F-35 “cháy hàng”, nhà thầu Lockheed Martin “bội thu” 140 tỷ USD

Nhà thầu quốc phòng lớn nhất thế giới đạt doanh thu kỷ lục 140 tỷ USD trong năm 2019, nhưng lo ngại tăng trưởng chậm lại trong những năm tới.

Lockheed Martin, nhà thầu quốc phòng lớn nhất thế giới, hy vọng giá trị các đơn hàng quốc phòng sẽ đạt mức kỷ lục 140 tỷ USD vào cuối năm, cho thấy mức độ phục hồi của các nhà thầu quốc phòng Mỹ trước áp lực ngân sách trong nước và bất ổn chính trị, Wall Street Journal cho biết.
Tuy vậy, Lockheed Martin dự báo tăng trưởng sẽ chậm lại vào năm tới.
Lầu Năm Góc đang xem xét gói ngân sách mới, tạm thời đóng băng tài trợ và ngăn chặn việc ra mắt một số chương trình mới. Đại diện Lockheed Martin cho biết các hợp đồng mà tập đoàn giành về gần đây nằm trong lĩnh vực tên lửa siêu thanh, radar cung cấp chức năng dài hạn trong tương lai.
F-35 “chay hang”, nha thau Lockheed Martin “boi thu” 140 ty USD
Các hợp đồng sản xuất F-35 cho quân đội Mỹ và khách hàng nước ngoài giúp Lockheed Martin đạt doanh số kỷ lục. Ảnh: Không quân Mỹ.
Các công ty quốc phòng Mỹ đang hưởng lợi từ việc tăng ngân sách quốc phòng trong 2 năm qua, nhưng các nhà đầu tư vẫn lo ngại về tình trạng bế tắc ngân sách trong nước, cũng như kết quả bầu cử tổng thống tiếp theo.
Lockheed Martin có kế hoạch xuất xưởng 140 chiếc chiến đấu cơ F-35 vào năm tới. Một thỏa thuận cuối cùng để bán hơn 400 máy bay trị giá 35 tỷ USD sẽ được ký kết vào tuần tới. Đây có thể là hợp đồng quân sự lớn nhất của tập đoàn từng được ký kết.
Ken Possenriede, Giám đốc Tài chính của Lockheed Martin, cho biết triển vọng làm ăn của công ty con, nhà sản xuất trực thăng Sikorsky, đã được cải thiện. Đơn vị này từng là rào cản cho tập đoàn trong những quý gần đây, vì sự sụt giảm nhu cầu trực thăng thương mại. Sikorsky đang chế tạo phi đội trực thăng mới cho tổng thống, cũng như trực thăng mới cho không quân và hải quân.
Ông Possenriede nói trong một cuộc phỏng vấn rằng nhân sự vẫn là một trong những thách thức lớn, dù lỗ hổng trong bảo mật thông tin đã làm rung chuyển ngành công nghiệp quốc phòng những năm gần đây đang được cải thiện.
Bình luận của ông Possenriede được đưa ra sau khi Lockheed Martin báo cáo lợi nhuận hàng quý và đưa ra dự báo cho cả năm. Triển vọng ban đầu của năm 2020 có vẻ thấp hơn kỳ vọng của các nhà phân tích.
Lợi nhuận trong tháng 9 đã tăng lên 1,6 tỷ USD so với 1,4 tỷ USD của năm ngoái. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu tăng lên 5,7 USD so với 5,1 USD cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự báo 5 USD của các nhà phân tích.

Những hình ảnh đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại Việt Nam

Chiều 24/1, sau khi xuống sân bay Nội Bài, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đến thăm Cơ quan Tìm kiếm tù binh và người Mỹ mất tích thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ tại Hà Nội.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis chiều 24/1 bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch.
 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis chiều 24/1 bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch.

Soi “nội tạng” của một trong những cơ quan quốc phòng bí mật nhất Nhật Bản

(Kiến Thức) - Trong ngày "Open Door Day" được tổ chức hồi đầu tháng 10/2018, người dân Nhật Bản có cơ hội khám phá một trong những cơ quan quốc phòng bí mật nhất nước này. 

Soi “noi tang” cua mot trong nhung co quan quoc phong bi mat nhat Nhat Ban
Đó là viện nghiên cứu của Cục hậu cần kỹ thuật quốc phòng (ALTA) trực thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản. ALTA được giao nhiều nhiệm vụ từ việc mua sắm trang bị tới việc quản lý nghiên cứu, phát triển, trang bị, bảo dưỡng… các loại vũ khí khí tài hiện đại trong Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF). Nguồn ảnh: bmpd 

Tổng cục Công nghiệp quốc phòng triển khai nhiệm vụ năm 2019

Ngày 18/1, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ quân sự quốc phòng và CTĐ,CTCT năm 2019. Thượng tướng Bế Xuân Trường, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2018 cho biết: Năm qua, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (TCCNQP) đã tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, trong đó nổi bật là: Hoàn thành quy hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp tên lửa; quy hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng (CNQP) và kế hoạch triển khai đến năm 2020 Đề án Đẩy mạnh phát triển CNQP, AN; hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp theo cơ chế mới về đặt hàng sản xuất quốc phòng, qua đó chất lượng sản phẩm quốc phòng được duy trì và nâng cao; sản xuất kinh tế được đẩy mạnh.
Thực hiện xây dựng Tổng cục vững mạnh về tổ chức biên chế, huấn luyện, đào tạo, xây dựng nền nếp chính quy và quản lý kỷ luật. Thực hiện có hiệu quả các nội dung hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Việt Nam nghiên cứu, chế tạo.

Đọc nhiều nhất

Tin mới