EU run rẩy chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Ba Lan

(Kiến Thức) - Sau vòng đầu tiên, Liên minh Châu Âu đang run rẩy chờ đợi kết quả cuộc bầu cử tổng thống Ba Lan vòng hai tổ chức hôm nay (24/5/2015).

EU run rẩy chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Ba Lan
Từ lâu, Ba Lan vốn là một “hòn đảo ổn định” trong khu vực Trung và Đông Âu ngày càng biến động. Nhưng cuộc bầu cử tổng thống Ba Lan lần này lại phơi bày những rạn nứt sâu sắc trong tầng lớp  lãnh đạo đất nước và để ngỏ khả năng có thể kết quả bất ngờ hơn trong cuộc bầu cử quốc hội mùa thu tới.
EU run ray cho doi ket qua bau cu tong thong Ba Lan
Đương kim Tổng thống Bronislaw Komorowski bất ngờ đối mặt với một đối thủ khó khăn hơn dự kiến ở vòng hai. 
Kết quả vòng đầu của cuộc bầu cử tổng thống Ba Lan đã khiến cho ban lãnh đạo đương quyền ở Ba Lan – và cả Liên minh Châu Âu nữa – bị sốc nặng.
Được chờ đợi sẽ chiến thắng ngay từ vòng đầu, đương kim Tổng thống Bronislaw Komorowski lại bất ngờ đối mặt với một đối thủ khó khăn hơn dự kiến ở vòng hai. Ông này chỉ có một tuần để thuyết phục cử tri Ba Lan  và Liên minh Châu Âu bắt đầu cảm thấy lo lắng.
Kết quả bầu cử tổng thống vòng đầu cho thấy nhiều cử tri cảm thấy mệt mỏi với đảng Diễn đàn Công dân đã thống trị Ba Lan trong gần một thập kỷ qua.
EU run ray cho doi ket qua bau cu tong thong Ba Lan-Hinh-2
Andrzej Duda, khuôn mặt mới của đảng bảo thủ Pháp luật và Công lý.
Andrzej Duda, khuôn mặt mới của đảng bảo thủ Pháp luật và Công lý đã  đánh bại đương kim Tổng thống Komorowski ở vòng đầu.  Trong khi đó, cựu ca sĩ nhạc rock Pawel Kukiz đã khiến cho Châu Âu ngã ngửa khi giành được đến… 20% phiếu bầu. Cánh tả Ba Lan vẫn suy yếu và ứng cử viên của họ chỉ đạt được có 4,2 % phiếu bầu.
EU run ray cho doi ket qua bau cu tong thong Ba Lan-Hinh-3
Cựu ca sĩ nhạc rock Pawel Kukiz đã khiến cho Châu Âu ngã ngửa khi giành được đến… 20% phiếu bầu. 
Dưới thời Tổng thống Komorowski, đảng Diễn đàn Công dân đã theo đuổi việc tái lập quan hệ mạnh mẽ với Berlin. Đây là  nền tảng của chính sách đối ngoại Ba Lan và ngày càng quan trọng đối với Liên minh Châu Âu.
Ứng cử viên Duda và đảng bảo thủ Pháp luật và Công lý của ông này có thể tỏ ra cứng rắn với nước Nga, nhưng lại thách thức cách tiếp cận ủng hộ Liên minh Châu Âu hiện nay.  Ông Duda tìm cách sửa đổi quan hệ với Đức và giữ khoảng cách với  Brussels.
Các nhà phê bình cho rằng đương kim Tổng thống  Komorowski đã khá “lười biếng” trong cuộc vận động bầu cử tổng thống Ba Lan. Sau khi bị thua ở vòng đầu, ông  Komorowski cần thu hút lá phiếu của các cử tri đã không tham gia bầu cử, những lá  phiếu có ý nghĩa quyết định trong cuộc bầu cử tổng thống Ba Lan vòng hai. Mặc dù đã tỏ ra là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ trong hai cuộc tranh luận trên truyền hình với đối thủ Duda tuần qua, nhiều người lo sợ rằng ông Komorowski “thức tỉnh quá muộn”.
Đảng Diễn đàn Công dân đã cầm quyền ở Ba Lan từ năm 2007, nhưng đã bị suy yếu kể từ khi người sáng lập đảng là cựu Thủ tướng Donald Tusk đã rời  Warsaw đến Brussels để giữ chức Chủ tịch Hội đồng châu Âu. Dưới sự lãnh đạo của người kế vị Donald Tusk là  Ewa Kopacz, đảng Diễn đàn Công dân đã rất chật vật trong việc duy trì bản sắc của mình.
Dẫn dắt Ba Lan liên tục tăng trưởng kinh tế trong một Liên minh Châu Âu đang sa vào suy thoái, Diễn đàn Công dân hiện có tiếng nói quan trọng ở Brussels. Thế nhưng, Ba Lan thiếu chút nữa thì sa vào “kịch bản Hungary”, nơi thái độ bài ngoại và nghi ngờ Châu Âu đã trở thành trào lưu chính trị  chính thống và đe dọa các tổ chức dân chủ.  Sau 8 năm cầm quyền của đảng Diễn đàn Công dân, cử tri Ba Lan bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và muốn thay đổi.
Nhưng những lựa chọn thay thế lại rất ít ỏi.
