 1-10/2021, ông Đỗ Thành Nhân (cựu Chủ tịch Louis Holdings kiêm Thành viên HĐQT TGG và BII) đã thông đồng với ông Đỗ Đức Nam (cựu Tổng Giám đốc TVB) và các đối tượng khác sử dụng nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán thực hiện mua, bán và lôi kéo người khác mua, bán chứng khoán để thao túng giá cổ phiếu TGG, BII và các mã chứng khoán khác trái quy định pháp luật, thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng.
Ngay sau đó, TVC và TVB đã bầu bà Phạm Thị Thanh Huyền đảm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT của cả hai công ty trên. Bà Huyền chính là chị gái ông Phạm Thanh Tùng.
Chiến lược của cả hai công ty trong thời gian tới là tập trung vào hoạt động tự doanh, trong đó phân bổ 90% vào các cổ phiếu bluechip và vốn hoá lớn, vừa. Trong đó khoảng 50-70% đầu tư trung - dài hạn, 30-50% đầu tư ngắn hạn dưới 3 tháng. Đồng thời, phân bổ 5-10% để đầu tư ngắn hạn 1-3 tháng với một số cổ phiếu vốn hoá vừa/nhỏ có cơ bản tốt và có khả năng có biến động giá mạnh trong ngắn hạn.
Đồng thời, TVC và TVB sẽ tái cấu trúc mô hình và bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn, phát triển trọng tâm, nâng cao chất lượng nhân sự. Đặc biệt, chú trọng tăng cường giám sát việc điều hành thực hiện của hệ thống, nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo việc thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Đặc biệt, hai doanh nghiệp này đều có tỷ trọng đầu tư cổ phiếu HPG rất lớn trong danh mục đầu tư chứng khoán. Trong đó, TVC ghi nhận giá trị ghi sổ đầu tư chứng khoán là 1.301 tỷ đồng, riêng cổ phiếu HPG chiếm nhiều nhất tới 897 tỷ đồng, FPT ở mức 289 tỷ đồng, MWG 70 tỷ đồng, còn lại các mã khác. Nhưng TVC đã phải dự phòng tới 358 tỷ cho HPG, 4,8 tỷ cho FPT và 3 tỷ cho MWG, các cổ phiếu khác là gần 9 tỷ.

Còn TVB đang ghi nhận giá trị gốc đầu tư nhiều nhất vào cổ phiếu HPG là 171 tỷ đồng (giá trị hợp lý chỉ còn 90 tỷ đồng) và FPT 178 tỷ đồng (giá trị hợp lý 183 tỷ). Còn lại nắm lượng ít tại NKG 17,4 tỷ đồng, MWG 65 tỷ đồng, MBB hơn 5 tỷ đồng.
TVC va TVB len ke hoach 2023 ra sao sau bien co lanh dao bi bat?
 Group Trí Việt
Cùng lên kế hoạch thoát lỗ khủng để có lãi
Còn về kế hoạch chi tiết, CTCP Chứng khoán Trí Việt (HoSE: TVB) đã thông qua kế hoạch năm 2023 với doanh thu đạt 62 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 16 tỷ đồng. Đồng thời dự kiến chia cổ tức không quá 10% vốn điều lệ căn cứ vào kết quả kinh doanh và lợi nhuận sau thuế sau khi trích lập các quỹ và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.