Ếch cái giả chết để né tránh bạn tình không mong muốn

Khi muốn tránh sự chú ý không mong muốn của con đực, một số loài ếch có hành động quyết liệt: chúng giả vờ chết.

Các nhà nghiên cứu cho biết những phát hiện này đã làm sáng tỏ hành vi của loài ếch, cho thấy con cái không chỉ đơn giản là chịu đựng hành vi tranh giành bạn tình của con đực. Ở ếch, con đực có thể bám lấy con cái, đôi khi gây tử vong.
Tiến sĩ Carolin Dittrich tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Berlin, tác giả đầu tiên của nghiên cứu, cho biết: “Trước đây người ta cho rằng ếch cái không thể lựa chọn hoặc tự vệ trước sự ép buộc của ếch đực”.
Nhưng nghiên cứu mới cho thấy giả thuyết này sai lầm. “Những con cái trong các quần thể sinh sản dày đặc này không thụ động như chúng ta vẫn nghĩ trước đây,” Dittrich nói.

Ếch cái giả chết để né tránh bạn tình không mong muốn  ảnh 1

Hình minh họa. Nguồn: Getty Images
Viết trên tạp chí Royal Society Open Science, Dittrich và đồng tác giả, Tiến sĩ Mark-Oliver Rödel, mô tả cách họ đặt mỗi con ếch đực vào một chiếc hộp có 2 con cái: một lớn và một nhỏ. Hành vi giao phối sau đó được ghi lại trên video.
Trong số 54 con ếch cái ở các hộp khác nhau bị con đực bám vào, 84% đã cố gắng xoay cơ thể. 48% phát ra những tiếng kêu như tiếng rít, 48% này cũng tìm cách xoay cơ thể.
Tình trạng bất động do căng cứng – tay và chân dang ra trong tư thế như chết – xảy ra ở 33% tổng số ếch cái bị ếch đực ôm chặt. Tình trạng giả chết có xu hướng xảy ra cùng với việc xoay người và kêu rít. Những con ếch cái nhỏ hơn thường xuyên sử dụng cả 3 chiến thuật cùng lúc hơn những con có kích thước lớn hơn.
Mặc dù bất thường nhưng tình trạng bất động giả chết đã từng được quan sát trước đây. Dittrich nói: “Tôi tìm thấy một cuốn sách viết năm 1758 của Rösel von Rosenhoff mô tả hành vi này nhưng nó không bao giờ được nhắc đến nữa".
Nhóm nghiên cứu cho biết tình trạng cơ thể bất động có thể là một phản ứng căng thẳng. Họ nhận thấy tình trạng này phổ biến hơn ở những con cái nhỏ hơn và do đó non hơn, có thể là kết quả của sự căng thẳng lớn hơn do có ít kinh nghiệm sinh sản hơn.
Theo nhóm nghiên cứu, 3 chiến thuật này đã cho phép ít nhất một số con cái né tránh con đực. “Việc thể hiện hành vi tránh né bạn tình đã giúp 25 con ếch cái thoát thân thành công", họ viết.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thừa nhận hành vi giả chết có thể có những mục đích khác. Ví dụ, việc ếch cái xoay cơ thể có thể giúp chúng đánh bật con đực nhưng đó cũng có thể là một cách để kiểm tra sức mạnh và sức chịu đựng của con đực.
Nghiên cứu cũng có những hạn chế, chẳng hạn như cần có cỡ mẫu lớn hơn để điều tra hiệu quả né tránh của hành vi giả chết ở những con cái nhỏ hơn. Tuy nhiên, Dittrich lưu ý nghiên cứu này đã mang lại cái nhìn mới về hành vi của ếch cái. Cô nói: “Ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng đã biết rõ về loài ếch, thì vẫn có những khía cạnh mà chúng ta chưa biết và có lẽ chưa nghĩ tới”.

Top 40 loài ếch có màu sắc ấn tượng nhất quả đất (1)

Bên cạnh các loài ếch độc nổi tiếng ở Nam Mỹ, còn rất nhiều loài ếch rực rỡ ít người biết đến ở các vùng đất khác nhau trên thế giới.

Top 40 loai ech co mau sac an tuong nhat qua dat (1)
Ếch lau sậy thường (Hyperolius viridiflavus). Kích thước: Dài 2-3 cm. Vùng phân bố: Khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Phi.
Top 40 loai ech co mau sac an tuong nhat qua dat (1)-Hinh-2
Ếch cây mắt đỏ (Agalychnis callidryas). Kích thước: Dài 5-7 cm. Vùng phân bố: Các cánh rừng mưa từ Mexico đến Colombia.

Kỳ lạ loài ếch Nam Mỹ có thể “nuốt chửng cả thế giới”

Ếch sừng Nam Mỹ có cái đầu rất lớn và miệng rộng, giúp chúng ăn được con mồi lớn gần bằng mình. Đặc điểm này khiến chúng còn được gọi là "ếch Pacman"...

Ky la loai ech Nam My co the “nuot chung ca the gioi”
Trong thế giới của các loài động vật lưỡng cư, họ Ếch sừng Nam Mỹ (Ceratophryidae) gồm 12 loài ếch thú vị, đặc hữu của khu vực Nam Mỹ, được ghi nhận nhiều ở các quốc gia Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay. Ảnh: iNaturalist.
Ky la loai ech Nam My co the “nuot chung ca the gioi”-Hinh-2
Những con ếch này có thể dài đến 15 cm, cơ thể hình tròn, phần lưng phẳng và chân mạnh mẽ, màu sắc đa dạng. Một số loài có sừng nhọn nhô lên trên hai mắt, khiến chúng có tên gọi là "ếch sừng". Ảnh: Wikimedia Commons.

Đọc nhiều nhất

Tin mới