EU run ray cho doi ket qua bau cu tong thong Ba Lan-Hinh-4
Chủ tịch đảng Pháp luật và Công lý Jaroslaw Kaczynski là cố vấn chính cho ứng cử viên tổng thống Duda.  
Nhiều người lo sợ ứng cử viên tổng thống Andrzej Duda có thể chỉ là một con rối của cựu Thủ tướng Jaroslaw Kaczynski, lãnh đạo đảng Pháp luật và Công lý.  Khi Jaroslaw Kaczynski còn là thủ tướng và người anh em sinh đôi Lech Kaczynski làm tổng thống, Ba Lan có mối quan hệ khá căng thẳng với các nước láng giềng.
Mâu thuẫn giữa hai đảng chính ở Ba Lan (đảng Diễn đàn Công dân và đảng Pháp luật và Công lý) tỏ ra sâu sắc hơn so với mâu thuẫn chính trị ở hầu hết các nước trong Liên minh Châu Âu. Mâu thuẫn này ngày càng gia tăng sau khi Ba Lan gia nhập Liên minh Châu Âu và đạt đến đỉnh điểm vụ tai nạn máy bay năm 2010 đã làm chết Tổng thống Lech Kaczynski và nhiều quan chức Ba Lan cấp cao.
Tuần trước, đương kim Tổng thống Komorowski nói rằng cử tri Ba Lan đang phải lựa chọn giữa sự “hợp lý” và “cực đoan”. Trong cuộc tranh luận đầu tiên trước kỳ bầu cử tổng thống Ba Lan vòng hai, ứng cử viên Komorowski đã cáo buộc đối thủ  Duda là người theo chủ nghĩa cực đoan. Ông viện dẫn việc ứng cử viên Duda đã hô hào cấm thụ tinh trong ống nghiệm và chỉ trích bản thân ông (Komorowski) về việc công khai xin lỗi những người Do Thái bị thảm sát tàn bạo ở Ba Lan
trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Về phần mình, ứng cử viên Duda đã cáo buộc Diễn đàn Công dân là vô trách nhiệm khi gán có các đối thủ theo chủ nghĩa cực đoan.
Giống như những nơi khác ở Châu Âu, giới trẻ Ba Lan đang rất thất vọng trước tình trạng thiếu công ăn việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp ở Ba Lan hiện ở mức trên 10% và bình quân thu nhập ở nước này vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của Liên minh Châu Âu. Tầng lớp cử tri trẻ tuổi cũng đang thất vọng trước tầng lớp lãnh đạo chính trị ngày càng “xa rời quần chúng”. Chính vì vậy, họ quay sang bỏ phiếu cho cựu ca sĩ nhạc rock Pawel Kukiz, người từng tuyên bố “sẽ mang trẻ em Ba Lan về nhà” từ Vương quốc Anh và “đòi lại Ba Lan với toàn bộ quân đội của nước này”.  
Hiện giờ, hai ứng cử viên lọt vào vòng hai là Komorowski và Duda đang tìm cách thu hút lá phiếu của các cử tri ủng hộ ứng cử viên dân túy Pawel Kukiz.
Trong khi đó,  cựu Tổng thống Ba Lan Aleksander Kwasniewski  cảnh báo: "Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần một tổng thống có kinh nghiệm, chứ không phải là một tổng thống thử nghiệm”.
Vấn đề an ninh quốc gia là một trong những chủ đề được bàn cãi trong cuộc bầu cử tổng thống Ba Lan hiện nay. Giống như ở các nước Baltic, cuộc khủng hoảng Ukraine đã tác động mạnh đến chính trường Ba Lan. Ba Lan là quốc gia duy nhất trong Liên minh Châu Âu giáp giới với cả Nga lẫn Ukraine.
Chính sách đối ngoại cũng là một trong những chủ đề chính của cuộc tranh luận Komorowski-Duda.  Đương kim Tổng thống Komorowski tái khẳng định rằng ưu tiên của ông là gắn bó với Liên minh Châu Âu và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Trong khi đó, ứng cử viên tổng thống Duda nhấn mạnh đến "chủ quyền quốc gia" và ủng hộ một cách tiếp cận khu vực hơn như hình thành một khối Trung Âu mạnh mẽ hơn.
Về phần mình, Liên bang Nga cũng tỏ ra rất quan tâm đến kết quả bầu cử tổng thống Ba Lan. Truyền hình nhà nước Nga nhận định rằng đương kim Tổng thống Komorowski thất bại vòng đầu “vì  đã ủng hộ Ukraine và chỉ trích Nga”. Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Ukraine, Ba Lan đã trở thành một quốc gia ở Châu Âu bị Điện Kremlin ghét nhất.
Nếu ứng cử viên Duda giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vòng hai, người Ba Lan sẽ thức dậy trong một đất nước khác hẳn vào tuần tới. Và Liên minh Châu Âu có thể phải xem xét lại một số kế hoạch trước đây của khối này.

