Gà ác bổ dưỡng cho người bệnh

(Kiến Thức) - Gà ác, còn được gọi là ô cốt kê, ô kê (gà đen), dược kê (gà thuốc), hắc cước kê (gà chân chì), tên khoa học là Gallus Domesticus Brisson.

 
Gà ác có máu đỏ hơn gà thường, chứa nhiều lysin. Theo sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, thịt gà ác vị ngọt, tính bình không độc, chữa hư nhược, phụ nữ băng huyết, bạch đới, đau bụng và trẻ em đi lị, không ăn được. Thịt gà ác được ưa chuộng vì bổ dưỡng, thường dùng cho người suy nhược cơ thể, người mới ốm dậy, phụ nữ mới sinh. Thường hầm chung với các thuốc bổ dưỡng khác như hoài sơn, sinh địa, sâm, hạt sen, câu kỷ, đại táo... Nếu kết hợp với tam thất, mật ong thì làm thành một món ăn rất bổ dưỡng.
Theo Đông y, thịt gà ác có tác dụng bổ can thận, ích khí huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh hư nhược, tiêu khát, đi tả lâu ngày do tỳ hư, chán ăn, khí hư, liệt dương, di tinh, hoạt tinh, ra mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều... 
Gà nấu câu kỷ, tam thất có tác dụng bổ can thận, ích tinh, bổ huyết thích hợp với người bị thận hư, tinh ít, thiếu máu. Nguyên liệu gồm có gà ác 1 con, câu kỷ tử 15g, tam thất 10g, thịt heo nạc 100g, cải bắp trắng 250g, bột mì 150g, rượu 30ml, muối 10g, bột nêm 5g, gừng, hành, lượng thích hợp. Gà làm sạch, bỏ nội tạng, móng, tam thất lấy 4g nghiền thành bột, 6g ngâm nước xắt thành miếng. Thịt heo bầm nhuyễn, cải trắng rửa sạch, dùng nước sôi nấu chín rồi băm nát. Bột mì nhồi nước cho dẻo để làm da bao bánh, gừng, hành rửa sạch. 
Để gà vào nồi luộc chín, vớt ra nhúng vào nước lạnh, rồi vớt ra để ráo. Cho câu kỷ tử, tam thất miếng, gừng miếng, gừng khúc vào trong bụng gà, để vào trong cái thố chưng, đổ nước vào; cho tiêu, rượu vào, rắc bột tam thất lên mình gà, dùng khăn đậy kín. Đặt thố vào nồi chưng 2 giờ.
Thịt heo băm nhuyễn trộn với muối, tiêu bột và chút ít nước, rồi đổ cải trắng vào trộn đều làm nhân bánh. Chia bột mỳ ra làm 20 phần, làm 20 cái bánh sủi cảo. Khi thịt gà chưng chín, lấy nước đó luộc 20 cái bánh sủi cảo vừa làm xong. Đồng thời lấy thịt gà ra, nêm muối, bột nêm vào. Bánh sủi cảo sau khi luộc chín để ra dĩa là dùng được. 

Những món bánh bí đỏ, dứa chiên bổ dưỡng ngon tuyệt

(Kiến Thức) - Bằng những nguyên liệu đơn giản từ bí đỏ và quả dứa bạn hoàn toàn có thể làm được những loại bánh hấp dẫn và bổ dưỡng cho dịp rằm tháng 8 sắp tới.

Bánh bí đỏ cuộn đậu đỏ: Nguyên liêu 400g bí ngô, khoảng 150g gạo nếp, 100g đậu đỏ, 80g đường nâu, cơm dừa bào vụn. Thực hiện: Bí đỏ làm sạch cắt miếng vuông nhỏ rồi cho lên nồi hấp khoảng 10 phút, bí chín thì bạn đổ bí ra bát ngay khi bí hấp còn nóng, dùng muỗng canh hoặc thìa nghiền cho nhuyễn mịn. Kế đó thêm lượng bột nếp thích hợp, nhào bí và bột thành một hỗn hợp dẻo mịn.
 Bánh bí đỏ cuộn đậu đỏ: Nguyên liêu 400g bí ngô, khoảng 150g gạo nếp, 100g đậu đỏ, 80g đường nâu, cơm dừa bào vụn. 

