Dương Tiễn luôn cảm thấy hổ thẹn vì làm điều này với Tôn Ngộ Không

Ít ai biết rằng sau khi bắt được Tôn Ngộ Không, Dương Tiễn còn sai bảy anh em Mai Sơn phóng hỏa đốt cháy Hoa Quả Sơn, thiêu chết rất nhiều hầu tử.

Trong tiểu thuyết Tây du ký của nhà văn Ngô Thừa Ân, khi Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung, mười vạn thiên binh không thể ngăn cản Tề Thiên Đại Thánh. Quan Âm Bồ Tát đã tiến cử Nhị Lang Thần với Ngọc Hoàng, sau đó Ngọc Hoàng phái Nhị Lang Thần và Thái Thượng Lão Quân đi bắt Tôn Ngộ Không về chịu tội.

Duong Tien luon cam thay ho then vi lam dieu nay voi Ton Ngo Khong

Nhị Lang Thần và Tôn Ngộ Không đã đại chiến những trận long trời lở đất, dùng từ mưu trí, binh khí cho đến tài năng biến hóa thần thông. Hai bên quyết đấu bất phân thắng bại nên Thái Thượng Lão Quân liền ném Kim Cang Trác trúng đầu Ngộ Không, đồng thời Khao Thiên Khuyển lao vào cắn, Dương Tiễn mới nhân cơ hội đánh ngã và bắt sống được Ngộ Không.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng sau khi bắt được Tôn Ngộ Không, Dương Tiễn còn sai bảy anh em Mai Sơn phóng hỏa đốt cháy Hoa Quả Sơn, thiêu chết rất nhiều hầu tử.

Trong phim Tây du ký, lúc bị Đường Tăng đuổi đi, Tôn Ngộ Không trở về Hoa Quả Sơn đã nhìn cảnh vật và nhớ lại chuyện xưa khi núi này bị Nhị Lang Thần sai bảy anh em Mai Sơn phóng hỏa đốt cháy, mắt rưng rưng lệ và trông vô cùng buồn bã, nhưng kỳ lạ là Tôn Ngộ Không lại không hề ghi hận Dương Tiễn.

Duong Tien luon cam thay ho then vi lam dieu nay voi Ton Ngo Khong-Hinh-2

Trong lúc đi đòi lại ngọc Xá Lợi của nước Ô Kê, Tôn Ngộ Không chưa có thể nghĩ ra được cách để thu phục được Cửu Đầu Trùng ở đầm Bích Ba thì bỗng nhiên trên trời mây khói cuồn cuộn, hóa ra là Nhị Lang Thần trên đường đi săn trở về. Ngộ Không liền nói với Bát Giới đó là huynh đệ của ta, mau đi mời bọn họ trợ chiến.

Bát Giới không biết chuyện liền hỏi lại Ngộ Không: "Nếu là huynh đệ của huynh thì sao huynh không trực tiếp đi mời?".

Ngộ Không cười đáp: "Chỉ vì ta từng bị hắn bắt sống, nên có chút không tiện".

Bát Giới hiểu nỗi khó xử của Ngộ Không, liền đi mời gọi Nhị Lang Thần. Sau khi nghe xong Nhị Lang Thần cũng rất nhiệt tình, lập tức xuất hiện chào hỏi Tôn Ngộ Không.

Duong Tien luon cam thay ho then vi lam dieu nay voi Ton Ngo Khong-Hinh-3

Dương Tiễn nghe Ngộ Không mở lời nhờ giúp đỡ, liền nói: "Ta vì nhàn dỗi nên cùng các huynh đệ ra ngoài săn bắn. Nay Đại Thánh không màng chuyện cũ, muốn được hiệp lực hàng yêu, sao ta có thể không tuân mệnh". Lúc đó trời đã tối nên người của Dương Tiễn khuyên ông để ngày hôm sau rồi lập kế tác chiến.

Dương Tiễn liền nói: "Chinh chiến không chờ thời, sao phải sợ trời tối".

Nhiều người nhận định có thể vì Dương Tiễn trong lòng cũng cảm thấy hổ thẹn, khi năm xưa đã phái người đi phóng hỏa đốt cháy Hoa Quả Sơn mà khi gặp lại Đại Thánh không hề tỏ thái độ căm hận mà còn gọi Dương Tiễn là "đại ca", thể hiện sự tôn trọng với đối Dương Tiễn cũng như sự thông thấu đạo lý biết "quay đầu" của Tề Thiên Đại Thánh khiến Dương Tiễn rất nóng lòng muốn cùng Ngộ Không hàng yêu.

Giải mã bí ẩn về sư phụ thực sự của Tôn Ngộ Không

Phàm là những ai từng đọc qua Tây Du Ký đều cho rằng, sư phụ chân chính của Tôn Ngộ Không là Bồ Đề Tổ Sư – người truyền dạy 72 phép biến hóa.

Tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân từng được xếp vào một trong "tứ đại danh tác" của văn học Trung Quốc. Và một trong những nhân vật trung tâm của bộ tiểu thuyết ấy chính là Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không.

Giải mã 72 phép biến hoá thần thông của Tôn Ngộ Không

Trong tác phẩm “Tây du ký” của Ngô Thừa Ân, lúc truyền dạy pháp thuật cho Tôn Ngộ Không, sư phụ Bồ Đề Tổ Sư đã hỏi ý kiến học trò muốn học loại pháp thuật nào trong 2 loại: Thiên Cang gồm 36 phép biến hóa và Địa Sát gồm 72 phép biến hóa.

Sau khi lựa chọn theo đuổi 72 phép Địa Sát và phải trải qua rất nhiều năm miệt mài luyện công, Tôn Ngộ Không đã có thể sử dụng thành thạo các thuật pháp đã được sư phụ truyền dạy.
Giai ma 72 phep bien hoa than thong cua Ton Ngo Khong
 Tôn Ngộ Không là một nhân vật đã đi vào "huyền thoại" với những phép thần thông biến hóa khôn lường.
Có lẽ nhiều người lầm tưởng rằng 72 phép biến hóa của Tôn Ngộ Không dùng để biến hóa ra 72 thứ đồ vật, thế nhưng sự thực lại không đơn giản như vậy.
Bây giờ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem rốt cuộc thì "72 phép biến hóa thần thông" ấy bao gồm những thuật pháp lợi hại như thế nào!
1. Thông U: Muốn xuống địa ngục không phải là chuyện khó, nhưng muốn trở về lại trần thế gần như là việc không tưởng. Thế nhưng, nhờ có thuật pháp này mà Tôn Ngộ Không có thể đi lại giữa địa ngục và dương gian một cách dễ dàng.
2. Khu Thần: Thuật pháp giúp Tôn Ngộ Không có thể dễ dàng qua mặt thần linh.
3. Đảm Sơn: Thuật pháp "gánh núi" này giúp cho Tôn Ngộ Không dù bị đè dưới núi 500 năm mà không chết.
4. Cấm Thủy: Tôn Ngộ Không có thể di chuyển dễ dàng trong nước là nhờ có phép thần thông này. Tuy nhiên, xét về phương diện chiến đấu dưới nước thì không nên so sánh Tôn Ngộ Không với Sa Tăng.
Giai ma 72 phep bien hoa than thong cua Ton Ngo Khong-Hinh-2
Về khả năng chiến đấu dưới nước, không nên so sánh Tôn Ngộ Không với Sa Tăng. 
5. Tá Phong: Thuật pháp này giúp Tôn Ngộ Không có thể tận dụng sức mạnh của gió.

Vì sao chỉ duy nhất Tôn Ngộ Không có thể náo loạn Địa Phủ?

Trong khắp thế giới Tây Du, có rất nhiều yêu ma bản lĩnh cao cường nhưng chỉ duy nhất Tôn Ngộ Không dám đến Long Cung đoạt bảo và náo loạn Địa Phủ xóa sổ Sinh Tử.

Năm đó tại Hoa Quả Sơn, Tôn Ngộ Không đã bị Hắc Bạch Vô Thương bắt mất linh hồn dẫn đi nhưng vẫn không bị mất đi ý thức.

Đọc nhiều nhất

Tin mới