Liên minh châu Âu chưa sẵn sàng tiếp nhận Ukraine

(Kiến Thức) - Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Barroso cho biết, Liên minh châu Âu (EU) chưa sẵn sàng tiếp nhận Ukraine làm thành viên khối và để ngỏ khả năng này trong tương lai.

Liên minh châu Âu chưa sẵn sàng tiếp nhận Ukraine
Vào hôm thứ 5 (27/3), ông Barroso tuyên bố, các đề xuất tiến cử Ukraine vào EU tại thời điểm này dường như chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các thành viên của khối. Điều này chỉ bởi vì “họ chưa sẵn sàng để tiếp nhận một quốc gia như Ukraine trong giai đoạn này”.
Các đại biểu Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu về tương lai của Crimea và Ukraine.
Các đại biểu Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu về tương lai của Crimea và Ukraine.
Tuy nhiên, vị chủ tịch của EU còn để ngỏ khả năng rằng, trong tương lai, việc kết nạp nước này vào khối liên minh có thể sẽ được xúc tiến. “Chúng tôi luôn khẳng định, mọi cánh cửa dành cho Ukraine vẫn luôn rộng mở. Tuy nhiên, khả năng này sẽ ở một thời điểm nào đó trong tương lai”.

Tay súng bắn tỉa ở Kiev “được huấn luyện ở Ba Lan”

Một nghị sĩ Ba Lan thừa nhận các tay súng  bắn tỉa vào cảnh sát và người biểu tình ở Quảng trường Maidan tháng 2/2014 được huấn luyện ở Ba Lan.


Tay súng bắn tỉa ở Kiev “được huấn luyện ở Ba Lan”
Báo Ba Lan Wiadomosci ngày 20/4 dẫn lời nghị sỹ Nghị viện châu Âu (EP), ứng cử viên Tổng thống Ba Lan Janusz Korwin-Mikke nói rằng các tay súng bắn tỉa vào người biểu tình tại Quảng trường Độc lập (Maidan) ở Thủ đô Kiev hồi tháng 2/2014 đã được huấn luyện ở Ba Lan.
Ông Korwin-Mikke được báo trên dẫn lời nói: "Maidan - đó là việc làm của chúng ta. Tại Nghị viện châu Âu, tôi ngồi cạnh Ngoại trưởng Estonia Urmas Paet. Trong cuộc điện đàm với nhà ngoại giao hàng đầu (của Liên minh châu Âu - EU) Catherine Ashton, ông ta thừa nhận rằng người của chúng ta đã nổ súng tại Maidan, chứ không phải người của Tổng thống Nga Vladimir Putin hay của cựu Tổng thống (Ukraine) Viktor Yanukovych”.

Mỹ làm gì để thách thức Trung Quốc ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ tính chuyện thách thức Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ phi lý ở Biển Đông, nhưng Lầu Năm Góc sẽ làm gì và như thế nào?

Mỹ làm gì để thách thức Trung Quốc ở Biển Đông?
Người ta tự hỏi nguyên do đằng sau thách thức nói trên, việc thực hiện thách thức đó được thực thi như thế nào trong thực tế và những tác động của nó là gì?
Quân đội Mỹ đã đề ra các biện pháp thách thức hoạt động cải tạo đất mà Trung Quốc đang ráo riết tiến hành ở Biển Đông. Nhiều người lo ngại rằng Bắc Kinh có thể đòi hỏi những đặc quyền cho các “hòn đảo nhân tạo” mà Trung Quốc đang bồi đắp trái phép ở Quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, những đặc quyền (như có vùng lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế EEZ và thềm lục địa…) mà các rạn san hô và bãi đá ngầm không hề có.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.