[e-Magazine] Nền hoà bình do Mỹ thiết lập tại Trung Đông đang suy yếu?

Sức nóng Trung Đông không chỉ bao trùm Israel, Hamas, các nhóm ủy nhiệm thân Iran, lực lượng Mỹ và đồng minh ở khu vực, mà lan cả bên trong nước Mỹ và cuộc tranh cử Tổng thống diễn ra vào tháng 11 tới đây của nước này.

[e-Magazine] Nen hoa binh do My thiet lap tai Trung Dong dang suy yeu?
Trung Đông nằm ở trung tâm của một khu vực có ý nghĩa địa chiến lược quan trọng hàng đầu đối với Mỹ. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã can dự ngày càng sâu hơn vào khu vực này trong tổng thể mục tiêu chiến lược của Mỹ. Hiện nay, chính sách Trung Đông của Mỹ đang đứng trước thời điểm mấu chốt với những điều chỉnh quan trọng để phù hợp với xu hướng “xoay trục” khỏi khu vực đã được định hình tương đối rõ nét.
Khi Israel tăng cường các cuộc tấn công vào Lebanon và xem xét khả năng đáp trả lại cuộc xâm lược của Iran, ảnh hưởng của Mỹ đối với quyết định của Israel bị suy giảm sau cuộc tấn công ngày 7/10 là điều đáng chú ý. Một Israel với nền quân sự vượt trội có thể tạm thời ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố, nhưng hòa bình lâu dài vẫn là điều rất khó đạt được. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã không khéo léo trong mối quan hệ với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và có thể đã vô tình gây khó khăn cho chiến dịch của bà Kamala Harris nếu giá xăng tiếp tục tăng và một cuộc chiến khu vực xảy ra. Kế hoạch trước đây của ông Trump nhằm mang lại hòa bình thông qua các mối quan hệ kinh tế giữa Israel và các nước Ả Rập, đồng thời gây áp lực tối đa đối với Iran, giờ đây có vẻ không mang lại kết quả khả quan nào, khi cả Nga và Trung Quốc đang tiến gần hơn với Tehran.
Dù ai chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, người đó cũng sẽ phải đối mặt với lựa chọn khó khăn: hoặc cố gắng lập lại trật tự cho Trung Đông và chấp nhận rủi ro lấn át các ưu tiên khác ở châu Âu cũng như châu Á, hoặc để khu vực này tiếp tục căng thẳng dưới sự thống trị quân sự của Israel, tạo ra điều kiện cho một cuộc xung đột lớn hơn trong tương lai.
[e-Magazine] Nen hoa binh do My thiet lap tai Trung Dong dang suy yeu?-Hinh-2

Vào ngày 01/10/2024, Iran đã phóng hơn 180 tên lửa vào Israel, đánh dấu một trong những cuộc tấn công tên lửa lớn nhất trong lịch sử xung đột với nước này. Người phát ngôn Quân đội Israel, Đô đốc Daniel Hagari, cho biết, hệ thống phòng không của Israel đã chặn đứng hầu hết các tên lửa của Iran, nhưng vẫn có một số tên lửa rơi xuống miền trung và miền nam Israel. Theo một báo cáo từ The Washington Post, ít nhất hai chục tên lửa tầm xa của Iran đã vượt qua hệ thống phòng không của Israel và các đồng minh, đánh trúng ít nhất ba cơ sở quân sự và tình báo ở Israel.

