EVN thoái vốn, tỷ phú Vũ Văn Tiền bành trướng ở ABBank

Việc các ông chủ DN tham gia vào hệ thống tài chính theo các chuyên gia là một trong những rào cản trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, làm gia tăng nợ xấu.

EVN thoái vốn, tỷ phú Vũ Văn Tiền bành trướng ở ABBank
EVN thoái vốn “êm” tại ngân hàng An Bình (ABBank), nhưng điều bất ngờ là ông chủ đối tác mua lại phần vốn này của EVN lại chính là ông chủ của ABBank.
Theo thông tin của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đơn vị này vừa bán thành công 25,2 triệu cổ phần, tương đương 5,25% vốn ABBank cho Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco), đưa Geleximco trở thành cổ đông nắm lượng lớn cổ phần của ABBank. Giá chuyển nhượng là 10.000 đồng/cổ phiếu, bằng giá gốc và giúp EVN thu về 252 tỷ đồng.
Trước khi chuyển nhượng, EVN nắm giữ 102 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 21,27% vốn của ABBank. Sau khi chuyển nhượng, EVN nắm giữ gần 76,9 triệu cổ phần ABBank, tương đương 16,02% vốn điều lệ và vẫn là cổ đông lớn nhất tại ABBank.
Ông Vũ Văn Tiền.
 Ông Vũ Văn Tiền. 
Việc thoái vốn của EVN tại ABBank nhằm thực hiện lộ trình đến hết năm 2015, EVN phải hoàn thành việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành, cụ thể là tại ABBank cũng như tại các công ty thuộc các lĩnh vực bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán nói chung.
Geleximco sau khi nhận chuyển nhượng sẽ tăng tỷ lệ nắm giữ lên gần 13% (theo số liệu tại báo cáo tình hình quản trị 6 tháng đầu năm 2013 của ABBank, Geleximco trước giao dịch nắm giữ hơn 37,1 triệu cổ phiếu, tương ứng 7,74 vốn tại ABBank).
Điều đáng nói là ông Vũ Văn Tiền, chủ tịch ABBank cũng đang là chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Geleximco.
Tại ABBank, ông Tiền chỉ nắm giữ 0,37% cổ phần nhưng nhóm nhà đầu tư cá nhân có liên quan tới ông Tiền (gồm vợ, em trai, em dâu, em gái, em rể) nắm giữ hơn 8,48% cổ phần tại ABBank.
Ngoài các cổ đông trong nước, ABBank còn có 2 cổ đông nước ngoài là ngân hàng Maybank của Malaysia với tỷ lệ sở hữu 20% và tổ chức tài chính Quốc tế (IFC) thuộc ngân hàng Thế giới với 10%. Như vậy, cổ đông chiến lược nước ngoài Maybank hiện là cổ đông lớn nhất của ABBank.
Đứng sau Maybank là EVN (16%), Geleximco (13%). Tuy nhiên, ông Vũ Văn Tiền cũng là “ông chủ” của Geleximco nên nếu tính chung lại, số cổ phần có liên quan tới vị đại gia này tại ABBank hiện đang lớn nhất.
Đặc biệt, nhiều đơn vị thành viên của Geleximco có sự gắn kết chặt chẽ với thương hiệu “An Bình” như công ty chứng khoán An Bình (ABS), Công ty cổ phần Bất động sản An Bình (ABLand), Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Tài chính An Bình (ABFG), Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán An Bình và nổi bật nhất là Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình (ABBank).
Tại thời điểm 30/06/2013, nhóm cổ đông liên quan đến Geleximco sở hữu hơn 85.8 triệu cổ phiếu ABBank, tương ứng tỷ lệ 17.88%, trong đó Geleximco sở hữu 7.74%. Bản thân ông Tiền chỉ nắm 0.37% nhưng người thân của ông và những công ty do ông đứng đầu sở hữu gần 18% vốn điều lệ của ngân hàng này.
Theo kế hoạch, từ nay đến hết năm 2015, EVN sẽ tiếp tục thoái toàn bộ vốn tại ABBank theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thoái vốn khỏi các lĩnh vực ngoài ngành của doanh nghiệp nhà nước.
Cũng theo đó, lợi thế về khả năng chi phối tại ABBank đang nghiêng hẳn về Tập đoàn Geleximco – tổ chức tham gia lâu nhất và có nhiều quan hệ (thông qua cá nhân hay tổ chức) nhất tại ABBank.
Việc các ông chủ doanh nghiệp tham gia vào hệ thống tài chính theo các chuyên gia kinh tế chính là một trong những rào cản trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và gia tăng nợ xấu.
TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho hay: “Chúng tôi đã đề nghị Thủ tướng cần có lựa chọn, giải pháp khác mạnh hơn để dứt khoát đưa các ông chủ doanh nghiệp ra khỏi hệ thống tài chính. Tới đây, một số ngân hàng sẽ bị xử lý theo hướng này, nhằm tránh tổn thất dài hạn cũng như cú sốc ngắn hạn cho chủ trương tái cơ cấu của chúng ta”.
Ông Nghĩa cũng cho hay, một trong những nguyên nhân cản trở tái cơ cấu ngân hàng là vấn đề sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng vẫn chưa được hạn chế và kiểm soát hiệu quả.
“Tình trạng các ông chủ ngân hàng đồng thời cũng là chủ nợ là thách thức lớn nhất trong xử lý nợ xấu hiện nay. Khi tái cơ cấu, xử lý nợ, chính các ông chủ này dùng nhiều chiêu trò để biến nợ ngắn hạn thành nợ dài hạn, làm vô hiệu hóa lợi ích của các cổ đông nhỏ…”, ông Nghĩa cho hay.
TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cũng cho biết, nhiều quốc gia trên thế giới có quy định nhằm hạn chế xung đột lợi ích giữa các cổ đông lớn của ngân hàng và các doanh nghiệp sân sau, song vẫn có tình trạng lách luật. Ở Việt Nam, tình trạng này còn nan giải hơn, do Việt Nam có rất ít kinh nghiệm trong quản lý sở hữu chéo.
Trên thực tế, tại Việt Nam, sở hữu chéo không chỉ xuất phát từ nguyên nhân thiếu kinh nghiệm quản lý, mà còn do yếu tố lịch sử để lại. Vì vậy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình vẫn cho rằng, việc xử lý sở hữu chéo cần được thực hiện kiên quyết, nhưng phải theo lộ trình phù hợp để đảm bảo an toàn hệ thống.
ABBank được thành lập vào ngày 13/05/1993, với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Thương mại cổ phần Nông thôn An Bình. Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBank bao gồm nhóm khách hàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng cá nhân và đặc biệt là nhóm khách hàng điện lực.

