Gái ế Trung Quốc không vội cưới chồng

Thừa nam thiếu nữ, nhưng số lượng nữ giới độc thân nhiều hơn nam giới ở Trung Quốc. Các cô gái ngày càng lười kết hôn, bởi mong muốn tìm thấy một người bạn đời hoàn hảo.

Gái ế Trung Quốc không vội cưới chồng

Ông Zhu Fang, một người mai mối nổi tiếng, sở hữu một số lượng lớn hồ sơ người độc thân tại Bắc Kinh - Trung Quốc. Ông cho biết số lượng hồ sơ phụ nữ độc thân nhiều hơn nam giới trong vài năm qua, đây là một xu hướng đáng báo động.

Trong khi những người đàn ông trong hồ sơ thường nhanh chóng tìm được đối tượng, thì những người phụ nữ ngày càng khó hơn trong việc tìm người chồng phù hợp, ông Zhu nói.

Zhu hiện có 70 bức ảnh phụ nữ Trung Quốc, và 27 bức ảnh đàn ông cần tìm bạn đời trong hồ sơ của ông.

Lý do phụ nữ Trung Quốc lười kết hôn

Trước lễ Thất Tịch mùng 7/7 âm lịch, được coi là lễ tình nhân của người Trung Quốc, ông Zhu đưa ra những nhận xét sự thay đổi về tình yêu và lãng mạn của các cặp đôi trong 4 thập kỷ qua.

“Ngày càng khó tìm kiếm bạn đời cho phái nữ, mặc dù hiện nay việc gặp mặt dễ dàng hơn,” Zhu nói. “Trước đây việc tìm kiếm thuận lợi hơn vì mọi người thường quan tâm đến đạo đức của đối phương thay vì nghề nghiệp”.

Trong vai trò "ông Tơ" hơn 40 năm qua, ông nhận thấy phụ nữ ở các thành phố lớn ngày càng có xu hướng tập trung vào sự nghiệp và học vấn. Điều này khiến họ trì hoãn việc kết hôn, hoặc không quan tâm tới chúng mặc dù quan niệm nặng nề về việc kết hôn và sinh con vẫn tồn tại ở nhiều vùng Trung Quốc.

Xu hướng này cũng khiến xã hội ngày càng có cái nhìn khắt khe về những người phụ nữ gần 30 tuổi chưa lập gia đình. Họ được gọi là “gái ế”. Mọi người cho rằng những người phụ nữ này quá hư hỏng hoặc vô trách nhiệm để có thể ổn định cuộc sống với một người bạn đời.

Nhưng ông Zhu, người đã giúp hơn 1.665 cặp đôi kết hôn, cho biết phụ nữ muốn dành thời gian trong việc tìm kiếm người chồng tương lai thích hợp hơn là vội vã kết hôn vì nghĩa vụ truyền thống.

Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng đôi khi những người trẻ tuổi có những kỳ vọng không thực tế và cố gắng giữ hình mẫu lý tưởng của mình bằng mọi cách. Các khách hàng nữ thường muốn tìm một người đàn ông cao lớn, đẹp trai, và giàu có. Họ không chấp nhận nếu đối phương có một vài điểm không hoàn hảo.

“Nếu bạn là một người phụ nữ đạt tiêu chuẩn 5 sao, bạn có thể thử chấp nhận một người đàn ông tiêu chuẩn 4 sao,” Zhu nói. “Thật khó để mỗi người phụ nữ đều có thể tìm được người đàn ông hoàn hảo cho riêng họ”.

Ông cũng nhấn mạnh rằng ông luôn khuyến khích khách hàng tập trung đánh giá tính cách con người hơn là dựa vào những giá trị vật chất bên ngoài.

Vai trò người mai mối thay đổi trong xã hội hiện đại

Gai e Trung Quoc khong voi cuoi chong
Khách mời tham gia chương trình hẹn hò ở Thượng Hải. Ảnh: AFP.

Vai trò truyền thống của người mai mối bắt nguồn từ nền văn hoá lâu đời của Trung Quốc. Tới nay, công việc này vẫn còn phổ biến nhờ nhu cầu đông đảo từ phía khách hàng. Ông chỉ mở cửa đón khách vào thứ 3 và thứ 5 hàng tuần, do lo ngại số lượng khách tới quá đông.