Cuộc tấn công của Iran diễn ra sau khi Quân đội Israel bắt đầu thực hiện các cuộc tấn công mặt đất "có giới hạn, cục bộ và có mục tiêu" nhằm vào Hezbollah ở miền Nam Lebanon. Theo thông cáo của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, các cuộc tấn công này là màn đáp trả đối với việc Israel tiêu diệt các lãnh đạo của Hamas và Hezbollah trong những tháng gần đây. Nếu Israel đáp trả cuộc tấn công tên lửa của Iran, Tehran đã đe dọa sẽ phản đòn một cách quyết liệt hơn.
Tuy nhiên, Quân đội Israel đã cảnh báo rằng cuộc tấn công của Iran sẽ để lại những hậu quả. Người phát ngôn Quân đội Israel Hagari cho biết: "Chúng tôi có kế hoạch và sẽ hành động vào thời điểm và địa điểm mà chúng tôi quyết định". Ông không cho biết cụ thể khi nào điều này có thể xảy ra hay hình thức đáp trả sẽ như thế nào. Thủ tướng Israel Netanyahu cũng đã ám chỉ về một màn đáp trả cứng rắn hơn và nhấn mạnh rằng Iran đã phạm một sai lầm nghiêm trọng và sẽ phải chịu trách nhiệm cho điều đó.
[e-Magazine] Nen hoa binh do My thiet lap tai Trung Dong dang suy yeu?-Hinh-3
Mỹ coi những mối đe dọa này là nghiêm trọng và đã tăng cường hỗ trợ quân sự cho Israel để giúp nước này chống lại các cuộc tấn công của Iran. Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo sẽ tăng cường số lượng máy bay chiến đấu trong khu vực và yêu cầu tàu sân bay USS Abraham Lincoln ở lại Trung Đông. Theo thông cáo từ Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant đã thảo luận về các hậu quả nghiêm trọng đối với Iran nếu nước này quyết định tiến hành một cuộc tấn công quân sự trực tiếp vào Israel. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết sự hỗ trợ cho an ninh của Israel là rất vững chắc. Ông nói thêm rằng Washington sẽ phối hợp với Israel bất cứ khi nào trong tương lai nếu nước này muốn đáp trả lại cuộc tấn công. Mặc dù Chính phủ Mỹ tuyên bố phối hợp chặt chẽ với Israel, nhưng nhiều lần đã bị các sáng kiến của Netanyahu “vượt mặt”.
[e-Magazine] Nen hoa binh do My thiet lap tai Trung Dong dang suy yeu?-Hinh-4

Tuy nhiên, sau khi Chính quyền Tổng thống Biden phản ứng một cách thận trọng đối với các cuộc tấn công của Iran vào Israel vào tháng Tư vừa qua, Jerusalem đã không còn mặn mà với việc tuân theo các khuyến nghị từ Washington và kiềm chế trong tương lai. Israel đã mất niềm tin vào quyết tâm của ông Biden trong việc thực hiện các hành động cụ thể chống lại Iran và các cơ sở hạt nhân của nước này. Hiện tại, Tổng thống Biden đang kêu gọi Israel nên phản ứng thích hợp và cho rằng họ không nên tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran.

Israel lo ngại Iran có thể biến việc sở hữu bom hạt nhân thành một công cụ để răn đe. Các vũ khí này sẽ như một "lá chắn hạt nhân", có thể khiến Iran trở nên hung hăng hơn và yên tâm rằng mình không thể bị tấn công trở lại.
Hiện tại, Iran đang ở trong tình thế rủi ro nếu tiếp tục leo thang xung đột. Với việc Hamas bị tiêu diệt và Hezbollah đang thiếu lãnh đạo và rối loạn, các lực lượng uỷ nhiệm của Iran không thể hỗ trợ Tehran như thường lệ. Bên cạnh cuộc tấn công hiện tại nhằm vào Hezbollah, việc Israel đánh bại Hamas ở Gaza đã giảm đáng kể khả năng gây rối của Iran trước những mối đe dọa. Tuy nhiên, những trở ngại này có thể khiến Iran đẩy nhanh chương trình vũ khí hạt nhân của mình.
Các quan chức Iran đã chỉ ra rằng lập trường của Israel có thể thúc đẩy nước này hoàn thiện phát triển vũ khí hạt nhân. Một số người cho rằng, Ayatollah Ali Khamenei, lãnh đạo tối cao của Iran, có thể thu hồi án lệnh được đưa ra trước đó về việc cấm sở hữu vũ khí hạt nhân. Chính quyền Iran đã tăng cả số lượng và quy mô của các máy ly tâm để làm giàu urani và hiện có một lượng lớn vật liệu gần đạt đến cấp độ vũ khí.
Vào mùa xuân vừa qua, Giám đốc IAEA Rafael Grossi cho biết, Iran đang làm giàu urani với độ tinh khiết là 60%, tỉ lệ này cao hơn 2% đến 4% của các cường quốc hạt nhân khác và gần đạt khả năng chế tạo vũ khí. Ông cho rằng họ có đủ vật liệu hạt nhân để chế tạo vài đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ có một vũ khí hạt nhân bởi đòi hỏi nhiều yếu tố khác. Nhưng tình hình vẫn rất nghiêm trọng.
Mỹ và Israel luôn nhấn mạnh rằng họ sẽ không cho phép Iran phát triển bom hạt nhân. Israel rõ ràng có thông tin tình báo chính xác về chương trình hạt nhân của Iran. Nếu Iran vượt qua một ranh giới quan trọng, Israel có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, điều mà nước này đã gần như thực hiện vào năm 2011. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Jerusalem có hoàn toàn thành công trong việc tiêu diệt các cơ sở hạt nhân hay không, và nguy cơ một cuộc tấn công như vậy có thể khiến Iran chạy đua phát triển vũ khí hạt nhân?
Trong khi phản đối các cuộc tấn công của Israel vào các cơ sở hạt nhân của Iran, Tổng thống Biden đã ngụ ý rằng Mỹ có thể hỗ trợ một cuộc tấn công của Israel vào các cơ sở dầu mỏ của Iran, nhưng gần đây ông Biden lại nói rằng ông phản đối các cuộc tấn công như vậy. Điều này một phần là do sau phát biểu trước đó, giá dầu thô của Mỹ bắt đầu tăng hơn 5%, lên 77 USD/thùng. Các nhà phân tích cảnh báo rằng một cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Iran có thể làm tăng giá dầu lên hơn 12 USD, và một cuộc phong tỏa eo biển Hormuz bởi Iran có thể đẩy giá dầu lên tới 28 USD. Một cuộc xung đột lớn ở Trung Đông sẽ làm tăng giá năng lượng đáng kể và có thể đẩy cuộc bầu cử tổng thống hiện tại của Mỹ nghiêng về phía ông Trump.
[e-Magazine] Nen hoa binh do My thiet lap tai Trung Dong dang suy yeu?-Hinh-5

Tehran không muốn đẩy mạnh khả năng thắng cử của ông Trump bằng leo thang xung đột. Ông Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận JCPOA mà cựu Tổng thống Obama ký kết vào năm 2015. Vào ngày 8/5/2018, ông Trump đã giữ lời hứa của mình, đơn phương chấm dứt thỏa thuận, mặc dù Iran đã hoàn thành nghĩa vụ của mình. Đồng thời, ông Trump đã gia tăng áp lực kinh tế lên Iran, cảnh báo các công ty châu Âu không nên giao thương với Iran nếu muốn tránh các biện pháp trừng phạt thứ cấp.

Những người hưởng lợi nhiều nhất từ các lệnh trừng phạt là Nga và Trung Quốc. Moscow và Tehran đã tăng cường hợp tác quân sự, và Trung Quốc hưởng lợi từ việc mua dầu giá rẻ của Iran mà các đồng minh châu Á của Mỹ và châu Âu không còn được phép mua. Tuy nhiên, lãnh đạo Iran không thể chắc chắn rằng Nga hoặc Trung Quốc sẽ bảo vệ chế độ nếu chính quyền Trump lần thứ hai lại xem xét thay đổi chế độ ở Tehran.
[e-Magazine] Nen hoa binh do My thiet lap tai Trung Dong dang suy yeu?-Hinh-6

