Gần 1.000 hộ dân KĐT Tân Tây Đô phải dùng nước bẩn 4-5 năm

Người dân khu đô thị Tân Tây Đô (huyện Đan Phượng, Hà Nội) đang kêu cứu vì chủ đầu tư Hải Phát cung cấp nước bẩn cho người dân trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa khắc phục.

Gần 1.000 hộ dân KĐT Tân Tây Đô phải dùng nước bẩn 4-5 năm
Thời gian vừa qua, nhiều cư dân tại khu đô thị Tân Tây Đô (xã Tân Lập, huyện Đan Phượng) liên tục căng băng rôn phản đối chủ đầu tư đã không quan tâm đến vấn đề nước sạch, khiến cư dân về ở 4-5 năm nhưng vẫn phải dùng nước bẩn, không đảm bảo chất lượng.
Gần 1.000 hộ dân phải dùng nước không đạt tiêu chuẩn
Nhiều cư dân còn treo băng rôn trước nhà phản đối chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát với các nội dung như: “yêu cầu Hải Phát cấp nước sạch”; “cư dân Tân Tây Đô cần nước sạch”; “Tân Tây Đô: 5 năm dùng nước độc Asen, Amoni”…
Ngày 1/8, cư dân tại đây cũng gửi đơn kêu cứu về tình trạng nước tới Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Trong đơn kêu cứu, người dân cho biết gần 1.000 hộ dân phải tốn nhiều tiền để mua máy lọc nước chống chọi với nước bẩn. Những hộ có điều kiện hơn phải bỏ hàng triệu đồng mỗi tháng để mua nước bình đóng chai về sinh hoạt.
Gan 1.000 ho dan KDT Tan Tay Do phai dung nuoc ban 4-5 nam
Người dân Tân Tây Đô treo băng rôn tại ban công phản đối chủ đầu tư Hải Phát. Ảnh: Cư dân cung cấp. 
Người dân còn cho rằng trên địa bàn có Công ty cổ phần nước sạch Tây Hà Nội sẵn sàng bán nước sạch cho khu đô thị Tân Tây Đô, nhưng chủ đầu tư vẫn mua nước khoan bị cơ quan chức năng nhiều lần chỉ ra là không đạt chuẩn của một doanh nghiệp khác.
Người dân nói rằng đường ống nước của Công ty nước sạch Tây Hà Nội đi qua quốc lộ 32, dẫn nước sạch từ sông Đà về, cách Tân Tây Đô chỉ 500 m nhưng Hải Phát vẫn không mua cho dân.
Ngày 31/7, sau khi nhận được phản ánh từ người dân, UBND huyện Đan Phượng vừa có văn bản gửi UBND TP. Hà Nội báo cáo về việc cung cấp nước sạch tại khu đô thị Tân Tây Đô. Văn bản do ông Nguyễn Huy Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng, chỉ rõ việc cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân khu đô thị Tân Tây Đô thời gian qua không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo quy định hiện hành của Nhà nước gây bức xúc cho cư dân nơi đây.
Yêu cầu xử lý trách nhiệm Hải Phát
Theo UBND huyện Đan Phượng, khi được xây dựng vào năm 2008, khu đô thị Tân Tây Đô được bố trí nguồn nước từ trạm cấp nước công suất 9.000 m3/ngày đêm đặt ở thôn Hạnh Đản, sau sẽ bổ sung từ nguồn nước sông Đà. Tuy nhiên, đến nay trạm cấp nước trên chưa được xây dựng.
Năm 2010, huyện Đan Phượng có công văn xác nhận trạm cấp nước công suất 9.000 m3/ngày đêm chưa được xây dựng gửi và đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội xem xét cấp phép khai thác nước ngầm, xây dựng trạm xử lý nước sạch 1.200 m3/ngày đêm để phục vụ cho các hộ dân Tân Tây Đô và đã được chấp thuận.
Gan 1.000 ho dan KDT Tan Tay Do phai dung nuoc ban 4-5 nam-Hinh-2
Vị trí khu đô thị Tân Tây Đô. 
Tuy nhiên, trạm cấp nước 1.200 m3/ngày đêm bị các ngành chức kiểm tra và chỉ ra chất lượng nước không đảm bảo theo quy định của Nhà nước. Cơ quan chức năng đã tiến hành cải tạo, sửa chữa nhưng đến nay chất lượng nước vẫn chưa khắc phục được theo đúng quy định của Nhà nước.
Ngày 4/6, Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã đề nghị các đơn vị liên quan liên hệ với Công ty cổ phần nước sạch Tây Hà Nội để nghiên cứu, thực hiện đầu tư bổ sung đấu nối nguồn cung cấp nước sạch sông Đà đến Tân Tây Đô, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.
Nhằm ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa bàn, đáp ứng nhu cầu nước sạch chính đáng của cư dân Tân Tây Đô, UBND huyện Đan Phượng đã đề nghị UBND TP. Hà Nội xem xét xử lý trách nhiệm Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát, Công ty cổ phần đầu tư Công nghệ & Môi trường Việt Nam và các đơn vị liên quan trong việc cung cấp nước sinh hoạt không đảm bảo chất lượng theo quy định.
Đáp ứng nguyện vọng của cư dân Tân Tây Đô, UBND huyện Đan Phượng cũng đề nghị UBND TP. Hà Nội bổ sung địa bàn khu đô thị này thuộc mạng lưới cấp nước sạch tập trung bằng nguồn nước sông Đà.
Hải Phát nói đã làm hết sức vì người dân
Ngay sau khi UBND huyện Đan Phượng đề nghị xem xét xử lý trách nhiệm của Hải Phát, doanh nghiệp này đã có thông báo giải trình. Hải Phát cho rằng cư dân yêu cầu doanh nghiệp này cung cấp nước sạch là không có căn cứ, bởi khi bàn giao căn hộ, Công ty cổ phần đầu tư công nghệ môi trường Việt Nam là đơn vị cung cấp nước duy nhất trên địa bàn.
Hải Phát cũng cho rằng chính công ty này đã không cung cấp nước đảm bảo chất lượng cho người dân, chứ chủ đầu tư không có khả năng cung cấp nước. Với vai trò của chủ đầu tư, Hải Phát đã làm hết sức mình đồng hành cùng cư dân để yêu cầu được cung cấp nước sạch.
Gan 1.000 ho dan KDT Tan Tay Do phai dung nuoc ban 4-5 nam-Hinh-3
Hải Phát mua nước của Công ty cổ phần đầu tư công nghệ môi trường Việt Nam cung cấp cho dân nhưng không đảm bảo chất lượng. Ảnh: Báo Xây Dựng. 
Hải Phát cũng cho biết đang làm việc với đơn vị cung cấp nước từ sông Đà về để cung cấp cho Tân Tây Đô. Tuy nhiên doanh nghiệp này không thông báo chính xác thời gian nào hoàn thành và khi nào cấp được cho cư dân.
Chủ đầu tư cũng cho biết phản đối việc một số băng rôn có nội dung làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của đơn vị này, đặc biệt khi thời điểm căng băng rôn ngay sát việc Hải Phát vừa chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán.
Doanh nghiệp cũng tuyên bố sẽ có ý kiến với cơ quan chức năng, đề nghị điều tra làm rõ việc cá nhân, tổ chức nào đứng ra thực hiện việc treo băng rôn quy mô lớn tại tòa nhà HHB, CT2A-B của Tân Tây Đô với mục tiêu nhắm vào thương hiệu Hải Phát.

