EU chỉ có hai tháng để giải quyết khủng hoảng tị nạn

(Kiến Thức) - Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk cảnh báo Liên minh Châu Âu (EU) chỉ có hai tháng để giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn.

EU chỉ có hai tháng để giải quyết khủng hoảng tị nạn
Chủ tịch Hội đồng Châu Âu (EC) Donald Tusk đưa ra một cảnh báo ảm đạm rằng EU sẽ có “không quá hai tháng” để giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn, bằng không sẽ đối mặt với sự sụp đổ của khu vực Schengen miễn thị thực.
EU chi co hai thang de giai quyet khung hoang ti nan
Chủ tịch Hội đồng Châu Âu (EC) Donald Tusk.
Phát biểu trước Nghị viện Châu Âu ở Strasbourg ngày 19/1, ông Donald   Tusk nói rằng Liên minh Châu Âu dường như không thể giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II. Được biết, Đức là nền kinh thế lớn nhất trong khối EU và là điểm đến chính của người di cư khi tới Châu Âu.
“Chúng ta không có quá hai tháng để đưa mọi việc vào tầm kiểm soát”, Chủ tịch EC Tusk phát biểu. "Cuộc họp của EC tháng Ba tới là thời điểm cuối cùng để xem chiến lược của chúng ta có hiệu quả hay không. Nếu không, chúng ta sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như sự sụp đổ của khối Schengen”, ông nói tiếp.
Cuộc họp thượng đỉnh của EC diễn ra vào ngày 17-18/3 tới sẽ chủ yếu tập trung vào cuộc khủng hoảng tị nạn và nhập cư.
Được biết, hệ thống Schengen đã tạm ngừng ở một số quốc gia như Đan Mạch, Đức và Thụy Điển. Các quốc gia này đưa ra các biện pháp kiểm soát khu vực biên giới nhằm ngăn dòng người tị nạn vào nước mình.
Chủ tịch EC Tusk nói thêm, chính phủ các nước EU đã thất bại trong việc hạn chế dòng người tị nạn và di cư đổ vào Châu Âu. Năm ngoái, hơn một triệu người đến Châu Âu và con số dường như không có dấu hiệu giảm xuống trong những tháng mùa đông.
Hy Lạp báo cáo 100 nghìn người tị nạn đã vào nước này chỉ tính riêng trong tháng 12, trong khi hàng nghìn người tị nạn bị bắt trong điều kiện thời tiết dưới 0 độ C khi họ đang cố vượt qua vùng Balkans để tới Đức.
“Hành động đơn phương đóng cửa đột ngột biên giới của các nước Châu Âu và các quốc gia EU khiến người tị nạn gặp nguy hiểm hơn khi rơi vào tay những kẻ buôn người”, cố vấn của Tổ chức Bác sĩ không biên giới, Aurelie Ponthieu, bình luận.
“Ngày càng nghiều người tị nạn tìm đến những tuyến đường buôn lậu để qua các nước Balkans”, cố vấn Ponthieu nói tiếp.
Chủ tịch EC cho biết ngày 19/1, thỏa thuận mang tính bước ngoặt với Thổ Nhĩ Kỳ vẫn mang lại hiệu quả. Theo thỏa thuận, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp nhận nhiều người tị nạn để đối lấy gói cứu trợ và việc khôi phục các cuộc đàm phán vốn đã bị trì hoãn từ lâu để trở thành thành viên EU.
Cuộc khủng hoảng tị nạn khiến các nước EU tranh cãi gay gắt. Một số quốc gia đổ lỗi cho Hy Lạp và Italy khi họ tiếp nhận quá nhiều người. Trong khi đó, Athens và Romes cho rằng, chính sách mở cửa ban đầu của Đức đã thu hút lượng người tị nạn vượt quá khả năng giải quyết.
Được biết, năm 2015, hơn 3.800 người tị nạn đã bỏ mạng trên hành trình tới Châu Âu.

Thêm ảnh nhức nhối về khủng hoảng tị nạn ở châu Âu

(Kiến Thức) - Cuộc khủng hoảng tị nạn ở châu Âu được lột tả một cách chân thực qua những bức ảnh đầy nhức nhối.

Thêm ảnh nhức nhối về khủng hoảng tị nạn ở châu Âu
Them anh nhuc nhoi ve khung hoang ti nan o chau Au
 Cuộc khủng hoảng di cư châu Âu đang là vấn đề nhức nhối làm các nhà lãnh đạo EU không khỏi bối rối. Trong lúc các chính phủ đang tích cực tìm ra biện pháp hữu hiệu để xử lý vấn đề thì nhiều thảm kịch đã xảy ra trong hành trình chạy tị nạn của những người di cư vốn chủ yếu tới từ vùng Trung Đông, châu Phi. Ảnh: Những người di cư nằm ngủ ở ngay đường ray tàu trong lúc chờ cơ hội vượt sang Macedonia tại thị trấn Idomeni của Hy Lạp.

