F-35B “báo hại” TQLC Mỹ phải dùng chiến đấu cơ cũ

F-35B “báo hại” TQLC Mỹ phải dùng chiến đấu cơ cũ

(Kiến Thức) - Sự chậm chễ của chương trình F-35B đã buộc Thủy quân Lục chiến Mỹ phải dùng lại các máy bay chiến đấu F/A-18 đã đưa vào nghĩa địa. 

Theo Fox News, Thủy quân Lục chiến Mỹ buộc phải tái sử dụng các máy bay chiến đấu cũ nằm trong "nghĩa địa" ở bang Azirona, nguyên do vì chương trình F-35 bị trì hoãn kéo dài gây ảnh hưởng sức chiến đấu cho USMC trong tương lai gần.
Theo Fox News, Thủy quân Lục chiến Mỹ buộc phải tái sử dụng các máy bay chiến đấu cũ nằm trong "nghĩa địa" ở bang Azirona, nguyên do vì chương trình F-35 bị trì hoãn kéo dài gây ảnh hưởng sức chiến đấu cho USMC trong tương lai gần.
Cũng theo Fox News, nhà sản xuất máy bay Boeing đang tân trang lại các  máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet cho Thủy quân Lục chiến Mỹ, thay vì chọn F/A-18E/F Super Hornets vì giá thành đắt đỏ.
Cũng theo Fox News, nhà sản xuất máy bay Boeing đang tân trang lại các máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet cho Thủy quân Lục chiến Mỹ, thay vì chọn F/A-18E/F Super Hornets vì giá thành đắt đỏ.
"Nhìn lại, đấy là một sai lầm với USMC vì đã không mua chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet, nhưng chỉ vì những chương trình F-35 chậm chễ kéo dài và gặp vấn đề sản xuất", ông Omar Lamrani - nhà phân tích quân sự thuộc công ty tình báo toàn cầu Strafor.
"Nhìn lại, đấy là một sai lầm với USMC vì đã không mua chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet, nhưng chỉ vì những chương trình F-35 chậm chễ kéo dài và gặp vấn đề sản xuất", ông Omar Lamrani - nhà phân tích quân sự thuộc công ty tình báo toàn cầu Strafor.
Theo các phương tiện truyền thông, 30 chiếc chiến đấu cơ F/A-18 Hornet được lưu giữ tại căn cứ không quân Davis-Mothan, bang Arizona sẽ được cải tiến lên tiêu chuẩn "C+" theo hợp đồng đã ký giữa Boeing và USMC trong năm 2014.
Theo các phương tiện truyền thông, 30 chiếc chiến đấu cơ F/A-18 Hornet được lưu giữ tại căn cứ không quân Davis-Mothan, bang Arizona sẽ được cải tiến lên tiêu chuẩn "C+" theo hợp đồng đã ký giữa Boeing và USMC trong năm 2014.
Theo một số thống kê, trong số 276 chiếc chiến đấu cơ của USMC, chỉ có 30% trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, trong khi các quân đoàn USMC cần ít nhất 56% sẵn sàng chiến đấu.
Theo một số thống kê, trong số 276 chiếc chiến đấu cơ của USMC, chỉ có 30% trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, trong khi các quân đoàn USMC cần ít nhất 56% sẵn sàng chiến đấu.
F/A-18C là thế hệ 2 của dòng tiêm kích trên tàu sân bay F/A-18 do Tập đoàn Boeing phát triển cho Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ (USMC). Phiên bản này bắt đầu sản xuất từ năm 1987, chiếc F/A-18C cuối cùng được bàn giao cho USMC vào năm 2000.
F/A-18C là thế hệ 2 của dòng tiêm kích trên tàu sân bay F/A-18 do Tập đoàn Boeing phát triển cho Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ (USMC). Phiên bản này bắt đầu sản xuất từ năm 1987, chiếc F/A-18C cuối cùng được bàn giao cho USMC vào năm 2000.
Sự khác biệt lớn nhất giữa F/A-18C với F/A-18E nằm ở cửa hút không khí, trong khi trên F-18C hai cửa hút có hình oval thì F/A-18E dùng kiểu góc cạnh, giống chữ nhật.
Sự khác biệt lớn nhất giữa F/A-18C với F/A-18E nằm ở cửa hút không khí, trong khi trên F-18C hai cửa hút có hình oval thì F/A-18E dùng kiểu góc cạnh, giống chữ nhật.
