e-Magazine: Toàn cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona 2019-nCoV
(Kiến Thức) - Đến sáng ngày 8/2, tổng số ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona 2019-nCoV trên toàn thế giới đã tăng lên hơn 34.000 ca, số người tử vong vì căn bệnh này cũng tăng lên 724 người.
Virus corona là gì? Chủng mới của virus corona 2019-nCoV là gì?
Virus corona là một họ virus lớn được tìm thấy ở cả động vật và người từ hàng trăm năm nay. Chúng gây ra các bệnh từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nghiêm trọng hơn như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS).
Novel coronavirus 2019 hay 2019-nCoV, là một chủng virus đường hô hấp mới, thuộc “gia đình” virus corona. nCoV-2019 lần đầu tiên được xác định ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019.
Novel coronavirus 2019 (2019-nCoV) là chủng lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới. Bệnh nhân mắc 2019-nCoV cũng có biểu hiện bệnh nặng hơn đặc biệt trên nền những người có bệnh lý mạn tính như hen phế quản, bệnh lý thận - nội tiết - tim mạch hoặc người suy giảm hệ miễn dịch.
Nguồn gốc của 2019-nCoV từ đâu?
WHO cũng như các chuyên gia y tế trên toàn thế giới đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của 2019-nCoV. Corona là một họ virus lớn, một số gây bệnh ở người và chúng thường lưu hành giữa các loài động vật, bao gồm lạc đà, mèo và dơi. Phân tích cây di truyền của virus này đang tiếp tục để biết nguồn gốc cụ thể của 2019-nCoV. SARS, một loại coronavirus khác xuất hiện để lây nhiễm cho người, đến từ cầy hương trong khi MERS, một loại coronavirus gây bệnh ở Trung Đông lại đến từ lạc đà và lần đầu ghi nhận ở Ả-rập Saudi.
Các phân tích di truyền cho thấy virus 2019-nCoV xuất hiện từ một loại virus liên quan đến SARS, và hiện các chuyên gia y tế đang làm việc ngày đêm để giải mã thêm về chủng virus mới này.
2019-nCoV lây lan như thế nào?
Virus này ban đầu có thể xuất hiện từ nguồn động vật nhưng hiện nay đã lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Một số virus rất dễ lây lan (như sởi), trong khi các virus khác thì ít hơn. Tại thời điểm này, chúng ta vẫn chưa rõ loại virus này lây lan dễ dàng và bền vững giữa mọi người như thế nào.
Hiện cũng vẫn chưa biết chắc chắn virus 2019-nCoV tồn tại được bao lâu trên các bề mặt, mặc dù thông tin sơ bộ cho thấy virus có thể tồn tại trong vài giờ. Các chất khử trùng đơn giản có thể tiêu diệt virus khiến nó không còn khả năng lây nhiễm cho người.
Dấu hiệu nào cho thấy bạn có thể nhiễm 2019-nCoV?
Hiện nay cơ bản có những triệu chứng như viêm đường hô hấp trên 3-4 ngày (đau cổ, rát họng, hắt hơi..) rồi virus này sẽ xâm nhập vào khí phế quản - phế nang gây viêm phổi (mất 5-6 ngày). Lúc này các triệu chứng lâm sàng sẽ rầm rộ như sốt cao, ho, đau tức ngực, khó thở. Các triệu chứng lúc này sẽ không giống như cảm cúm thông thường nữa mà biểu hiện một tình trạng khó thở tăng lên, suy hô hấp.
Làm gì khi nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV? Có nên chủ động test 2019-nCoV hay không?
Nếu ai đó bị sốt và/hoặc có các triệu chứng của bệnh hô hấp, chẳng hạn như ho hoặc khó thở, trong vòng 14 ngày sau khi đi du lịch từ Trung Quốc, hoặc tiếp xúc người có nguy cơ (du khách từ Trung Quốc, người từ Trung Quốc về thời gian này, người nghi ngờ mắc 2019-nCoV...) thì nên cách ly với mọi người sớm nhất có thể đồng thời gọi điện cho hotline đường dây nóng Bộ Y tế 19003228 để được hướng dẫn.
