EVN điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần, chuyên gia nói gì?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có gửi văn bản góp ý góp ý vào dự thảo quyết định thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng, đồng tình phương án 3 tháng điều chỉnh giá điện một lần.

EVN điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần, chuyên gia nói gì?
Đồng tình phương án điều chỉnh
Cụ thể, Văn bản của EVN nêu: Trên cơ sở Dự thảo Quyết định đính kèm Công văn số 4583/BCT-ĐTĐL ngày 13/7/2023 của Bộ Công Thương, các nội dung đã trao đổi và thống nhất tại cuộc họp ngày 7/8 giữa Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) và EVN, tập đoàn thống nhất với nội dung dự thảo quyết định sau khi hiệu chỉnh như bản đính kèm.
Khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh giảm. Khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng đồng thời EVN lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát. Thẩm quyền điều chỉnh tăng giá sẽ căn cứ vào mức độ tăng của giá bán điện bình quân.
Nếu giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, Bộ Công Thương sẽ có thẩm quyền quyết định khi nhận đủ hồ sơ phương án giá của EVN. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá của EVN, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để EVN triển khai thực hiện.
Ngoài ra, EVN cũng thống nhất với các quy định liên quan đến việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện hằng năm. Cụ thể, dự thảo nêu rõ EVN có trách nhiệm gửi Bộ Công Thương báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện đã được kiểm toán; báo cáo tài chính của EVN và các đơn vị thành viên đã được kiểm toán độc lập, công bố công khai.
Tuy nhiên, một trong những quy định được EVN đề xuất sửa đổi khác với phương án của Bộ Công Thương là phương pháp lập giá bán điện bình quân.
Tại dự thảo, Bộ Công Thương quy định giá bán lẻ điện bình quân năm được lập trên cơ sở chi phí của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành, chi phí khác được phân bổ và chỉ bao gồm những chi phí phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, cung ứng điện, lợi nhuận định mức của EVN để đảm bảo khả năng vận hành, cung ứng điện.
Tuy nhiên, trong bản dự thảo được hiệu chỉnh, EVN đề xuất sửa đổi chi phí khâu “truyền tải điện” là chi phí “mua các dịch vụ truyền tải điện”; bổ sung thêm chi phí “điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực”.
Trên cơ sở đó, trong tổ chức thực hiện EVN đề nghị Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn EVN việc tính toán giá bán điện bình quân và các thành phần chi phí như đã nêu trên.
EVN dieu chinh gia dien 3 thang/lan, chuyen gia noi gi?
 
Cần công khai minh bạch
Chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình cho rằng, tuy đề xuất thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện 3 tháng là theo đúng cơ chế thị trường, nhưng hiện Quyết định 24 của Chính phủ ban hành từ năm 2017 cho phép thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 6 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất cũng chưa thực hiện được vì Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không dám tự điều chỉnh giá điện.
Về mặt thị trường điện, trong khối ASEAN, số quốc gia điều chỉnh giá điện từ 3-4 tháng chiếm số lượng nhiều nhất. Điều chỉnh giá điện 3 tháng cũng được, nhưng vấn đề đặt ra là phải làm sao để công khai, minh bạch, tránh tình trạng lạm quyền.
Để làm được điều đó, theo tôi, phương án tốt nhất là Việt Nam nên thành lập Hội đồng năng lượng độc lập, ngoài EVN nhằm đánh giá giá nhiên liệu đầu vào để điều chỉnh đầu ra.
Vị chuyên gia này cho rằng, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương nên làm việc, mời thêm những chuyên gia đầu ngành về năng lượng và giá do Chính phủ chỉ định, để quyết định việc điều chỉnh giá điện. Trường hợp, nếu giá than biến động mạnh thì có thể điều chỉnh 3 tháng một lần, còn không thì điều chỉnh 6 tháng 1 lần để tránh giật cục. 
PGS.TS kinh tế Đinh Trọng Thịnh - giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho biết, hiện nay thị trường phân phối điện ở Việt Nam vẫn là thị trường độc quyền. Mặc dù có 7 đầu mối kinh doanh điện, nhưng cuối cùng thẩm quyền phân phối điện vẫn nằm trong tay EVN.
"Với tính độc quyền như vậy, việc tính toán giá thành cho các yếu tố đầu ra, đầu vào, lương thưởng... vẫn chưa công khai, minh bạch. Do vậy, nếu giao thẩm quyền cho EVN cứ 3 tháng 1 lần được điều chỉnh giá điện thì cần phải thận trọng trong việc xem xét", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho hay.
GS.TS Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ khi sửa đổi Luật Điện lực. Tuy nhiên, GS Trần Đình Long lưu ý, điều đầu tiên là phải tránh độc quyền bán buôn, bán lẻ điện. Do đó, cần phải có ngay thị trường điện cạnh tranh. Thị trường điện cạnh tranh có 3 khâu quan trọng: Phát điện, bán buôn và bán lẻ.
Để có thị trường bán buôn điện cạnh tranh đúng nghĩa, cần có sự xuất hiện của những doanh nghiệp, công ty mua bán điện ngoài EVN để tham gia cạnh tranh.

Thiếu điện, EVN lấy nguồn nào để bổ sung?

Để đảm bảo nguồn điện bổ sung, EVN đã đàm phán ký kết với nhiều nhà máy điện như: Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Nhà máy thủy điện Sông Lô 7, Nhà máy thủy điện Nậm Củm 3 hay các nhà máy thủy điện Lào.

Thiếu điện, EVN lấy nguồn nào để bổ sung?

Không còn điện dự phòng

Thời gian vừa qua, tình trạng nắng nóng, hạn hán, thiếu nước đã làm cho các hồ thủy điện ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng điện đang có xu hướng tăng cao, đặc biệt vào cao điểm mùa nắng nóng. Áp lực cung ứng điện đã, đang và sẽ tiếp tục đặt nặng lên các nhà máy nhiệt điện than, khí…

Chưa thấy làm rõ nguyên nhân EVN lỗ hơn 26.000 tỷ

Trong các báo cáo, EVN đều khẳng định liên tục thua lỗ. Tuy nhiên, khoản lỗ hơn 26 nghìn tỷ đồng năm 2022 của EVN chưa thấy làm rõ nguyên nhân, giải pháp cụ thể.

Chưa thấy làm rõ nguyên nhân EVN lỗ hơn 26.000 tỷ
Sáng 25/5, Quốc hội thảo luận ở tổ, cho ý kiến về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
8 lần tăng giá điện nhưng tiếp tục báo lỗ

Cứ hè đến là thiếu điện, trách nhiệm EVN ở đâu?

Kinh doanh thua lỗ khiến EVN phải tăng giá điện, trong khi đó tình trạng thiếu điện vẫn thường xuyên xảy ra khiến EVN phải nhập khẩu, kêu gọi người dân tiết kiệm điện, nhưng còn hàng nghìn MW điện tái tạo chưa thể vận hành thương mại.

Cứ hè đến là thiếu điện, trách nhiệm EVN ở đâu?

Vì đâu thiếu điện?

Mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thông báo hệ thống điện không còn công suất dự phòng, dự báo cả nước có nguy cơ thiếu điện, trong khi đó, nhu cầu sử dụng điện đang có xu hướng tăng cao, đặc biệt vào cao điểm mùa nắng nóng (tháng 5, 6, 7).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.