Fusion Suites Sài Gòn muốn thoái sạch vốn tại Chứng khoán Everest

Hiện giá cổ phiếu EVS giao dịch quanh mốc 9.000 đồng/cp, ước tính số cổ phiếu đăng ký giao dịch của cổ đông lớn nhất tại Chứng khoán Everest có giá trị gần 290 tỷ đồng.

CTCP Khách sạn Fusion Suites Sài Gòn đăng ký bán toàn bộ 32 triệu cổ phiếu EVS của Chứng khoán Everest, tương đương 19,42% vốn.

Theo đăng ký giao dịch, Khách sạn Fusion Suites Sài Gòn muốn bán toàn bộ cổ phiếu EVS để tăng vốn lưu động. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 5/12 đến 29/12 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Hiện giá cổ phiếu EVS giao dịch quanh mốc 9.000 đồng/cp, ước tính số cổ phiếu đăng ký giao dịch của cổ đông lớn nhất tại Chứng khoán Everest có giá trị gần 290 tỷ đồng.

Khách sạn Fusion Suites Sài Gòn là cổ đông lớn nhất của Chứng khoán Everest và có liên quan đến ông Nguyễn Xuân Hà, Thành viên HĐQT của công ty. Ông Nguyễn Xuân Hà hiện nắm trên 10% số cổ phần có quyền biểu quyết tại Khách sạn Fusion Suites Sài Gòn nhưng không nắm giữ cổ phiếu EVS. 

Fusion Suites Sai Gon muon thoai sach von tai Chung khoan Everest
 Khách sạn Fusion Suites Sài Gòn bán gần 20% vốn EVS.
Thông tin thêm về Khách sạn Fusion Suites Sài Gòn, tiền thân của công ty là Công ty TNHH MTV Trường An Phát Hospitality Sài Gòn.
Công ty đã phát triển dự án khách sạn 4 sao mang thương hiệu Fusion Suites tại lô đất 3-3A-3B-5 Sương Nguyệt Ánh. Đây là một trong những bất động sản được Ngân hàng Quốc dân (NCB) dưới thời ông Đặng Thành Tâm mua vào đầu những năm 2010.
Tháng 2/2019, Khách sạn Fusion Suites Sài Gòn nâng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên 700 tỷ đồng với cơ cấu cổ đông gồm Công ty TNHH Đầu tư Trương An Phát (12,5%), ông Phạm Hồng Hà (14,286%), bà Trần Cẩm Tú (14,286%), ông Nguyễn Hồng Tuấn (30,357%), ông Nguyễn Xuân Hà (14,286%) và bà Nguyễn Thảo Phương (14,286%). Nhiều cổ đông trên có liên quan đến những doanh nghiệp nhóm Gami.

Quảng Ngãi: Thực trạng loạt DN cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước

Tại Quảng Ngãi, doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa là Cty Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh dịch vụ Quảng Ngãi (QISC); doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện thoái vốn gồm: Cty Thanh niên xung phong Quảng Ngãi và Cty Sơn Mỹ Quảng Ngãi.

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các đơn vị liên quan về tình hình cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước trên địa bàn tỉnh đến quý I/2023.
Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa là Công ty TNHH MTV Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh dịch vụ Quảng Ngãi (QISC); doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc tỉnh Quảng Ngãi quản lý thực hiện thoái vốn gồm: Công ty CP Thanh niên xung phong Quảng Ngãi và Công ty CP Sơn Mỹ Quảng Ngãi.

LPBank chuẩn bị phát hành 1,13 tỷ cổ phiếu: Vợ Phó Tổng thoái vốn

Người thân lãnh đạo Ngân hàng Liên Việt đã thoái vốn khỏi LPB trong bối cảnh nhà băng này đang lên kế hoạch phát hành tới 1,13 tỷ cổ phiếu mà VNPost lại thoái vốn bất thành.

Trong thời gian từ ngày 21/4/ đến 9/5, bà Phạm Thị Thanh Thủy, vợ Phó Chủ tịch kiêm Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, HoSE: LPB) Bùi Thái Hà đã bán được hơn 2,23 triệu cổ phiếu LPB.
Trên thị trường, cổ phiếu LPB đang giao dịch trong phiên sáng ngày 22/5 quanh mốc 14.000 đồng/cổ phiếu, ghi nhận mức tăng gần 3% trong vòng 1 tháng qua. Thanh khoản cũng khá sôi động khi bình quân gần 8 triệu đơn vị được sang tay mỗi phiên. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.