Iran và Nga đều đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt nghiêm khắc từ phương Tây và do đó duy trì mối quan hệ kinh tế chặt chẽ. Tổng thống Vladimir Putin cũng đã tăng cường hợp tác quân sự giữa Nga và Iran, ủng hộ chế độ Assad ở Syria cùng với Iran. Trong khi Iran sử dụng vũ khí sản xuất trong nước, họ vẫn mua một số vũ khí từ Nga và đã hỗ trợ Nga bằng công nghệ máy bay không người lái trong cuộc xâm lược Ukraine.

Theo một báo cáo gần đây từ Bộ Quốc phòng Mỹ, Iran cũng đã cung cấp cho Nga các tên lửa tầm ngắn Fath 360. Ngoài ra, các huấn luyện viên Iran đã đào tạo binh lính Nga về cách sử dụng những tên lửa này. Các tên lửa tầm ngắn cho phép Nga giữ lại các tên lửa tầm xa tiên tiến hơn cho các mục đích khác trong cuộc chiến ở Ukraine.
Lầu Năm Góc đã chỉ ra rằng, có thể đã có sự trao đổi thông tin tình báo giữa Iran và Nga liên quan đến việc chuyển giao tên lửa. Các cơ quan an ninh Mỹ dự kiến sẽ có thêm các lô vũ khí và hợp tác quân sự chặt chẽ hơn giữa Nga và Iran trong tương lai. Tuy nhiên, nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng với tư cách là một “nhà trung gian,” ông có thể yêu cầu Nga nhượng bộ về Iran trong khi chấp nhận các yêu cầu lãnh thổ của Nga tại Ukraine, điều mà ông đã ngầm chỉ ra trước đó.
[e-Magazine] Nen hoa binh do My thiet lap tai Trung Dong dang suy yeu?-Hinh-7

Giữa lúc căng thẳng gia tăng với Israel, Bắc Kinh đã cam kết ủng hộ Tehran, nhưng điều này thực tế không có nhiều ý nghĩa, vì Iran khó có thể kéo Trung Quốc vào một cuộc xung đột từ xa. Iran phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu năng lượng từ Trung Quốc, hơn 90% lượng dầu thô xuất khẩu của Iran đi vào Trung Quốc là qua thị trường chợ đen. Vào năm 2021, hai nước đã ký kết một thỏa thuận dài hạn 25 năm, trong đó Trung Quốc cam kết đầu tư lớn để bảo đảm nguồn cung dầu. Nếu Israel tấn công và phá hủy cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Iran, Bắc Kinh có thể hứa hẹn sẽ tái thiết lập các cơ sở này. Mặc dù mối quan hệ thương mại vũ khí đang gặp khó khăn, nhưng vẫn có sự hợp tác trong phát triển máy bay không người lái. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ chỉ hỗ trợ Iran về mặt ngoại giao và phản đối các chính sách của Mỹ, nhưng không mấy hứng thú với vai trò an ninh ở Trung Đông. Mặc dù các cơ quan an ninh Mỹ coi mối quan hệ này là đáng lo ngại, nhưng sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với Iran (giống như sự ủng hộ của nước này đối với Nga tại Ukraine) được cho là mang tính thực dụng và có giới hạn.

Trung Quốc cũng phải đối mặt với thách thức trong việc cân bằng mối quan hệ với Israel. Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc và Israel đã duy trì mối quan hệ đối tác công nghệ có năng suất cao, được tăng cường hơn nữa vào những năm 2000 bởi sự bùng nổ của Israel. Trong các cuộc đàm phán bí mật, các quan chức Hoa Kỳ đã bày tỏ mối quan ngại về sự hợp tác này và cố gắng ngăn cản Israel tiến gần với Bắc Kinh.
Một yếu tố quan trọng khác là lợi ích địa chính trị của Trung Quốc. Trung Quốc đang nắm bắt cơ hội để khẳng định mình là đối trọng với Mỹ ở khu vực vùng Vịnh. Ngay từ tháng 3/2023, Bắc Kinh đã thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa hai đối thủ lâu năm là Saudi Arabia và Iran. Các nhà quan sát ở Washington đã rất ngạc nhiên trước những diễn biến này giữa một trong những đồng minh thân cận nhất của họ và lo ngại rằng Riyadh có thể tham gia vào phạm vi ảnh hưởng của Bắc Kinh.
[e-Magazine] Nen hoa binh do My thiet lap tai Trung Dong dang suy yeu?-Hinh-9

Kể từ khi Tổng thống Franklin D. Roosevelt gặp Vua Abd al-Aziz Ibn Saud trên tàu USS Quincy vào ngày 14/2/1945, mối quan hệ Mỹ - Saudi Arabia đã trở thành một trong những liên minh địa chính trị quan trọng nhất sau Thế chiến II. Kể từ khi ký thỏa thuận "an ninh cho dầu mỏ", Washington đã bảo vệ Saudi Arabia, trong khi Riyadh đảm bảo giá dầu ổn định. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Saudi Arabia hiện tại nghi ngờ về độ tin cậy trong mối quan hệ với Mỹ, vì sự bùng nổ của hoạt động khai thác khí đá phiến ở Mỹ đã mang lại sự độc lập về năng lượng cho nước này.

Giá dầu quốc tế vẫn chịu ảnh hưởng của Liên minh OPEC, cùng với các cuộc khủng hoảng như xung đột giữa Iran và Israel. Trong tương lai gần, Saudi Arabia sẽ vẫn là nhà sản xuất “biến động” duy nhất có thể sản xuất dầu nhanh chóng và với số lượng lớn để giữ giá ở mức có thể chấp nhận được đối với các nền kinh tế phương Tây và châu Á.
Điều này giải thích tại sao Tổng thống Biden đã đến Riyadh vào tháng 7/2022 để yêu cầu Thái tử Mohammed Bin Salman của Saudi Arabia hợp tác, mặc dù trước đó ông Biden đã lên án Thái tử Mohammed Bin Salman là " kẻ bị ruồng bỏ". Những nỗ lực của Tổng thống Biden đã thất bại, khi Saudi Arabia không tăng sản lượng. Thay vào đó, OPEC đã quyết định vào tháng 10/2022 sẽ giảm nguồn cung hai triệu thùng mỗi ngày nhằm thúc đẩy giá dầu.
[e-Magazine] Nen hoa binh do My thiet lap tai Trung Dong dang suy yeu?-Hinh-10

Ông Trump hứa hẹn tăng cường mối quan hệ chặt chẽ hơn với Saudi Arabia và một lộ trình cứng rắn hơn đối với đối thủ truyền kiếp Iran, nhưng không nói rõ ông sẽ thực hiện điều đó như thế nào. Với Đảng Dân chủ chia rẽ, bà Harris hầu như im lặng ngoại trừ việc nói rằng bà ủng hộ Israel nhưng vô cùng muốn ngừng bắn. Việc cô lập Iran - lập trường truyền thống của Mỹ - sẽ chỉ làm tăng sự phụ thuộc của Tehran vào Moscow và Bắc Kinh, thúc đẩy vai trò của họ. Việc tạo ra sự cân bằng quyền lực ở Trung Đông sẽ là một phép thử khu vực để xem liệu sức mạnh của Mỹ có thể điều hướng và phát triển mạnh mẽ như thế nào trong thế giới đa cực đang phát triển.

[e-Magazine] Nen hoa binh do My thiet lap tai Trung Dong dang suy yeu?-Hinh-11

Đến lượt Israel phải phá sóng GPS để “lừa” tên lửa của Hezbollah

Lo ngại trước tên lửa dẫn đường bằng vệ tinh của lực lượng vũ trang Hezbollah, Israel phải gây nhiễu tín hiệu GPS để đánh lừa tên lửa dẫn đường bằng vệ tinh của Hezbollah.