Ở Mỹ hiện nay chỉ có trung tâm kiểm soát dịch bệnh CDC có thể làm xét nghiệm xác định con virus này. Ở Việt Nam thì mẫu bệnh phẩm sẽ gửi về Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương - Số 1 phố Yec Xanh, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội (đối với bệnh nhân từ Bắc Trung Bộ trở ra); Và viện Pasteur TP HCM - 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, TP HCM (đối với bệnh nhân ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ) để phân tích. Hiện nay thường áp dụng ngoáy họng để lấy bệnh phẩm rồi gửi đi trong ngày để phân tích, khi cần đánh giá thêm có thể xét nghiệm phân-nước tiểu.
Làm thế nào để ngăn ngừa tránh nhiễm loại virus này?
Cho đến nay chưa có một phác đồ điều trị nào. Các hỗ trợ y tế được đưa ra hiện nay chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng và kiểm soát tình trạng bệnh, tránh diễn biến phức tạp.
Hiện tại chưa có vaccine để ngăn ngừa nhiễm 2019-nCoV cũng như chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu. Cách tốt nhất để ngăn ngừa lây nhiễm là tránh tiếp xúc với virus này. Nội dung cụ thể bao gồm:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh; trước khi ăn; và sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi. Nếu xà phòng và nước không có sẵn, hãy sử dụng chất khử trùng tay có chứa cồn với ít nhất 60% cồn. Mang bên mình lọ sát khuẩn tay nhanh.
- Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay không rửa sạch.
- Đeo khẩu trang khi ra chỗ đông người hoặc nơi có nguy cơ lây nhiễm cao.
- Che mũi miệng kín bằng khăn giấy khi ho, hắt hơi rồi cho chúng vào thùng rác có nắp đậy, sát khuẩn và/hoặc rửa tay ngay sau đó.
- Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh và duy trì khoảng cách xã hội: duy trì khoảng cách ít nhất 1 mét (3 feet) giữa bạn và người khác, đặc biệt là những người bị ho, hắt hơi và bị sốt. Vì khi một người bị nhiễm bệnh hô hấp, như 2019-nCoV, ho hoặc hắt hơi, họ sẽ phát tác ra những giọt nhỏ nước bọt chứa virus. Nếu bạn ở quá gần, bạn có thể hít phải virus và nhiễm bệnh.
- Tập thể dục nâng cao thể trạng
- Uống nhiều nước, giữ ấm, sử dụng những thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như mật ong, chanh, gừng, tỏi, sả…và những hoa quả nhiều Vitamin các loại.
- Súc miệng thường xuyên bằng những dung dịch sát khuẩn, đặc biệt sau khi đi làm về, khi đi chỗ đông người về, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
- Làm sạch và khử trùng các đồ vật và bề mặt thường xuyên chạm vào bằng cách sử dụng cồn hoặc chất sát khuẩn tay nhanh (Điện thoại, chùm chìa khoá, máy tính, ví, nắm đấm cửa, bàn làm việc...). Nên dùng mu bàn tay để bấm các nút nơi công cộng, khuỷ hoặc vai để mở cánh cửa nơi công cộng hoặc dùng giấy lót trước khi cầm nắm đấm cửa, sát khuẩn tay sau khi đi vệ sinh, sau khi thanh toán tiền.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.
Đeo khẩu trang có thể giúp ngăn chặn lây nhiễm nCoV-2019? Khi nào nên đeo khẩu trang?
Khẩu trang giúp chúng ta hạn chế được việc lây lan của nhiều bệnh về đường hô hấp, trong đó có nCoV-2019. Tuy nhiên để đảm bảo hạn chế đến mức tối đa việc lây nhiễm virus này, chúng ta cần thực hành tổng hợp các khuyến cáo về dự phòng như đã nêu trên (Rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc chỗ đông người, sát khuẩn các vật dụng hằng ngày, hạn chế đưa tay lên mũi mặt…)
Chúng ta cũng chỉ nên đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người hoặc nơi ít lưu thông khí hoặc nơi có nguy cơ cao (ga tầu xe, trong khoang máy bay, chợ-siêu thị, bệnh viện, chùa chiền…) hoặc khi tiếp xúc với người nghi ngờ hoặc chính mình đang có triệu chứng cảm cúm.
Những tín hiệu khả quan từ công tác phòng chống và điều trị nCoV tại Việt Nam
Cho đến giờ, trên toàn thế giới con số các ca bệnh được điều trị khỏi hoàn toàn sau nhiễm nCoV đang tăng lên nhanh chóng.Tính đến thời điểm này số người khỏi hoàn toàn đã gấp 2 lần so với số người tử vong. Đặc biệt có sự khác biệt rõ rệt giữa tỷ lệ tử vong tại tâm dịch và ngoài tâm dịch. Riêng ở Việt Nam, đã có 3 ca khỏi bệnh trên tổng số 13 ca nhiễm, và chưa có ca nào tử vong.
Việt Nam nằm sát tâm dịch nhưng có thể nói đến thời điểm này đang khống chế dịch rất tốt, chủ động kiểm soát tình hình trong nước.Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thể chủ quan và phải giữ tinh thần thận trọng trong thời gian tới, đặc biệt theo dõi sát diễn biến tại tâm dịch.
Các báo cáo y tế cũng ghi nhận tín hiệu khả quan từ việc phối hợp sử dụng thuốc ức chế virus chủng Corona nói chung như Remdesivir, hay Kaletra (thuốc kháng virus sử dụng cho bệnh nhân nhiễm HIV), có thể kết hợp thêm Interferon (thuốc tăng cường hệ miễn dịch), kết hợp điều trị tăng cường đào thải virus.
Thực tế nCoV có thể độc lực không quá cao mà chủ yếu là khả năng lây lan cao, khả năng nhân bản nhanh của nCoV.
Bác sĩ nói gì về “quan hệ tình dục giúp chống virus corona”?
Trước thông tin được chia sẻ mạnh trên mạng cho rằng 'tăng cường quan hệ tình dục để phòng ngừa corona', bác sĩ nam học và hiếm muộn cho rằng quan hệ ở mức độ nào là tùy sức khỏe, ngoài ra chưa có căn cứ khoa học 'quan hệ tình dục để phòng corona'.
Những ngày qua dịch viêm phổi cấp do vi rút Corona chưa có dấu hiệu dừng lại khi số người chết ngày một tăng lên, tại Việt Nam ghi nhận 7 trường hợp mắc thì mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng “quan hệ tình dục giúp phòng ngừa cúm”.
Virus corona có tuổi thọ bao lâu, tự hủy diệt trong môi trường nào?
(Kiến Thức) - Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện sự tồn tại của nCoV ở môi trường ngoài cơ thể. Trong điều kiện bên ngoài như vậy, virus corona có “tuổi thọ” bao lâu và có thể tự hủy diệt trong môi trường nào?
WHO ra khuyến cáo mới về đeo khẩu trang chống virus corona
WHO khuyến cáo, việc người dân tin rằng chỉ cần đeo khẩu trang có thể ngừa được dịch viêm phổi cấp do virus corona mới là hết sức sai lầm.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa phát hành tài liệu mới khuyến cáo về việc sử dụng khẩu trang trong cộng đồng, tại nhà và tại các cơ sở y tế trong bối cảnh dịch viêm phổi cấp do virus corona mới (nCoV) đang lan rộng.
Việt Nam sắp có bộ kit xét nghiệm nhanh virus corona mới trong 2 giờ
(Kiến Thức) - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương công bố đã nuôi cấy và phân lập thành công chủng virus corona (nCoV), tạo điều kiện cho việc xét nghiệm nhanh các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm nCoV với số lượng lên tới hàng nghìn mẫu mỗi ngày.
Thực khách “tái mặt” với món dơi hầm nước cốt dừa của Indonesia
(Kiến Thức) - Paniki là món dơi hầm nước cốt dừa được yêu thích ở Manado (Indonesia). Tuy nhiên, do lo ngại virus corona lây lan, nhiều nhà hàng gần đây loại bỏ món dơi hầm ra khỏi thực đơn.
Paniki (dơi hầm nước cốt dừa) là món ăn yêu thích của người Manadonese, thường được phục vụ trong những dịp đặc biệt như tiệc tại nhà hoặc các sự kiện nhà thờ.
"Thịt dơi quả thật ngon. Phương pháp nấu và các loại gia vị được sử dụng không khác các món khác, chúng tôi chỉ thêm nước cốt dừa và bột nghệ", Helpy Poluakan, một người đam mê paniki phát biểu.
Dơi được nướng để đốt sạch lông, sau đó mổ bụng sạch và hầm với nước cốt dừa cùng hỗn hợp gia vị độc đáo riêng tạo nên paniki, món ăn truyền thống lâu đời ở Bắc Sulawesi (Indonesia).
Trước sự bùng phát virus corona gần đây ở Vũ Hán (Trung Quốc), các nhà hàng ở Manado (thủ phủ tỉnh Bắc Sulawesi) đã tạm thời dừng bán món dơi hầm, do lo sợ lây lan dịch bệnh nguy hiểm từ loài dơi.
