Từ xa xưa, chúng ta đã biết món ăn hầm gà ác có tác dụng tốt đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng cụ thể của nó và những lợi ích, cách chế biến, những vị thuốc đi kèm để nó thực sự trở thành món ăn, bài thuốc quý thì ít ai biết tới.
Thịt gà ác có vị ngọt, tính ẩm, có tác dụng ích khí, bổ tinh. |
Gà ác còn được gọi là ô kê (gà đen), là loại gà cỡ nhỏ đặc biệt, lông trắng, hoa mơ, đen và trắng. Đặc điểm nổi bật nhất là xương đen, thịt đen, phủ tạng đen và da ngăm đen. Đông y cho rằng, thịt gà ác có vị ngọt, tính ẩm, có tác dụng ích khú, bổ tinh, bổ tủy, có thể kết hợp với những vị thuốc để tạo ra những phương thuốc chữa bệnh, tăng cường sức khoẻ.
Theo dinh dưỡng học hiện đại, thịt gà ác ít lipit, rất giàu protit, có chừng 18 loại axit amin, nhiều vitamin như A, B1, B6, B12, E, PP... và các nguyên tố vi lượng như K, Na, Ca, Fe, Mg, Mn, Cu... Cứ trong 100g thịt gá ác có chừng 22,3g protit (ở thịt gà ta, chỉ số này là 18,2 - 20,3g), 2,3g lipit (ở thịt gà ta chỉ số này là 7,5 - 10,5g), 17mg Ca, 2.3mg Fe, 210mg P... Dưới đây là một số tác dụng cụ thể của gà ác.
Chữa người suy nhược: Gà ác tiềm thuốc Bắc gồm gà ác và các vị hoàn sơn, hạt sen, đại táo, đậu ván trắng, nấm mèo tiềm ăn.
Chữa thiếu máu, bồi bổ cho phụ nữ mang thai: Một con gà ác khoảng 0,5kg, làm thịt, hầm nhừ rồi thêm các vị sinh địa (15g), đương quy (15g), bạch thược (10g), xuyên khung (7,5g) đã ngâm qua nước và ngâm trong nửa cốc rượu. Tiếp tục hầm thêm cho thịt nhừ.
Phòng trị chóng mặt, nhức đầu: Thịt gà ác 50g hầm với kỷ tử 10g, gừng tươi vài lát.
Trị chứng xuất huyết tử cung: Gà ác hầm cách thủy với ngải cứu, ăn liên tục vài tuần, mỗi tuần 3 - 4 bữa cho tác dụng tốt.
Nam giới bị di tinh: Bạn có thể dùng gà ác nấu cháo với hạt sen, gạo nếp và vị thuốc khiếm thực ăn đều đặn sẽ cải thiện bệnh rõ rệt.
Lương y Minh Phúc (Phó Chủ tịch Hội Đông y TP Vũng Tàu)