Hải Phát Plaza nợ đầm đìa, khách mua nhà nên thận trọng

Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện kiểm toán về vấn đề quản lý và sử dụng đất dự án Hải Phát Plaza Đại Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Hải Phát Plaza nợ đầm đìa, khách mua nhà nên thận trọng
Theo quyết định, việc kiểm toán sẽ tập trung đánh giá việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ quản lý tài chính, kế toán và chế độ đầu tư xây dựng của Nhà nước trong quản lý và sử dụng đất khu đô thị.

Soi những dự án tai tiếng của Hải Phát INVEST

(Kiến Thức) - Hải Phát INVEST được xem là một trong những đại gia địa ốc có tiếng với nhiều dự án như: Roman Plaza, Shophouse Vạn Phúc… Tuy nhiên CĐT này cũng từng để lại không ít "tai tiếng".

Soi những dự án tai tiếng của Hải Phát INVEST
Shophouse 24h Vạn Phúc: Mập mờ nguồn gốc đất
Trước Roman Plaza, dự án Shophouse 24h Vạn Phúc (tên thương mại là Khu nhà phố thương mại 24h - có địa điểm tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) do Hải Phát INVEST làm chủ đầu tư cũng gây xôn xao dư luận khi có nhiều dấu hiệu đáng nghi vấn về giá cả và nguồn gốc sử dụng đất.

Sắp kiểm tra chung cư HHB - KĐT Tân Tây Đô của Hải Phát

(Kiến Thức) - Ngày 28/5, Đoàn kiểm tra của Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư tại chung cư HHB tại KĐT Tân Tây Đô do Công ty CP Đầu tư Hải Phát làm chủ đầu tư.

Sắp kiểm tra chung cư HHB - KĐT Tân Tây Đô của Hải Phát
Theo tông tin trên Thương hiệu & Pháp luật, ngày 28/5 tới, Đoàn kiểm tra của Sở Xây dựng Hà Nội do ông Cù Quang Anh, Phó chánh Thanh tra Sở làm Trưởng đoàn, sẽ tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư tại tòa chung cư HHB thuộc Khu đô thị Tân Tây Đô (Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội), do Công ty CP Đầu tư Hải Phát làm chủ đầu tư.
Thông báo kiểm tra công tác quản lý sử dụng nhà chung cư tại tòa chung cư HHB thuộc Khu đô thị Tân Tây Đô. Ảnh: TH&PL.
 Thông báo kiểm tra công tác quản lý sử dụng nhà chung cư tại tòa chung cư HHB thuộc Khu đô thị Tân Tây Đô. Ảnh: TH&PL.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

UBND xã Phù Đổng (Gia Lâm, TP Hà Nội), có thông báo yêu cầu chủ thể vi phạm tháo dỡ toàn bộ lán tạm xây bằng gạch chỉ đỏ, bổ trụ 110 mm và di chuyển toàn bộ các vật tư tài sản do vi phạm ra khỏi bãi trung chuyển không phép thuộc xứ đồng Hạ Đoạn.
Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Biệt thự ở Cần Thơ của Quốc Trường có 3 tầng với 7 phòng ngủ, 1 phòng gym, phòng khách, phòng thờ. Anh tiết lộ, tổng số tiền đầu tư mua đất và làm nhà khoảng 25 tỷ đồng, trong đó phần xây dựng, nội thất tốn 10 tỷ đồng.
Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Hiện, "nông trại sân thượng" này nuôi gần 100 con cá, 12 con gà tre lấy trứng cùng nhiều bồ câu, chim cảnh. "Nông trại" còn có hồ cá Koi. Các loại rau được trồng đa dạng, mùa nào thức nấy, quanh năm xanh mướt.