Cách phổ biến nhất để thưởng thức thịt dơi ở Manado là dơi hầm nước cốt dừa paniki.
Loài dơi được sử dụng để nấu paniki là dơi ăn trái cây bản địa. Những con này lớn hơn nhiều so với dơi thông thường.
Các công đoạn hầm thịt dơi paniki bắt đầu bằng việc nướng dơi để loại bỏ tất cả lông bao phủ cơ thể. Sau đó làm sạch con vật, loại bỏ ruột và cắt thành nhiều phần nhỏ.
Tiếp theo, thịt dơi được hầm trong woku, loại hỗn hợp gia vị bumbu đặc trưng của Manado bao gồm ớt đỏ, sả, gừng, hành tây, tỏi, nghệ, cà chua, lá nghệ, lá chanh, hành lá…
Tất cả thành phần được đun sôi, trộn với nước cốt dừa, dầu dừa và muối cho đến khi hòa quyện với nhau rồi đem hầm nhừ.
Paniki có mùi rất mạnh, thường được phục vụ kèm cơm trắng, có thể rắc hành lá hay thêm nước tương. Những người yêu thích paniki cho biết thịt dơi khá dai, phần ngon nhất là cánh vì mềm và giàu hương vị.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
(Kiến Thức) - Chi Pu vừa “tạo bão” khi đăng tải loạt ảnh mặc quần tất không nội y. “Nối gót” đàn em, Ngọc Trinh không ngại hở bạo, thách thức giới hạn của sự gợi cảm.
(Kiến Thức) - Ngày nay, nhiều chị em vô cùng táo bạo trong cách ăn mặc mỗi khi ra đường. Thậm chí, có người còn thản nhiên diện những trang phục phản cảm khi đến nơi công cộng khiến ai cũng ngán ngẩm.
(Kiến Thức) - Váy lụa tối giản vẫn mang lại vẻ thướt tha, tôn dáng nên được nhiều chị em ưu ái. Thế nhưng, thiết kế này khá kén người mặc. Chỉ cần sơ sểnh là khổ chủ dễ “muối mặt” vì sự cố trang phục.
(Kiến Thức) - Từng làm việc tại hãng hàng không Asia Airline, Quah Sue Theng (Cherry Q) được bình chọn là 1 trong những tiếp viên hàng không hấp dẫn nhất của Malaysia. Cô sở hữu gu thời trang nóng bỏng vô cùng.
(Kiến Thức) - Hè đến là lúc các chị em đua nhau diện những bộ cánh mát mẻ, thoải mái, khoe đường cong cơ thể. Tuy nhiên, ranh giới giữa nóng bỏng và phản cảm đôi khi cũng rất mong manh...
Có người e ngại thịt lợn thuộc nhóm thịt đỏ, ăn nhiều tăng nguy cơ mắc ung thư. Thực tế, bạn không cần kiêng thịt lợn mà nên tránh những phần thịt không nên ăn.
(Kiến Thức) - Việc ăn mặc hớ hênh hay phản cảm đến đám cưới gần đây trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi của dân mạng. Đã có không ít cô nàng bị đánh giá kém duyên với hình ảnh phản cảm, không thích hợp khi đi đám cưới.
(Kiến Thức) - Mốt quần tụt không kéo khóa đang là xu hướng thời trang được rất nhiều sao Việt lăng xê như Vũ Khắc Tiệp, Chi Pu, Hồ Ngọc Hà…Tuy nhiên, không phải ai diện trang phục này cũng được khen cả.
(Kiến Thức) - Sau hơn 2 năm gia nhập showbiz, Lê Thị Dần đã có nhiều thay đổi về ngoại hình và cả phong cách thời trang khiến nhiều người không nhận ra.
Nếu không may nuốt phải dị vật, cần đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời, không nên áp dụng các "mẹo" dân gian có thể khiến dị vật trôi xuống dưới, gây khó khăn hơn trong việc điều trị.
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Trong lúc đuổi bắt chuột, hai vợ chồng ở Hải Dương bị chuột cắn vào ngón tay chảy máu. 5 ngày sau cả hai sốt cao li bì, mê sảng, toàn thân gai rét phải đi cấp cứu.
Bệnh nhân nam 57 tuổi, đi khám sức khỏe định kỳ tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) bất ngờ phát hiện khối u gan dù cơ thể không có dấu hiệu bất thường nào.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ khuyên, khi bị bệnh hoặc người thân xuất hiện hội chứng tiền đình, việc tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa là rất quan trọng.