EVN lỗ nặng vì "quẳng tiền" vào những đâu?

(Kiến Thức) - Ngoài ngành nghề chính là sản xuất và kinh doanh điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) còn rải tiền ở rất nhiều lĩnh vực khác.

EVN lỗ nặng vì "quẳng tiền" vào những đâu?

Thông tin mà Thanh tra Chính phủ vừa đưa ra về con số thua lỗ của EVN khiến dư luận choáng váng. Cụ thể, theo kết luận thanh tra, tính hết năm 2011, công ty mẹ EVN đã đầu tư ngoài ngành trên 121.000 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ của công ty mẹ chỉ có gần 77.000 tỷ đồng. Việc EVN đầu tư ra ngoài ngành vượt vốn điều lệ hơn 45.000 tỷ đồng đã vi phạm quy định của Bộ Tài chính. Đáng chú ý, mặc dù đầu tư ra ngoài cả trăm nghìn tỷ đồng nhưng EVN không thu được đồng lãi nào mà còn lỗ đến 2.195 tỷ đồng. Những con số này cho thấy việc đầu tư ngoài ngành của EVN không hề mang lại hiệu quả, thậm chí còn "biếu không" các đơn vị khác cả chục nghìn tỷ đồng, báo Tuổi Trẻ đưa tin.

EVN rút êm khỏi ngân hàng An Bình

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, đã chuyển nhượng thành công 25,2 triệu cổ phiếu tại ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình (ABBank).

EVN rút êm khỏi ngân hàng An Bình
Theo đó, vào đầu tháng 7/2013, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã chính thức đăng tải hoạt động đấu giá công khai, bán cổ phần theo lô lớn ra công chúng của EVN đối với 25,2 triệu cổ phiếu tại ABBank với mức giá khởi điểm 10.000 đồng/CP cho nhà đầu tư là tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân trong nước.

Phu nhân Thủ tướng Hun Sen thăm quan Tràng Tiền Plaza

(Kiến Thức) - Chiều qua, Phu nhân của Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã cùng đoàn đi thăm quan và mua sắm tại Tràng Tiền Plaza. 

Phu nhân Thủ tướng Hun Sen thăm quan Tràng Tiền Plaza
Sự có mặt của Phu nhân Thủ tướng Campuchia Hun Sen là niềm vinh hạnh của trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza. Lãnh đạo của Tràng Tiền Plaza là ông Bae Kang Woo – Tổng quản lý đã ra chào và đón tiếp phu nhân.

Sự có mặt của Phu nhân Thủ tướng Campuchia Hun Sen là niềm vinh hạnh của trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza. Lãnh đạo của Tràng Tiền Plaza là ông Bae Kang Woo – Tổng quản lý đã ra chào và đón tiếp phu nhân.

Đọc nhiều nhất

Tin mới