Duy nhất trong sử Việt hai vị vua ngồi chung ngai vàng

Đây là triều đại phong kiến duy nhất trong lịch sử Việt Nam khi có hai vị vua ngồi chung một ngai ngai báu để trị vì.

Triều đại nhà Ngô (939-965) là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam, được Ngô Quyền thành lập sau khi đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng năm 938. Đây được coi là triều đại đầu tiên mở ra thời kỳ độc lập của nước ta sau hơn một nghìn năm bị đô hộ.

Năm 944, sau khi Ngô Quyền qua đời, con trai ông là Ngô Xương Ngập không được kế vị mà bị Dương Tam Kha - tướng quân và cũng là em vợ của Ngô Quyền cướp ngôi. Dương Tam Kha tự xưng là Dương Bình Vương, nhưng không được các thủ lĩnh khác thừa nhận, dẫn đến nhiều cuộc nổi dậy, loạn lạc khắp nơi.

Duy nhat trong su Viet hai vi vua ngoi chung ngai vang
Việc có hai vua cùng nắm quyền đã khiến triều đình ngày càng rối ren. Ảnh minh hoạ

Trước tình hình đó, tranh chấp ngôi báu giữa nhà Ngô và dòng ngoại tộc nổ ra. Hai anh em Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn, con trai của Ngô Quyền, đã đứng lên lật đổ Dương Tam Kha, giành lại quyền lực cho nhà Ngô.

Năm 950, Ngô Xương Văn tự xưng là Nam Tấn Vương, đóng đô tại Cổ Loa. Đồng thời, với sự chấp thuận của Thái hậu Dương Thị, Ngô Xương Ngập cũng lên ngôi vua, lấy hiệu là Thiên Sách Vương. Từ đó, đất nước có hai vị vua cùng trị vì, Ngô Xương Văn cai trị phía Đông Bắc, còn Ngô Xương Ngập cai trị phía Tây Nam.

Duy nhat trong su Viet hai vi vua ngoi chung ngai vang-Hinh-2
Năm 954, Ngô Xương Ngập lâm bệnh và qua đời, để lại ngai vàng cho em trai là Ngô Xương Văn. Ảnh minh họa

Trong giai đoạn này, nhiều nơi trong nước nổi loạn, không thần phục triều đình. Nam Tấn Vương (Ngô Xương Văn) đã phải đích thân dẫn quân đi dẹp loạn. Đầu tiên, ông đánh bại giặc Chu Thái ở Thao Giang (Phú Thọ). Đến năm 965, ông tiếp tục kéo quân đi đánh hai tướng Đường và Nguyễn ở Thái Bình (Sơn Tây), nhưng không may trúng phục binh, bị bắn tử trận.

Ngô Xương Văn trị vì được 15 năm, giai đoạn do ông cùng Ngô Xương Ngập cai trị được gọi chung là thời kỳ Hậu Ngô Vương.

Duy nhat trong su Viet hai vi vua ngoi chung ngai vang-Hinh-3
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Ảnh minh họa

Sau khi Ngô Xương Văn qua đời, con trai ông là Ngô Xương Xí lên ngôi. Ông xưng là Ngô An Vương, có miếu hiệu là Thế Tông. Tuy nhiên, do thế lực yếu, Ngô Xương Xí phải rút lui về giữ đất Bình Kiều. Từ năm 966, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, hình thành 12 sứ quân mà sử sách gọi là "Loạn 12 sứ quân." Đến năm Mậu Thìn (968), đạo quân của Đinh Bộ Lĩnh sau hàng loạt chiến thắng, thống nhất đất nước, lập ra triều đại nhà Đinh.

Cuốn sách về cuộc đời nhiều tranh cãi của tướng giết giặc Dương Tam Kha

Ai là người giết tướng giặc Hoằng Tháo trong trận Bạch Đằng (938). Trong cuốn “Ngô Quyền và các danh tướng trong trận Bạch Đằng lịch sử”, tác giả Lê Thái Dũng cho biết, đó là tướng Dương Tam Kha, người có số phận thăng trầm và nhiều tranh cãi.

Cuon sach ve cuoc doi nhieu tranh cai cua tuong giet giac Duong Tam Kha
Cuốn “Ngô Quyền và các danh tướng trong trận Bạch Đằng lịch sử” do tác giả Lê Thái Dũng biên soạn. Nội dung cuốn sách xoay quanh về chiến thắng Bạch Đằng, những câu chuyện về Ngô Quyền, về những tướng lĩnh của ông… Trong sách, tác giả dành một chương quan trọng để viết về cuộc đời của tướng Dương Tam Kha, người có công giết tướng giặc Hoằng Tháo.

Kiều Công Tiễn làm phản, vì sao cháu nội một lòng phò tá Ngô Quyền?

Dù Kiều Công Tiễn làm phản, giết cha nuôi là Dương Đình Nghệ, rước quân Nam Hán vào nhà, bị Ngô Quyền giết chết, nhưng cháu nội ông là Kiều Công Hãn lại một lòng phò tá cho Ngô Quyền.

Kiều Công Tiễn làm phản
Nhằm giành lại độc lập cho dân tộc, thoát khỏi đô hộ phương bắc, Dương Đình Nghệ đã tìm được 3.000 bậc tuấn kiệt dưới cờ nghĩa của mình, gọi họ là “giả tử” tức con nuôi. Trong 3.000 trang tuấn kiệt này nổi lên có Kiều Công Tiễn và Ngô Quyền.

Đọc nhiều nhất

Tin mới