[e-Magazine] Nga sửa đổi học thuyết hạt nhân, ông Putin muốn truyền tải thông điệp gì?

Theo sắc lệnh được Tổng thống Nga Putin phê duyệt ngày 19/11, học thuyết hạt nhân cập nhật có tên “Nền tảng chính sách nhà nước trong lĩnh vực răn đe hạt nhân” thiết lập các điều kiện để ông Putin có thể ra lệnh tấn công hạt nhân.

[e-Magazine] Nga sua doi hoc thuyet hat nhan, ong Putin muon truyen tai thong diep gi?
Sắc lệnh do nhà lãnh đạo Nga ký chỉ vài ngày sau khi rộ lên thông tin chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã “bật đèn xanh” cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ cung cấp để tấn công vào bên trong lãnh thổ Nga.
[e-Magazine] Nga sua doi hoc thuyet hat nhan, ong Putin muon truyen tai thong diep gi?-Hinh-2
Giới quan sát cho rằng, động thái này của Nga nhằm "răn đe" phương Tây. Nga đã nhiều lần cảnh cáo phương Tây rằng, nếu Washington cho phép Ukraine tấn công vào sâu trong lãnh thổ của nước này bằng tên lửa của Mỹ, Anh và Pháp, Moscow sẽ coi các thành viên NATO này là các bên trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Trả lời câu hỏi liệu việc công bố học thuyết hạt nhân mới có liên quan đến thông tin Mỹ quyết định cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga hay không, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov trả lời: "Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra các chỉ thị liên quan trước đó. Chính Tổng thống tuyên bố rằng việc chuẩn bị các nội dung sửa đổi đang ở giai đoạn cuối. Tài liệu cập nhật đã được công bố kịp thời".
"Mục đích của việc răn đe hạt nhân là đảm bảo rằng đối thủ tiềm tàng hiểu được sự trả đũa chắc chắn sẽ xảy ra trong trường hợp xảy ra hành động xâm lược đối với Liên bang Nga và/hoặc các đồng minh của Nga", ông Peskov nhấn mạnh, đồng thời thừa nhận tài liệu mới được công bố sẽ "trải qua quá trình phân tích chuyên sâu ở cả Nga và nước ngoài".
[e-Magazine] Nga sua doi hoc thuyet hat nhan, ong Putin muon truyen tai thong diep gi?-Hinh-3
Khi được hỏi liệu Nga có thể đáp trả bằng vũ khí hạt nhân đối với các cuộc tấn công như vậy hay không, ông Dmitri S. Peskov, người phát ngôn của Tổng thống Putin, đã nhắc lại ngôn ngữ của học thuyết mới rằng, Nga "bảo lưu quyền" sử dụng các loại vũ khí như vậy để đáp trả một cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường tạo ra "mối đe dọa nghiêm trọng" đối với "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ" của nước Nga.
Phiên bản trước đó của học thuyết hạt nhân Nga được thông qua vào năm 2020 nêu rõ, Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp bị kẻ thù tấn công hạt nhân hoặc bị tấn công thông thường đe dọa đến sự tồn vong của quốc gia.
Nhưng với phiên bản cập nhật hiện tại, Nga, cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới, đã hạ thấp ngưỡng tấn công hạt nhân, gửi cảnh báo tới nước Mỹ. Sự xuất hiện của các mối đe dọa quân sự và rủi ro mới đã buộc Nga phải điều chỉnh các điều kiện sử dụng vũ khí hạt nhân. Tài liệu nêu rõ, Nga giờ đây sẽ coi bất kỳ cuộc tấn công nào của một quốc gia phi hạt nhân được hỗ trợ bởi một cường quốc hạt nhân đều là một cuộc tấn công chung.
Moscow cũng có quyền cân nhắc phản ứng hạt nhân đối với một cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường đe dọa chủ quyền của nước này, một vụ triển khai máy bay hoặc phóng tên lửa và máy bay không người lái của đối phương trên diện rộng nhằm vào lãnh thổ Nga, một cuộc tấn công vào đồng minh của Nga là Belarus… Quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân phải do chính Tổng thống Nga đưa ra.
[e-Magazine] Nga sua doi hoc thuyet hat nhan, ong Putin muon truyen tai thong diep gi?-Hinh-4
Các nhà ngoại giao Nga cho rằng, cuộc khủng hoảng hiện nay tương tự như cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 khi hai siêu cường thời Chiến tranh Lạnh tiến gần nhất đến chiến tranh hạt nhân có chủ đích, và phương Tây đang phạm sai lầm nếu nghĩ rằng Nga sẽ lùi bước trong vấn đề Ukraine.
Điện Kremlin cũng nhấn mạnh, Nga coi vũ khí hạt nhân là phương tiện răn đe và học thuyết hạt nhân cập nhật nhằm mục đích làm rõ với kẻ thù tiềm tàng về sự trả đũa không thể tránh khỏi nếu họ tấn công Nga.
"Hiện nay, nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân không thể bị đánh giá thấp, những gì đang xảy ra chưa từng có trong quá khứ, chúng ta đang tiến vào vùng lãnh thổ quân sự và chính trị chưa được khám phá", ông Sergei Ryabkov, Thứ trưởng Ngoại giao Nga phụ trách kiểm soát vũ khí và quan hệ với Mỹ, cho biết.
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, hiện là Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết, các quy định mới có khả năng gây ra Chiến tranh Thế giới thứ ba nếu Kiev quyết định sử dụng vũ khí của NATO để tấn công Nga.
“Trong trường hợp này, Nga sẽ tiến hành một cuộc tấn công trả đũa bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt chống lại Kiev và các cơ sở chính của NATO, bất kể chúng ở đâu. Và đây đã là Thế chiến thứ III rồi”, ông Medvedev viết trên kênh Telegram của mình, cảnh báo rằng Ukraine và các đồng minh của mình nên chuẩn bị cho các biện pháp trả đũa như vậy.
[e-Magazine] Nga sua doi hoc thuyet hat nhan, ong Putin muon truyen tai thong diep gi?-Hinh-5