Thực hiện: Bí đỏ làm sạch cắt miếng vuông nhỏ rồi cho lên nồi hấp khoảng 10 phút, bí chín thì bạn đổ bí ra bát ngay khi bí hấp còn nóng, dùng muỗng canh hoặc thìa nghiền cho nhuyễn mịn. Kế đó thêm lượng bột nếp thích hợp, nhào bí và bột thành một hỗn hợp dẻo mịn.
Đậu đỏ ngâm trước qua đêm cho nở mềm. Đun sôi nồi nước rồi trút đậu vào, thêm đường nâu, đậy nắp và để lửa vừa. Khi đậu sôi, hạ lửa đun liu riu khoảng 15 phút nữa hoặc cho đến khi đậu mềm thì tắt lửa. Sau đó,xay nhuyễn đậu trực tiếp trong nồi. Mở lửa vừa đun từ từ cho đến đậu đạt được độ khô thích hợp
Đậu đỏ ngâm trước qua đêm cho nở mềm. Đun sôi nồi nước rồi trút đậu vào, thêm đường nâu, đậy nắp và để lửa vừa. Khi đậu sôi, hạ lửa đun liu riu khoảng 15 phút nữa hoặc cho đến khi đậu mềm thì tắt lửa. Sau đó,xay nhuyễn đậu trực tiếp trong nồi. Mở lửa vừa đun từ từ cho đến đậu đạt được độ khô thích hợp 

Gạo thảo dược bổ dưỡng đến đâu?

(Kiến Thức) - "Gạo thảo dược" bổ dưỡng đến đâu, đây có phải là sản phẩm của những giống lúa mới nhờ chuyển gen? Hay chúng được sản xuất bằng những công nghệ đặc biệt gì?...

Đã có từ rất lâu
GS.VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam giải thích: Gạo thảo dược thực ra chỉ là cách gọi để chỉ những loại gạo có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các loại gạo thông thường. Các loại gạo này thường có hàm lượng chất dinh dưỡng cao như các vitamin A, B (B1, B2, B6), lipit, chất xơ, chống loãng xương...

Phân biệt bệnh sởi và rubella

(Kiến Thức) - Rubella đôi khi bị nhầm lẫn với bệnh rubeola - một cách gọi khác của bệnh sởi ở các nước nói tiếng Anh song thực chất hai bệnh này không hề giống nhau.

Về nguyên nhân. Sởi hình thành do siêu virus sởi gây nên. Trong khi đó, rubella bắt nguồn từ virus rubella. Cả hai bệnh đều lây lan qua đường hô hấp và có yếu tố dịch tễ và biểu hiện lâm sàng khá tương đồng. Tuy vậy mức độ biểu hiện triệu chứng và diễn biến lâm sàng, nhất là các biến chứng có thể có những biểu hiện không giống nhau.

Về nguyên nhân. Sởi hình thành do siêu virus sởi gây nên. Trong khi đó, rubella bắt nguồn từ virus rubella. Cả hai bệnh đều lây lan qua đường hô hấp và có yếu tố dịch tễ và biểu hiện lâm sàng khá tương đồng. Tuy vậy mức độ biểu hiện triệu chứng và diễn biến lâm sàng, nhất là các biến chứng có thể có những biểu hiện không giống nhau.

