Em bé 26 ngón tay chân được coi là hiện thân của nữ thần

Một bé gái Ấn Độ chào đời với 26 ngón tay, chân do dị tật di truyền gene nhưng gia đình và những người xung quanh lại mừng rỡ coi bé là hiện thân của nữ thần Hindu.

Em bé 26 ngón tay chân được coi là hiện thân của nữ thần
Em bé 26 ngón tay chân này chào đời tại một bệnh viện ở Bharatpur, bang Rajasthan, miền bắc Ấn Độ. Mỗi bàn tay của bé có 7 ngón, còn mỗi bàn chân đều có 6 ngón.
Trong khi các bác sỹ mô tả tình trạng này là "một dị tật di truyền hiếm gặp", thì gia đình em bé lại rất vui mừng và công khai gọi đứa trẻ là "phiên bản tái sinh của Dholagarh Devi", nữ thần quan trọng trong tín ngưỡng Hindu, có nhiều cánh tay. Gần nơi cô bé sinh ra có đền thờ vị nữ thần này.
Em be 26 ngon tay chan duoc coi la hien than cua nu than
Em bé sơ sinh ở Ấn Độ có 14 ngón tay, 12 ngón chân được coi là hiện thân của nữ thần Hindu. Ảnh: NYP. 
Mẹ của bé, cô Sarju Devi (25 tuổi), rất vui mừng khi sinh ra bé gái có 14 ngón tay, 12 ngón chân. Anh trai cô nói với truyền thông địa phương: “Em gái tôi đã sinh ra một đứa bé có 26 ngón tay, ngón chân và chúng tôi đang coi đó là hóa thân của Dholagarh Devi. Chúng tôi rất hạnh phúc".
Cha của đứa bé - anh Gopal Bhattacharya, thuộc Lực lượng Cảnh sát dự bị Trung ương, cũng rất hạnh phúc vì có cô con gái đặc biệt như vậy.
Hiện vẫn chưa rõ liệu cha mẹ em bé có đồng ý làm phẫu thuật cắt bớt các ngón để con gái mình có 10 ngón tay, 10 ngón chân như người bình thường hay không, nhưng em bé không có vấn đề gì về mặt sức khỏe.
Soni, bác sỹ tại bệnh viện mà em bé chào đời, cho biết: “Bé gái hoàn toàn khỏe mạnh, không có vấn đề gì về sức khỏe khi sở hữu tới 26 ngón tay ngón chân, nhưng đó là một bất thường về di truyền".

11 quy tắc vàng hô biến các cô gái trở thành nữ thần

Thay vì mong đợi người khác yêu thương mình, các cô gái hãy tự học cách trân trọng bản thân để biến mình trở thành một cô công chúa đẹp, kiêu hãnh như một nữ thần khiến bao chàng ngây ngất.

11 quy tắc vàng hô biến các cô gái trở thành nữ thần
Là con gái, dù độc thân hay đã có chủ, hãy luôn nở nụ cười và đón nhận mọi chuyện đến với cuộc sống của bạn.

Cuộc đời các “nữ thần sống” ở Nepal sau khi hồi tục

300 năm nay, các bé gái 3-6 tuổi được phong “nữ thần sống” được người Nepal tôn thờ. Nhưng sau kỳ kinh nguyệt đầu, "nữ thần" thành người thường, việc thích nghi không hề dễ dàng.

Cuộc đời các “nữ thần sống” ở Nepal sau khi hồi tục
Cuoc doi cac “nu than song” o Nepal sau khi hoi tuc
 Ở Nepal có những “nữ thần sống” mà người ta có thể tận mắt nhìn thấy. Được biết đến với tên Kumari (công chúa), những nữ thần sống là các bé gái chưa dậy thì và được cho là do nữ thần Durga trong đạo Hindu đầu thai thành. Các Kumari được tôn thờ bởi tín đồ của cả đạo Phật lẫn đạo Hindu - truyền thống kéo dài nhiều thế kỷ và vẫn được tiếp tục cho đến ngày nay. Trong ảnh, nữ thần sống ở thành phố Patan, được lựa chọn tháng 2/2018, chụp ảnh từ phòng thờ tại đền Kumari (cũng là nơi cô ở), thành phố Patan, thung lũng Kathmandu. Ảnh: Maria Contreras Coll.
Cuoc doi cac “nu than song” o Nepal sau khi hoi tuc-Hinh-2
 Không chỉ có một Kumari, nhưng những Kumari quan trọng nhất đến từ Patan và Kathmandu, theo Maria Contreras Coll, nhiếp ảnh gia đã tới Nepal năm 2017 và 2018 để gặp và chụp ảnh những cô gái đang và từng là Kumari. Bà cho biết nhiều lứa trẻ em gái đã được chọn làm Kumari từ ít nhất 300 năm nay. Trong ảnh, cha của nữ thần sống Patan đang trang điểm cho con gái mình trong đền Kumari ở Patan. Ảnh: Maria Contreras Coll.
Cuoc doi cac “nu than song” o Nepal sau khi hoi tuc-Hinh-3
 Một nữ thần mới phong của Patan đang ăn sáng với chị hoặc em mình. “Các em 3-6 tuổi khi được chọn và đến từ cộng đồng Newar, người bản xứ ở thung lũng Kathmandu. Kumari chỉ ở trong đền, chỉ có thể nói chuyện với họ hàng và một giáo viên riêng, và không được phép chạm chân xuống đất”, bà Contreras Coll nói với Washington Post. Ảnh: Maria Contreras Coll.
Cuoc doi cac “nu than song” o Nepal sau khi hoi tuc-Hinh-4
 Trong một lễ hội, những người họ hàng là nam giới đang rước một Kumari mới được lựa chọn tháng 9/2017 ở thủ đô Kathmandu. Samita, 16 tuổi, người từng là một Kumari, nói với nhiếp ảnh gia Contreras Coll: “Phải mất ít nhất một năm mới làm quen được (với việc làm Kumari)”. Ảnh: Maria Contreras Coll.
Cuoc doi cac “nu than song” o Nepal sau khi hoi tuc-Hinh-5
Người dân tập trung trong lễ hội Rato Machhendranath ở Patan, chờ đón sự xuất hiện của nữ thần sống. Ảnh: Maria Contreras Coll. 
Cuoc doi cac “nu than song” o Nepal sau khi hoi tuc-Hinh-6
Trong một lễ hội ở Patan, những người lính đang diễu hành trước Kumari. Ảnh: Maria Contreras Coll. 
Cuoc doi cac “nu than song” o Nepal sau khi hoi tuc-Hinh-7
 Những người họ hàng là nam giới đang rước Unika, người từng là nữ thần sống của Patan, đến ngôi đền nơi em ở. Unika, 11 tuổi, nói với nhiếp ảnh gia Contreras Coll rằng trong thời gian làm Kumari, “điều em thích nhất là làm người khác vui”. Ảnh: Maria Contreras Coll.
Cuoc doi cac “nu than song” o Nepal sau khi hoi tuc-Hinh-8
 Đồ cúng còn sót lại từ những người đến lễ hội Gai Jatra để tận mắt chứng kiến Kumari của thủ đô Kathmandu. Ảnh: Maria Contreras Coll.
Cuoc doi cac “nu than song” o Nepal sau khi hoi tuc-Hinh-9
 Các Kumari không còn là nữ thần sống “vào ngày mà các cô gái có kỳ kinh nguyệt đầu tiên”, theo bà Contreras Coll. “Trong văn hóa Nepal, máu kinh nguyệt bị cho là ô uế, làm mất sự thiêng liêng. Ngay cả nữ thần cũng bị nhìn nhận khác đi sau khi bắt đầu có kinh nguyệt”. Trong ảnh, mẹ của Unika đeo khuyên tai cho cô gái từng là nữ thần để chuẩn bị đi học. Khi Unika làm Kumari, cha mẹ của em thực hiện nghi lễ pujas mỗi ngày (cúng các vị thần) và tiếp đón các tín đồ đến từ khắp cả nước. Ảnh: Maria Contreras Coll.
Cuoc doi cac “nu than song” o Nepal sau khi hoi tuc-Hinh-10
 Việc chuyển sang cuộc sống bình thường không hề dễ dàng. “Những điều giản đơn như đến trường mới đầu có thể choáng ngợp. Lần đầu tiên trong đời, các em phải tập chơi với bạn bè và sống như người trần mắt thịt”, bà Contreras Coll nói với Washington Post. Như Sumita nói với bà, một ngày em được coi là nữ thần, đến ngày hôm sau em chỉ là “người bình thường học cách đi xe bus”. Trong ảnh, Unika đến trường cùng các chị em ở Patan. Ảnh: Maria Contreras Coll.
Cuoc doi cac “nu than song” o Nepal sau khi hoi tuc-Hinh-11
 Matina (giữa), cũng từng là Kumari, đang ôn thi cuối kỳ ở Patan. Ảnh: Maria Contreras Coll.
Cuoc doi cac “nu than song” o Nepal sau khi hoi tuc-Hinh-12
 Unika cùng bà và cả gia đình trên đường đi lễ ở đền. Ảnh: Maria Contreras Coll.
Cuoc doi cac “nu than song” o Nepal sau khi hoi tuc-Hinh-13
 Unika chơi với các chị em trong một buổi tiệc của gia đình. Ảnh: Maria Contreras Coll.

Cuộc đời các "nữ thần sống" ở Nepal sau khi hồi tục

300 năm nay, các bé gái 3-6 tuổi được phong “nữ thần sống” được người Nepal tôn thờ. Nhưng sau kỳ kinh nguyệt đầu, "nữ thần" thành người thường, việc thích nghi không hề dễ dàng.

Cuộc đời các "nữ thần sống" ở Nepal sau khi hồi tục
Cuoc doi cac
Ở Nepal có những “nữ thần sống” mà người ta có thể tận mắt nhìn thấy. Được biết đến với tên Kumari (công chúa), những nữ thần sống là các bé gái chưa dậy thì và được cho là do nữ thần Durga trong đạo Hindu đầu thai thành. Các Kumari được tôn thờ bởi tín đồ của cả đạo Phật lẫn đạo Hindu - truyền thống kéo dài nhiều thế kỷ và vẫn được tiếp tục cho đến ngày nay. Trong ảnh, nữ thần sống ở thành phố Patan, được lựa chọn tháng 2/2018, chụp ảnh từ phòng thờ tại đền Kumari (cũng là nơi cô ở), thành phố Patan, thung lũng Kathmandu. Ảnh: Maria Contreras Coll. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.