Biểu tình phản đối và ủng hộ người tị nạn ở Đức

(Kiến Thức) - Cuộc khủng hoảng tị nạn ngày càng trầm trọng trên thế giới làm dấy cuộc biểu tình phản đối và ủng hộ người tị nạn ở nước Đức.

Biểu tình phản đối và ủng hộ người tị nạn ở Đức
Bieu tinh phan doi va ung ho nguoi ti nan o Duc
Tối 19/10, khoảng 40 nghìn người ủng hộ phong trào Pegida chống người tị nạn  tập trung tại quảng trường Theaterplatz ở thành phố Dresden, Đức.
Bieu tinh phan doi va ung ho nguoi ti nan o Duc-Hinh-2
Phong trào Pegida lan rộng nhanh chóng từ tháng 9/2015 khi Thủ tướng Đức Angela Merkel mở cửa biên giới tiếp nhận dòng người tị nạn và di dân vào đất nước. 
Bieu tinh phan doi va ung ho nguoi ti nan o Duc-Hinh-3
Tommy Robinson – người sáng lập của nhóm cực hữu chống Hồi giáo có tên Liên đoàn Phòng vệ Anh (EDL) – xuất hiện trong cuộc biểu tình lần này.
Bieu tinh phan doi va ung ho nguoi ti nan o Duc-Hinh-4
Cựu lãnh đạo EDL giơ biểu tượng hòa bình trước hàng chục nghìn người ủng hộ phong trào chống người nhập cư ở phía dưới. 
Bieu tinh phan doi va ung ho nguoi ti nan o Duc-Hinh-5
“Đừng để nước Đức bị lôi kéo vào tình trạng hỗn loạn. Tất cả sự tiến bộ của các bạn đang bị đe dọa”, người sáng lập EDL phát biểu trước đám đông. 
Bieu tinh phan doi va ung ho nguoi ti nan o Duc-Hinh-6
Người biểu tình phản đối bà Merkel về chính sách nhập cư.
Bieu tinh phan doi va ung ho nguoi ti nan o Duc-Hinh-7
Phong trào Pegida bắt nguồn từ phong trào chống Hồi giáo hồi tháng 10/2014, với các cuộc biểu tình diễn ra hàng tuần nhằm phản đối cái gọi là “Hồi giáo hóa” xã hội phương Tây.
Bieu tinh phan doi va ung ho nguoi ti nan o Duc-Hinh-8
Phong trào cực hữu Pegida phát triển một cách nhanh chóng trong thời gian qua khi cuộc khủng hoảng tị tạn trở nên trầm trọng hợn. 
Bieu tinh phan doi va ung ho nguoi ti nan o Duc-Hinh-9
Những người biểu tình Pegida tập trung trước nhà hát opera Semper ở Dresden, Đức.
Bieu tinh phan doi va ung ho nguoi ti nan o Duc-Hinh-10
Những người biểu tình chống nhập cư mang theo băng rôn hình cờ Đức tập trung tại Quảng trường Theaterplatz, phía đông thành phố Dresden.
Bieu tinh phan doi va ung ho nguoi ti nan o Duc-Hinh-11
Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh số người tị nạn vào Đức ngày càng tăng.
Bieu tinh phan doi va ung ho nguoi ti nan o Duc-Hinh-12
Trong khi đó, một cuộc biểu tình khác cũng diễn ra nhằm ủng hộ người tị nạn và chính sách của Thủ tướng Merkel. 
Bieu tinh phan doi va ung ho nguoi ti nan o Duc-Hinh-13
Cảnh sát chống bạo động ngăn người biểu tình cánh tả lại gần những người ủng hộ phong trào Pegida. 

Cuộc điện thoại tiên tri của Gaddafi với cựu Thủ tướng Anh

Bản sao nội dung hai cuộc điện thoại tiên tri giữa Đại tá Muammar Gaddafi và cựu Thủ tướng Anh Tony Blair vào ngày 25/2/2011 đã được công bố.

Cuộc điện thoại tiên tri của Gaddafi với cựu Thủ tướng Anh
Đại tá Gaddafi đã có lời cảnh báo qua cuộc điện thoại tiên tri với cựu Thủ tướng Anh Blair rằng, lực lượng thánh chiến sẽ tấn công Châu Âu nếu chế độ của ông ta sụp đổ.
Lời dự đoán của ông Gaddafi được đưa ra trong 2 cuộc điện thoại tuyệt vọng với ông Blair vào ngày 25/2/2011 khi một cuộc nội chiến đang nhấn chìm Libya vào thời điểm đó.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.