Den luot Israel phai pha song GPS de “lua” ten lua cua Hezbollah

Tờ Sina của Trung Quốc cho biết, lo ngại một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Israel và nhóm vũ trang Hezbollah của Lebanon, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã làm gián đoạn tín hiệu vệ tinh GPS ở không phận khu vực phía bắc nước này; thậm chí việc này có thể gây nguy hiểm cho các chuyến bay thương mại của Israel.

Nhiều nước EU khuyến cáo công dân không đến Trung Đông

Trên trang mạng xã hội X, Bộ Ngoại giao Pháp ngày 1/8 ra thông cáo cho biết quan hệ giữa Israel và các nước đối địch trong khu vực Trung Đông đang cực kỳ căng thẳng và có nguy cơ leo thang quân sự.

Pháp và nhiều quốc gia châu Âu đã ra khuyến cáo công dân không đến Trung Đông và rời khỏi khu vực nếu có thể trước nguy cơ leo thang quân sự giữa Israel và các quốc gia đối dịch trong khu vực sau khi lãnh đạo của các lực lượng Hezbollah tại Lebanon và Hamas tại Palestine thiệt mạng sau các vụ không kích.

Nỗ lực ngoại giao của Mỹ để ngăn chặn chiến tranh Trung Đông

Đánh giá Trung Đông đang ở “thời khắc quan trọng”, Mỹ và các đồng minh đang tiến hành các hoạt động ngoại giao không ngừng nghỉ để xoa dịu căng thẳng trong khu vực.

Trung Đông dường như đang "nín thở" chờ xem Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này sẽ trả đũa như thế nào, sau khi Israel bị cáo buộc tiến hành các cuộc tấn công ám sát thủ lĩnh cấp cao của Hamas và Hezbollah.

Quốc tế nỗ lực thực hiện các hoạt động nhằm hạ nhiệt Trung Đông

Trước những áp lực xung đột đang phủ bóng khắp Trung Đông, các hoạt động ngoại giao con thoi vẫn diễn ra dồn dập.

Hôm 7/8, Iran phát đi cảnh báo không phận, một dấu hiệu cho thấy quan điểm kiên quyết của nước này về việc sẽ tấn công trả đũa vào Israel. Cùng với đó, các lực lượng khác như Hezbollah, Houthi cũng tuyên bố sẽ có các cuộc tấn công riêng rẽ nhằm vào Israel và đồng minh cho thấy khu vực Trung Đông đang cận kề “một cuộc chiến tranh”.

Trung Đông 'nín thở' trước nguy cơ Iran đáp trả Israel

Trung Đông dường như đang “nín thở” trước nguy cơ Iran và các nhóm vũ trang trong khu vực tiến hành đáp trả nhằm vào Israel sau vụ ám sát thủ lĩnh chính trị của lực lượng Hamas và chỉ huy quân sự của Hezbollah tại Lebanon.

Nhiều hoạt động ngoại giao con thoi tiếp tục được quốc tế thúc đẩy, với kỳ vọng quy mô màn đáp trả sẽ được thu hẹp và hạn chế thương vong dân thường. Nhiều biện pháp quân sự của đồng minh Israel cũng được triển khai như một biện pháp răn đe nhằm vào Iran. Nhiều hoạt động từ Israel và quốc tế cũng sẵn sàng để ứng phó.

Nhiều chuyến bay quốc tế chuyển hướng không qua Trung Đông, đặc biệt là không phận Iran, Israel và Lebanon, do lo ngại an toàn về màn đáp trả tiềm năng của Iran và đồng minh nhằm vào Israel có thể xảy ra bất cứ khi nào. Mới nhất, hãng hàng không United Airlines hôm qua đã tạm dừng các chuyến bay tới Israel.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.