Sởi thường gặp ở trẻ từ một tuổi trở lên, thời gian nung bệnh từ bảy đến mười ngày. Bệnh khởi phát trong 2 đến 3 ngày với các triệu chứng như: sốt đột ngột 38 độ C, mắt ướt, ho, chảy nước mũi, tiêu chảy...
Sởi thường gặp ở trẻ từ một tuổi trở lên, thời gian nung bệnh từ bảy đến mười ngày. Bệnh khởi phát trong 2 đến 3 ngày với các triệu chứng như: sốt đột ngột 38 độ C, mắt ướt, ho, chảy nước mũi, tiêu chảy...
Khi bệnh toàn phát, bệnh nhân có thể sốt cao 38,5 đến 39 độ C, mệt mỏi, ban sởi dày, mịn, xuất hiện đầu tiên ở sau tai rồi lan rộng. Bệnh lui khi hết sốt, ban mất dần theo trình tự mọc và để lại vết thâm trên da.
Khi bệnh toàn phát, bệnh nhân có thể sốt cao 38,5 đến 39 độ C, mệt mỏi, ban sởi dày, mịn, xuất hiện đầu tiên ở sau tai rồi lan rộng. Bệnh lui khi hết sốt, ban mất dần theo trình tự mọc và để lại vết thâm trên da. 
Trong khi đó, rubella có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nung bệnh từ 12 đến 14 ngày, khởi phát với dấu hiệu tương tự như bệnh cúm. Các triệu chứng ban đầu là phát ban trên mặt, sau đó lan đến mình, tay, chân và thường giảm đi sau ba ngày. Những triệu chứng khác bao gồm sốt nhẹ, sưng hạch, đau khớp, nhức đầu và viêm kết mạc. Sưng hạch bạch huyết và các tuyến có thể kéo dài tới một tuần và sốt hiếm khi tăng lên trên 38 độ C.
Trong khi đó, rubella có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nung bệnh từ 12 đến 14 ngày, khởi phát với dấu hiệu tương tự như bệnh cúm. Các triệu chứng ban đầu là phát ban trên mặt, sau đó lan đến mình, tay, chân và thường giảm đi sau ba ngày. Những triệu chứng khác bao gồm sốt nhẹ, sưng hạch, đau khớp, nhức đầuviêm kết mạc. Sưng hạch bạch huyết và các tuyến có thể kéo dài tới một tuần và sốt hiếm khi tăng lên trên 38 độ C.
Tuy nhiên, nốt ban trên da có dạng chấm đỏ rải rác và không mọc theo bất kỳ quy luật nào. Khi bệnh lui thường hết sốt, ban bay nhanh không theo quy luật, không để lại dấu vết trên da, hạch trở về bình thường muộn hơn, thường sau một tuần.
Tuy nhiên, nốt ban trên da có dạng chấm đỏ rải rác và không mọc theo bất kỳ quy luật nào. Khi bệnh lui thường hết sốt, ban bay nhanh không theo quy luật, không để lại dấu vết trên da, hạch trở về bình thường muộn hơn, thường sau một tuần.
Về biến chứng. Sởi đặc biệt nghiêm trọng với viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang, tiêu chảy, thậm chí là tử vong.
Về biến chứng. Sởi đặc biệt nghiêm trọng với viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang, tiêu chảy, thậm chí là tử vong.
Các biến chứng của rubella chủ yếu là đau và sưng khớp, viêm não, xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm thần kinh, gây dị dạng thai nhi ở phụ nữ có thai.
Các biến chứng của rubella chủ yếu là đau và sưng khớp, viêm não, xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm thần kinh, gây dị dạng thai nhi ở phụ nữ có thai.
Về điều trị. Điều trị sởi cần thực hiện ở bệnh viện nhằm mục đích cách ly và phát hiện kịp thời các biến chứng. Đáng tiếc là hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ có thể điều trị hỗ trợ.
Về điều trị. Điều trị sởi cần thực hiện ở bệnh viện nhằm mục đích cách ly và phát hiện kịp thời các biến chứng. Đáng tiếc là hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ có thể điều trị hỗ trợ.
Giống như sởi, rubella cũng chưa có phác đồ điều trị cụ thể. Tuy nhiên, việc chăm sóc bệnh nhân sẽ góp phần đáng kể trong nỗ lực giảm bớt sự khó chịu. Đối với trẻ sơ sinh, điều trị được tập trung vào việc giảm tác hại của biến chứng.
Giống như sởi, rubella cũng chưa có phác đồ điều trị cụ thể. Tuy nhiên, việc chăm sóc bệnh nhân sẽ góp phần đáng kể trong nỗ lực giảm bớt sự khó chịu. Đối với trẻ sơ sinh, điều trị được tập trung vào việc giảm tác hại của biến chứng.
Về phòng ngừa. Cách phòng ngừa sởi phổ biến là tiêm phòng vắc xin tam liên. Mũi đầu tiên thực hiện lúc trẻ được 12 đến 15 tháng tuổi. Mũi tiêm nhắc lại có thể thực hiện lúc trẻ được 4 đến 6 tuổi tuy nhiên cũng có thể tiêm nhắc vào bất cứ lúc nào sau mũi thứ nhất bốn tuần. Còn lại, Rubella được phòng ngừa khá hiệu quả bởi vắc xin dòng RA 27/3 và Cendehill.

Về phòng ngừa. Cách phòng ngừa sởi phổ biến là tiêm phòng vắc xin tam liên. Mũi đầu tiên thực hiện lúc trẻ được 12 đến 15 tháng tuổi. Mũi tiêm nhắc lại có thể thực hiện lúc trẻ được 4 đến 6 tuổi tuy nhiên cũng có thể tiêm nhắc vào bất cứ lúc nào sau mũi thứ nhất bốn tuần. Còn lại, Rubella được phòng ngừa khá hiệu quả bởi vắc xin dòng RA 27/3 và Cendehill.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Trào lưu dùng sữa hạt gần đây đã càn quét mọi ngóc ngách khiến chị em mê mệt ngay cả những người nổi tiếng cũng liên tục chia sẻ những bí quyết để ngày càng trẻ đẹp với loại thực phẩm đặc biệt này.
Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

(Kiến Thức) - Mang thai là một hành trình đầy hạnh phúc nhưng cũng đầy nhọc nhằn của mẹ. Mẹ sẽ phải xoay xở với hàng ngàn câu hỏi, băn khoăn, đặc biệt là khi mang thai lần đầu. Nhưng với sự hỗ trợ của công cụ này, mẹ sẽ an tâm rằng mọi vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng thai kỳ đều đã có lời giải đáp.