Em trai đòi giữ sổ tiết kiệm nếu không sẽ bỏ rơi bố mẹ

Hai vợ chồng em trai chịu trách nhiệm sống chung và chăm sóc bố mẹ. Nhưng gần đây, khi phát hiện quỹ đen tôi lén đưa cho bố mẹ, em trai đòi giữ riêng, nếu không sẽ bỏ rơi ông bà.

Em trai đòi giữ sổ tiết kiệm nếu không sẽ bỏ rơi bố mẹ

Nhà tôi chỉ có hai chị em. Cả hai được bố mẹ đối xử công bằng, nhưng tôi cố gắng học tập, tốt nghiệp đi làm có công việc tốt. Còn em trai tôi mải chơi, lười học, lại không có chí tiến thủ nên chỉ làm nhân viên văn phòng, lương chỉ gọi là tạm đủ sống. Vì vậy, bố mẹ hay so sánh chúng tôi với nhau, bảo em tôi nhìn tôi mà học tập.

Tôi là con gái, sau khi lập gia đình thì về sống ở nhà chồng. Còn hai vợ chồng em trai sống chung với bố mẹ, nhận nhiệm vụ chăm sóc ông bà. Mỗi tháng, hai ông bà góp 3 triệu tiền lương hưu vào tiền sinh hoạt chung, thế nhưng hai vợ chồng em tôi, đặc biệt là cô em dâu, vẫn bóng gió kêu không đủ.

Tuần trước, khi tôi về nhà thăm bố mẹ, mẹ bảo hai vợ chồng em trai tôi phát hiện ra khoản tiền bà gửi ngân hàng và đòi được giữ. Mẹ không chịu đưa cho thì anh tôi đòi tiền công nuôi bà suốt bao nhiêu năm nay. Nghe vậy, tôi tức giận vô cùng. Tôi bảo khoản tiền riêng ấy là tiền tôi biếu bố mẹ 200 triệu để dưỡng già. Khi bố mẹ còn sống thì lấy tiền lãi, cộng với tiền lương hưu để chi tiêu sinh hoạt hằng ngày. Sau khi bố mẹ khuất núi thì số tiền này dùng để lo cho bố mẹ mồ yên mả đẹp. Vợ chồng em trai không có quyền động vào tài sản riêng của bố mẹ.

Em trai doi giu so tiet kiem neu khong se bo roi bo me

Nghe vậy, em trai kể nhiều năm nay, đặc biệt 3 năm nay trở lại đây, mẹ ốm yếu chẳng làm được gì. Hai vợ chồng mẹ tôi phải bỏ tiền riêng để nuôi bố mẹ, trong khi vẫn còn 2 đứa con nhỏ. Tiền lãi bố mẹ giấu riêng, chỉ đưa tiền lương hưu 3 triệu/ tháng nên không đủ tiêu.

Bố mẹ bức xúc nói khó nhọc sinh ra chị em tôi và nuôi đến lúc học xong đại học là mấy chục năm, tốn bao nhiêu công sức tiền của mà ông bà không tính toán. Vậy mà em mới nuôi ông bà được mấy năm đã đòi tiền công. Em trai cũng bực mình, đáp trả rằng tài sản của bố mẹ thì phân đôi hai chị em mỗi người một nửa. Bây giờ chị gái đi lấy chồng, chỉ đưa 200 triệu và không cần chăm sóc bố mẹ, nhưng em trai tôi phải gánh tất cả. Em cũng nói, nhà chồng tôi giàu có, điều kiện kinh tế cũng khá hơn em trai, nên muốn nói gì thì nói.

Thế nên, vì muốn bố mẹ được yên ổn lúc về già, tôi đồng ý sẽ tặng lại sổ tiết kiệm cho em trai sau khi mẹ mất, nhưng hiện tại cứ để bố mẹ giữ cho ông bà vui. Thế nhưng, em trai không chịu, vì em cho rằng bố mẹ lúc nào cũng thiện vị chị gái, nên muốn cầm cho chắc.