Nhưng trong vài năm gần đây, ông nhận thấy rằng những người Trung Quốc trẻ tuổi muốn tìm bạn đời theo phương thức hiện đại hơn. Ví dụ, họ có thể gặp gỡ nhau trên mạng hoặc thông qua các câu lạc bộ hẹn hò. Khách hàng của ông hiện nay hầu hết là những bậc cha mẹ mong muốn tìm cho con họ một người phù hợp.

“Trong những năm 1990, những người đàn ông và phụ nữ độc thân trực tiếp đến gặp tôi nhờ giúp đỡ. Họ chân thành và nỗ lực để tiến tới một mối quan hệ hơn hiện nay,” ông Zhu nhớ lại.

Một người cha, từ chối tiết lộ danh tính, có một người con trai 36 tuổi. Con trai của ông không hứng thú với việc tìm đối tượng kết hôn bởi anh có một công việc tốt và cuộc sống thoải mái cùng gia đình.

“Con trai tôi không hề lo lắng về điều đó, nhưng tôi thì có. Thằng bé thường xấu hổ khi nói chuyện với phụ nữ và đã quen sống cùng với chúng tôi mà không nghĩ đến chuyện thay đổi,” người cha nói.

Yêu cầu về bạn đời ngày càng khác so với quá khứ

Khi Zhu bắt đầu công việc mai mối vào khoảng những năm 1980, ông nói mọi thứ rất khác so với bây giờ. Sau cuộc Cách mạng Văn hoá mọi người ít quan tâm đến giai cấp xã hội, thực tế những người đến từ tầng lớp nghèo có thể giúp họ tránh được “rắc rối”. Vì vậy mọi người tập trung vào phẩm chất đạo đức của người bạn đời tương lai hơn là những giá trị vật chất.

Trước khi làm công việc này, Zhu từng là một người thợ hàn. Ông là người đầu tiên kết hôn ở nơi làm việc.

Một trong số những người đồng nghiệp đã nhờ ông tìm một người bạn gái. Vì vậy Zhu quyết định tiếp cận một người phụ nữ trẻ trong công viên và giúp bạn ông hẹn hò với cô ấy.

Cả hai cặp đôi đều tiến tới hôn nhân. Nhờ những lời truyền miệng của người quen, ông bắt đầu nhận nhiều đề nghị tìm bạn đời cho người quen.

Bà Zhang Yihua, 65 tuổi, là một trong những vị khách đầu tiên của Zhu. Ông đã mai mối thành công cho bà và chồng, sau khi bà nhờ ông tìm một người đàn ông trung thực và chu đáo với gia đình.

“Mặc dù có đôi khi chúng tôi cãi nhau, tôi nghĩ chồng tôi phù hợp với yêu cầu mà tôi đã đưa ra. Tôi không có gì để phàn nàn về cuộc hôn nhân này,” bà Zhang nói.

Ông bắt đầu kiếm tiền từ dịch vụ mai mối vào những năm 1990, mức phí hiện tại là 200 tệ (29 USD). Cho dù ông mất bao lâu để tìm kiếm bạn đời cho khách hàng, mức giá cũng không thay đổi.

Ông cho biết một số người vẫn thích thông tin cá nhân mà ông cung cấp hơn là thông tin từ việc hẹn hò trên mạng. Mọi thông tin của khách hàng mà ông cung cấp đều được bảo đảm tính xác thực.

Zhu thường xuyên tổ chức các sự kiện xã hội như một bữa ăn tại nhà hàng hoặc một buổi gặp mặt quanh thành phố. Sự kiện này giúp đàn ông và phụ nữ độc thân có thể tìm hiêu nhau tốt hơn.

Ông bày tỏ ông luôn muốn giúp mọi người khám phá tính cách đối tượng của họ một cách trực tiếp. Theo quan điểm của ông, trong việc tìm kiếm bạn đời thì điều này quan trọng hơn ngoại hình của họ.

Zhu nói rằng có một số khách đặt ra những tiêu chuẩn quá khắt khe khi chọn đối tượng kết hôn. Một người đàn ông trẻ yêu thơ ca cho rằng đối phương cũng phải biết làm thơ.

“Yều cầu đó quá cao và quá đặc biệt,” Zhu nói.

Lời khuyên của ông tới các khách hàng là họ nên chọn những phẩm chất quan trọng nhất cho người bạn đời tương lai. Và sau đó cố gắng hoà hợp những vấn đề còn lại để có thêm cơ hội tìm kiếm người phù hợp.

Nhưng đôi khi, những người làm cha mẹ lại có những mong muốn khác với con của họ.

Liu Yu, đến gặp Zhu để tìm một người chồng phù hợp cho cô con gái 32 tuổi. Cô gái này đã từ chối 2 người đàn ông được mai mối cho cô.

“Con gái chúng tôi đã từ chối người đàn ông do chúng tôi sắp xếp. Đối với bậc cha mẹ, anh ta là một người tốt, và chúng tôi cũng biết về gia đình anh ta. Con bé từ chối vì chàng trai phát ra tiếng động quá to khi dùng bữa tối, nhưng chúng tôi không nghĩ điều đó quan trọng,” bà Liu Yu nói.

Con gái bà cũng chia tay một người đàn ông khác. Bởi anh đã không quan tâm khi cô ốm, và đi xem một trận bóng đá.

“Chúng tôi nghĩ hai đứa có thể nói chuyện lại về vấn đề này, nhưng chúng đã vội chia tay,” Liu nói.

Nghề mai mối vẫn phổ biến vì số lượng lớn nhu cầu của mọi người ở xã hội hiện đại Trung Quốc. Tuy nhiên, kết hôn không còn là điều quan trọng nhất đối với một số người phụ nữ hiện đại.

Liu thừa nhận rằng hạnh phúc của con gái bà vẫn là điều quan trọng nhất, và điều này không phụ thuộc vào việc cô cần phải tìm một người chồng.

“Con bé nói rằng nó hoàn toàn ổn với một công việc tốt và đi du lịch nước ngoài 2 lần mỗi năm. Nó cũng có những người bạn tốt, là những người phụ độc thân, để ra ngoài dạo phố. Tôi sẽ ngừng tìm kiếm nếu con bé muốn điều đó. Tôi có cuộc sống của riêng tôi. Tôi cũng muốn đi du lịch”, bà Liu nói.

Kỹ nghệ “cưa trai” hoàn hảo... tốn kém của gái ế TQ

(Kiến Thức) - Quá xấu hổ vì bị chế nhạo là “shengnu – những phụ nữ còn sót lại” hay chính là gái ế, phái đẹp Trung Quốc đang vận dụng mọi kỹ nghệ quyến rũ để lấy được chồng.

Kỹ nghệ “cưa trai” hoàn hảo... tốn kém của gái ế TQ
Để lấy được một tấm chồng, nhiều gái ế Trung Quốc phải nhờ đến sự trợ giúp của các bà mối từ bạn bè, người thân cho đến các trung tâm môi giới hẹn hò và chạy sô xem mặt, gặp gỡ, làm quen.
 Để lấy được một tấm chồng, nhiều gái ế Trung Quốc phải nhờ đến sự trợ giúp của các bà mối từ bạn bè, người thân cho đến các trung tâm môi giới hẹn hò và chạy sô xem mặt, gặp gỡ, làm quen.

Những ông bố bà mẹ mặt búng ra sữa ở Trung Quốc

Tại vùng nông thôn Trung Quốc, nhiều cặp đôi đã trở thành những ông bố, bà mẹ mặt búng ra sữa tuổi 14 hay 15.

Những ông bố bà mẹ mặt búng ra sữa ở Trung Quốc
Nhung ong bo ba me mat bung ra sua o Trung Quoc
 Wen, 18 tuổi, đang chạm vào bụng vợ để cảm nhận những chuyển động của đứa trẻ đang lớn dần. Ông bố, bà mẹ mặt búng ra sữa này sống ở làng Tangzibian, huyện Mãnh Lạp, tỉnh Vân Nam, và kết hôn chỉ ba ngày sau khi gặp nhau vào năm 2014.

Trung Quốc: Trai thừa gái ế lo ngay ngáy trước Tết

Nhiều "trai thừa, gái ế" tại Trung Quốc lại lo tìm cách đối phó với những áp lực cưới xin của người thân về chuyện dựng vợ, gả chồng.

Trung Quốc: Trai thừa gái ế lo ngay ngáy trước Tết
Báo cáo dựa trên một cuộc thăm dò đối với 130.000 người độc thân tại Trung Quốc cho thấy, số người phàn nàn về việc bị cha mẹ gây áp lực cưới xin trong dịp nghỉ Tết cổ truyền ngày càng tăng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam sinh 15 tuổi tự tử gây sốc

Nam sinh 15 tuổi tự tử gây sốc

Gia đình của Tyler Ray Abdul vô cùng bàng hoàng sau khi nam sinh 15 tuổi này tự tử, bởi cậu vốn là người học giỏi, thông minh và nhiệt tình.