F/A-18C thiết kế chủ yếu cho vai trò hộ tống, bảo vệ hạm đội, chế áp lực lượng phòng không đối phương (SEAD), ngăn chặn tiếp tế trên không, hỗ trợ gần trên không và trinh sát. Độ tin cậy và linh hoạt của máy bay khiến nó trở thành loại vũ khí đáng giá trên tàu sân bay, dù máy bay này từng bị chỉ trích vì có tầm hoạt động và tải trọng kém so với những loại máy bay cùng thời. Tới phiên bản F/A-18E/F thì những nhược điểm này đã được khắc phục.
F/A-18C thiết kế chủ yếu cho vai trò hộ tống, bảo vệ hạm đội, chế áp lực lượng phòng không đối phương (SEAD), ngăn chặn tiếp tế trên không, hỗ trợ gần trên không và trinh sát. Độ tin cậy và linh hoạt của máy bay khiến nó trở thành loại vũ khí đáng giá trên tàu sân bay, dù máy bay này từng bị chỉ trích vì có tầm hoạt động và tải trọng kém so với những loại máy bay cùng thời. Tới phiên bản F/A-18E/F thì những nhược điểm này đã được khắc phục.
Tiêm kích hạm F/A-18C trang bị cặp động cơ F404-GE-402 cung cấp lực đẩy khô 48,9kN/chiếc và tới 79,2kN/chiếc khi đốt phụ cho tốc độ bay tối đa Mach 1,8 tức 1.915km/h ở trần bay 12.190m, tốc độ tối đa ở độ cao thấp là Mach 1,2 tức 1.473km/h.
Tiêm kích hạm F/A-18C trang bị cặp động cơ F404-GE-402 cung cấp lực đẩy khô 48,9kN/chiếc và tới 79,2kN/chiếc khi đốt phụ cho tốc độ bay tối đa Mach 1,8 tức 1.915km/h ở trần bay 12.190m, tốc độ tối đa ở độ cao thấp là Mach 1,2 tức 1.473km/h.
Trong nhiệm vụ bay tuần tra không phận với hai quả tên lửa không đối không AIM-9 thì tầm bay F/A-18 có thể đạt tới 2.000km, nhưng trong nhiệm vụ không chiến mang đầy đủ vũ khí thì bán kính tác chiến chỉ còn khoảng 740km, tầm bay cực đại 3.330km nếu mang các bình dầu phụ treo ngoài, không mang vũ khí, trần bay tối đa đạt 15,2km.
Trong nhiệm vụ bay tuần tra không phận với hai quả tên lửa không đối không AIM-9 thì tầm bay F/A-18 có thể đạt tới 2.000km, nhưng trong nhiệm vụ không chiến mang đầy đủ vũ khí thì bán kính tác chiến chỉ còn khoảng 740km, tầm bay cực đại 3.330km nếu mang các bình dầu phụ treo ngoài, không mang vũ khí, trần bay tối đa đạt 15,2km.
F/A-18C trang bị radar điều khiển hỏa lực AN/APG-73 (phiên bản cải tiến của APG-65 trang bị trên F/A-18A/B đời đầu) có chế độ không đối không, không đối đất. Ngoài ra so với phiên bản A/B thì F/A-18C còn được cải tiến khả năng tấn công ban đêm, trang bị thêm pod định vị ảnh nhiệt AN/AAR-50, pod định vị mục tiêu nhìn trước AN/AAS-38 NITE Hawk, kính ngắm đêm, hai màn hình màu đa năng và bản đồ màu...
F/A-18C trang bị radar điều khiển hỏa lực AN/APG-73 (phiên bản cải tiến của APG-65 trang bị trên F/A-18A/B đời đầu) có chế độ không đối không, không đối đất. Ngoài ra so với phiên bản A/B thì F/A-18C còn được cải tiến khả năng tấn công ban đêm, trang bị thêm pod định vị ảnh nhiệt AN/AAR-50, pod định vị mục tiêu nhìn trước AN/AAS-38 NITE Hawk, kính ngắm đêm, hai màn hình màu đa năng và bản đồ màu...
Về hỏa lực, phiên bản F/A-18C có thể sử dụng các loại tên lửa không đối không tầm xa AIM-120, tên lửa không đối đất AGM-65 và tên lửa hành trình chống hạm AGM-84 Harpoon. Các cải tiến trên tiêu chuẩn C+ có thể cho phép nó mang phóng tên lửa hành trình thế hệ mới như JASSM, bom liệng JSOW.
Về hỏa lực, phiên bản F/A-18C có thể sử dụng các loại tên lửa không đối không tầm xa AIM-120, tên lửa không đối đất AGM-65 và tên lửa hành trình chống hạm AGM-84 Harpoon. Các cải tiến trên tiêu chuẩn C+ có thể cho phép nó mang phóng tên lửa hành trình thế hệ mới như JASSM, bom liệng JSOW.

GALLERY MỚI NHẤT