Tôi không biết nên làm gì, nên về hỏi chồng, thì bất ngờ thay anh lại đồng ý với yêu cầu của em trai. Anh bảo, anh cũng giống em tôi, cũng nuôi bố mẹ nên hiểu cảm giác của em. Vả lại, để em giữ tiền cũng đúng vì em trai tôi là người chủ trong nhà, nếu bố mẹ cần tiền thì đưa cho bố mẹ là được.

Nghe đến đây, tôi thật sự rối bời. Tôi không biết nên đưa tiền cho em trai hay để tiền cho bố mẹ giữ? 

Về nhà ngoại liên hoan, chồng chê anh vợ kém cỏi và cái kết

Chỉ những người vô cảm, sống ích kỷ mới luôn nhìn phiến diện và tiêu cực về hôn nhân.

Về nhà ngoại liên hoan, chồng chê anh vợ kém cỏi và cái kết
Nhiều chị em phụ nữ sẽ tự hỏi rằng liệu những dư vị hạnh phúc của hôn nhân có hạn sử dụng hay không? Và phải chăng sự ngọt ngào sẽ phai mờ dần theo thời gian? Trên thực tế, đúng là khi thời gian qua đi, chúng ta sẽ rất khó để gìn giữ nhiệt huyết như hồi mới yêu. Nhưng người mẫu mực và còn tôn trọng bạn, sẽ không bao giờ gạt đi những khoảnh khắc ngọt ngào dù là hiếm hoi. Thậm chí, họ còn cực kỳ trân trọng giây phút ấy. Mặt khác, kẻ ích kỷ, bảo thủ luôn nghĩ rằng có tuổi rồi thì nên "tém tém" lại. Giống như câu chuyện của cô nàng G. dưới đây.
Ve nha ngoai lien hoan, chong che anh vo kem coi va cai ket

Lắp camera quan sát mẹ nhưng chẳng ngờ tình huống này xảy ra

Sau sự việc tuần trước, anh em chúng tôi nhận ra chiếc camera hiện đại tưởng như tiện dụng lại trở thành vô dụng.

Lắp camera quan sát mẹ nhưng chẳng ngờ tình huống này xảy ra

Bố mẹ tôi sinh được 4 người con, so với hàng xóm láng giềng thì gia đình tôi thuộc diện đông đúc nhất. Tuổi ấu thơ, 4 anh em chúng tôi lúc nào cũng ríu rít, nhiều khi cãi lộn ầm ĩ khắp xóm. Tôi nhớ khi ấy, hàng xóm thi thoảng phàn nàn vui với bố mẹ tôi là “Nhà đông con, mất trật tự quá!”. Thế nhưng mẹ tôi thường cười xòa bảo “Đông con, đông của, lúc già yếu thiếu gì người chăm…”.

Ấy vậy mà thời gian trôi nhanh như thoi đưa, chúng tôi dần trưởng thành, đi học rồi lập nghiệp khắp nơi, chẳng có đứa nào ở nhà với bố mẹ. Sau bao năm nuôi con ăn học cực nhọc, bố mẹ vừa được nghỉ ngơi nhàn hạ thì bố tôi qua đời, mẹ tôi sống một mình trong căn nhà 3 gian mà chỉ khi lễ tết mới xôm tụ con cháu. Mặc dù chúng tôi nhiều lần nói đón mẹ tới ở cùng nhưng bà nhất định muốn ở trong ngôi nhà quen thuộc cả đời người.

Vợ không chăm con để chồng phát triển sự nghiệp

Khi đã đạt được vị trí tốt trong công việc, vợ tôi vẫn không chịu lùi về sau, chăm con để chồng phát triển sự nghiệp.

Vợ không chăm con để chồng phát triển sự nghiệp

Tôi 35 tuổi, đang làm kỹ sư IT cho một công ty uy tín. Vợ tôi nhỏ hơn tôi 5 tuổi, đang làm giám đốc kinh doanh của một công ty lớn ở TP.HCM. 

Dù tuổi đời còn trẻ nhưng vợ tôi đã đạt được vị trí công việc nhiều người ước muốn. Ngoài nỗ lực của cô ấy, cũng phải kể đến sự hi sinh của tôi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.