Điều ít biết về “cái nôi” khởi nguồn sức mạnh vũ khí hạt nhân Nga

(Kiến Thức) -  Cục thiết kế KB-11 được thành lập tại thành phố bí mật Arzamas-16 vào cuối những năm 1940 và đây cũng là nơi sản xuất quả bom hạt nhân đầu tiên của Liên Xô có tên mã là RDS-1, "mở đường" cho sự phát triển của công nghệ vũ khí hạt nhân Nga sau này. 

Dieu it biet ve “cai noi” khoi nguon suc manh vu khi hat nhan Nga
Sarov hay còn được biết tới với cái tên Arzamas-16 là một trong hàng chục thành phố bí mật được Liên Xô xây dựng trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh. Arzamas-16 có vai trò khá đặc biệt khi nó là nơi Liên Xô nghiên cứu phát triển nền tảng công nghệ hạt nhân đầu tiên của nước này. 

Bất ngờ về dữ liệu kho vũ khí hạt nhân Nga và Mỹ sau START-3

Hiệp ước START-3 vừa được gia hạn thêm 5 năm nhờ những nỗ lực của tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Mỹ John Biden, ngay sau thỏa thuận những dữ liệu về kho vũ khí hạt nhân chiến lược của hai nước đã được công bố.

Bat ngo ve du lieu kho vu khi hat nhan Nga va My sau START-3
Bộ Ngoại giao Nga đã công bố dữ liệu về tổng số vũ khí tấn công chiến lược theo Hiệp ước START mới được gia hạn trong 5 năm vừa được kí kết cách đây không lâu. 

Thót tim vụ Nga suýt phóng nhầm vũ khí hạt nhân năm 1995

Sự kiện 25/1/1995 làm dấy lên quan ngại về độ an toàn về của hệ thống vũ khí hạt nhân Nga dưới thời Boris Yeltsin, nhưng cũng là lời cảnh báo dành cho phương Tây về khả năng ứng phó tức thì của người Nga trước sự đe dọa hạt nhân.

Thot tim vu Nga suyt phong nham vu khi hat nhan nam 1995
Vào ngày 25/1/1995, một sự cố quân sự hy hữu đã xảy ra, khiến quân đội Nga suýt phóng nhầm vũ khí hạt nhân vào một "kẻ thù" không có thật.
Thot tim vu Nga suyt phong nham vu khi hat nhan nam 1995-Hinh-2
Theo đó, vào ngày này, radar cảnh báo sớm của Nga phát hiện một vụ phóng tên lửa bất ngờ gần Na Uy, và chỉ huy quân đội Nga ước tính tên lửa này chỉ mất vài phút để tác động tới Moskva.

Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc sẽ sớm vượt Nga?

Trung Quốc được dự báo sẽ sớm vượt qua Nga để trở thành mối đe dọa hạt nhân lớn nhất đối với nước Mỹ.

Kho vu khi hat nhan cua Trung Quoc se som vuot Nga?
Mới đây, Bắc Kinh được cho là đã nhượng bộ yêu cầu của Mỹ khi đồng ý tiến hành cuộc đàm phán giữa giới chức quân sự hai nước. Họ đã thảo luận về tình hình Afghanistan cũng như những rủi ro của các cuộc đụng độ trên biển. 

‘Ác mộng’ của Mỹ thành hiện thực khi đoàn tàu Barguzin Nga tái xuất?

Đoàn tàu Barguzin của Nga đi vào hoạt động là kịch bản có thể khiến Mỹ và các đồng minh NATO cảm thấy lo ngại nhất.

‘Ac mong’ cua My thanh hien thuc khi doan tau Barguzin Nga tai xuat?
Nga có thể quay trở lại trang bị các hệ thống tên lửa đường sắt, cụ thể là những đoàn tàu hạt nhân Barguzin, động thái trên sẽ là cơn ác mộng thực sự đối với Mỹ, ý kiến này được các chuyên gia quân sự đến từ Trung Quốc chia sẻ. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới