Gà rừng tiến vua hiếm có, khó nuôi của 'ông chủ thiên nga'

Gà rừng tiến vua hiếm có, khó nuôi của 'ông chủ thiên nga'

Ngoài 12 con thiên nga được thả ở hồ Thiền Quang, Hà Nội, anh Trần Nhữ Giáp còn sở hữu nhiều loại chim quý, trong đó có đàn gà rừng tai trắng thuần chủng với giá lên tới cả triệu đồng/kg.

 Gà rừng tai trắng có màu lông sặc sỡ, cựa nhọn, dáng thon, thần thái tinh anh, con trống khi trưởng thành có thể sải cánh dài 20-25cm, mào đỏ rực và nặng từ 1-1,5kg, trong khi đó con mái có bộ lông nâu xỉn và kích thước nhỏ hơn.
Gà rừng tai trắng có màu lông sặc sỡ, cựa nhọn, dáng thon, thần thái tinh anh, con trống khi trưởng thành có thể sải cánh dài 20-25cm, mào đỏ rực và nặng từ 1-1,5kg, trong khi đó con mái có bộ lông nâu xỉn và kích thước nhỏ hơn.
Trước đây, loại gà này còn được lựa chọn làm sản vật vào cung tiến vua, ngày nay, số lượng gà rừng trong tự nhiên còn rất ít và chủ yếu sống ở vùng rừng núi.
Trước đây, loại gà này còn được lựa chọn làm sản vật vào cung tiến vua, ngày nay, số lượng gà rừng trong tự nhiên còn rất ít và chủ yếu sống ở vùng rừng núi.
Với dân chơi gà rừng cảnh thì gà chỉ được nuôi bằng thức ăn tự nhiên như cỏ, côn trùng và thóc, trong khi gà rừng nuôi thịt có thể hấp thụ cả thức ăn công nghiệp như cám gạo, ngô xay nhuyễn hoặc thức ăn tổng hợp.
Với dân chơi gà rừng cảnh thì gà chỉ được nuôi bằng thức ăn tự nhiên như cỏ, côn trùng và thóc, trong khi gà rừng nuôi thịt có thể hấp thụ cả thức ăn công nghiệp như cám gạo, ngô xay nhuyễn hoặc thức ăn tổng hợp.
Những ngày giáp Tết, anh Trần Nhữ Giáp, chủ trang trại nuôi gà cảnh, ông chủ của những con thiên nga đang được thả ở hồ Thiền Quang cho biết đàn gà gần 100 con của anh đã được khách đặt mua từ lâu, nhiều người muốn mua thêm mà không có. Một con gà rừng tai trắng thuần chủng có giá từ 800 đến cả triệu đồng/kg. Ngoài mua về làm thịt, nhiều người còn “săn” tìm những con gà rừng đẹp về nuôi làm cảnh như một thú vui tao nhã.
Những ngày giáp Tết, anh Trần Nhữ Giáp, chủ trang trại nuôi gà cảnh, ông chủ của những con thiên nga đang được thả ở hồ Thiền Quang cho biết đàn gà gần 100 con của anh đã được khách đặt mua từ lâu, nhiều người muốn mua thêm mà không có. Một con gà rừng tai trắng thuần chủng có giá từ 800 đến cả triệu đồng/kg. Ngoài mua về làm thịt, nhiều người còn “săn” tìm những con gà rừng đẹp về nuôi làm cảnh như một thú vui tao nhã.
Gà rừng tai trắng có màu lông sặc sỡ, cựa nhọn, dáng thon, thần thái tinh anh, con trống khi trưởng thành có thể sải cánh dài 20-25cm, mào đỏ rực và nặng từ 1-1,5kg, trong khi đó con mái có bộ lông nâu xỉn và kích thước nhỏ hơn.
Gà rừng tai trắng có màu lông sặc sỡ, cựa nhọn, dáng thon, thần thái tinh anh, con trống khi trưởng thành có thể sải cánh dài 20-25cm, mào đỏ rực và nặng từ 1-1,5kg, trong khi đó con mái có bộ lông nâu xỉn và kích thước nhỏ hơn.
Gà rừng tai trắng có màu lông sặc sỡ, cựa nhọn, dáng thon. Đàn gà rừng tai trắng được anh Giáp tìm kiếm nhiều nơi ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc, sau đó nuôi thuần chủng. Từ môi trường tự nhiên thành môi trường nuôi ở nhà rất khó đối với gà rừng. Để quen với cách nuôi thả vườn, ban đầu người nuôi gà nhốt từng lồng riêng sát bìa rừng, sau đó mới thả rông
Gà rừng tai trắng có màu lông sặc sỡ, cựa nhọn, dáng thon. Đàn gà rừng tai trắng được anh Giáp tìm kiếm nhiều nơi ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc, sau đó nuôi thuần chủng. Từ môi trường tự nhiên thành môi trường nuôi ở nhà rất khó đối với gà rừng. Để quen với cách nuôi thả vườn, ban đầu người nuôi gà nhốt từng lồng riêng sát bìa rừng, sau đó mới thả rông
Loại gà này rất nhanh nhẹn, có thể bay cao. Dù được thuần hóa ở thế hệ F2, F3 nhưng chúng vẫn còn rất nhát khi thấy người lạ và luôn trong tư thế cảnh giác. Chúng nhút nhát nhưng khôn lanh, dường như đánh hơi được bẫy, thấy là tránh xa. Tổ gà rừng rất khó tìm, chúng thường đẻ trứng ở bãi cỏ rậm rạp và ngụy trang kín đáo.
Loại gà này rất nhanh nhẹn, có thể bay cao. Dù được thuần hóa ở thế hệ F2, F3 nhưng chúng vẫn còn rất nhát khi thấy người lạ và luôn trong tư thế cảnh giác. Chúng nhút nhát nhưng khôn lanh, dường như đánh hơi được bẫy, thấy là tránh xa. Tổ gà rừng rất khó tìm, chúng thường đẻ trứng ở bãi cỏ rậm rạp và ngụy trang kín đáo.
Để nuôi gà rừng phải chăn thả ở diện tích lớn đồng thời phải làm giàn cây cho gà đậu và ngủ vào ban đêm.
Để nuôi gà rừng phải chăn thả ở diện tích lớn đồng thời phải làm giàn cây cho gà đậu và ngủ vào ban đêm.
So với các loại gà khác, gà rừng có sức đề khác tốt, bộ lông đẹp, thịt cũng ngọt và thơm nên rất được nhiều người mua về làm cảnh và để ăn.
So với các loại gà khác, gà rừng có sức đề khác tốt, bộ lông đẹp, thịt cũng ngọt và thơm nên rất được nhiều người mua về làm cảnh và để ăn.
Gà làm cảnh chỉ được nuôi bằng thức ăn tự nhiên như cỏ, côn trùng và thóc, trong khi gà rừng nuôi thịt có thể hấp thụ cả thức ăn công nghiệp như cám gạo, ngô xay nhuyễn hoặc thức ăn tổng hợp.
Gà làm cảnh chỉ được nuôi bằng thức ăn tự nhiên như cỏ, côn trùng và thóc, trong khi gà rừng nuôi thịt có thể hấp thụ cả thức ăn công nghiệp như cám gạo, ngô xay nhuyễn hoặc thức ăn tổng hợp.

GALLERY MỚI NHẤT