Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Việt Nam làm chủ công nghệ?!

Chính phủ vừa trình Quốc hội đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, công trình mang ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng...

Dự án mang kỳ vọng Việt Nam sẽ làm chủ công nghệ đường sắt hiện đại. Tuy nhiên, không ít lo ngại về tác động đến bội chi ngân sách Nhà nước, nợ công và khả năng trả nợ trong tương lai.
Chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) và PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển cộng đồng (thành viên VUSTA) đã trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống xung quanh phương án bố trí vốn cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam cũng như kỳ vọng Việt Nam sẽ làm chủ công nghệ.
Duong sat toc do cao Bac - Nam: Viet Nam lam chu cong nghe?!
Ảnh minh họa. 
Bài toán đầu tư công... trả nợ ngân sách
Nghị trường Quốc hội sáng 13/11 “nóng” thảo luận về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được thực hiện theo hình thức đầu tư công với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 1,7 triệu tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD). Điều này dễ bội chi ngân sách Nhà nước, nợ công, khả năng trả nợ của ngân sách Nhà nước?
TS Lê Đăng Doanh: Trước hết, phải khẳng định, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là công trình có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội. Công trình mở ra không gian phát triển kinh tế mới, nguồn lực mới, giúp tăng trưởng nền kinh tế.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, dự án được thực hiện theo hình thức đầu tư công với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 1,7 triệu tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD). Tôi đồng ý với Ủy ban Kinh tế về việc cần nghiên cứu, xem xét thận trọng nguồn vốn cho dự án.
Tôi còn một băn khoăn khác, mức đầu tư dự án lên đến 67,34 tỷ USD nên giá vé của đường sắt này khá cao. Các nước khi xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao, thu nhập bình quân trên đầu người của họ rất cao. Liệu chúng ta xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, hành khách Việt Nam với thu nhập như mới đây chúng ta dự kiến sang năm 2025 là 4900USD/người, liệu có khả năng sử dụng tuyến đường sắt này hay không.
Tôi cho rằng, cần phải cân nhắc giữa chi phí đầu tư, huy động vốn cũng như năng lực quản lý của dự án và khả năng sử dụng có hiệu quả để hoàn vốn và trả nợ. Tôi lấy ví dụ, hiện đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã bước đầu phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, chi phí đầu tư của dự án đường sắt này đã đội vốn lên rất nhiều, thời gian thực thi dự án kéo dài hơn mức dự kiến rất nhiều. Do đó, phương án bố trí vốn cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam rất cần được xem xét, phân tích nhiều mặt, tránh có một quyết định nóng vội.
Có nên áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt khác với Luật Đầu tư công để bảo đảm căn cứ pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện dự án này?
TS Lê Đăng Doanh: Về các cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai dự án, tôi cũng cho rằng, dự án có vai trò quan trọng, mang tính chiến lược dài hạn, tác động sâu, rộng tới mọi mặt của nền kinh tế - xã hội nước ta và có quy mô rất lớn, yêu cầu về công nghệ kỹ thuật phức tạp, lần đầu tiên được triển khai thực hiện ở Việt Nam. Để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, việc cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt là cần thiết. Vấn đề cơ chế, chính sách đặc thù phải xác định rõ, trách nhiệm của người quyết định, trách nhiệm của người thực hành, việc huy động vốn, đối tác, hợp tác là như thế nào? Tôi cho rằng, đây là những yếu tố cần phải được công bố để các đại biểu Quốc hội cũng như các chuyên gia xem xét, phân tích.
Duong sat toc do cao Bac - Nam: Viet Nam lam chu cong nghe?!-Hinh-2
TS Lê Đăng Doanh 
Nhiều ý kiến cho rằng, việc xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cần tính đến giá trị khai thác, lợi ích kinh tế, cũng như mức đầu tư công, khả năng trả nợ ngân sách để không gây áp lực trả nợ lên các giai đoạn sau?
TS Lê Đăng Doanh: Tôi cho rằng, đây cũng là một góc độ cần phải được xem xét, thảo luận kỹ lưỡng. Ngoài hiệu quả, còn năng lực tài chính của chúng ta như thế nào, có đủ năng lực tài chính để đầu tư lớn như vậy hay không. Nếu đầu tư lớn như thế trong khi việc đầu tư cho các dự án khác cũng cấp bách, rất cần thiết như ở Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung sẽ được xem xét ra sao. Do đó, tôi cho rằng, cần đánh giá toàn diện hơn về phương án tài chính của dự án trong giai đoạn vận hành, khai thác đặt trong tổng thể nhu cầu nguồn vốn đầu tư công và bổ sung kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức, vận hành, khai thác các tuyến đường sắt tốc độ cao. Tôi mong các phương án cũng được phân tích, thảo luận để các chuyên gia đóng góp ý kiến.
“Đánh thức" Nhà máy xe lửa Gia Lâm làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao
Dự án được kỳ vọng Việt Nam sẽ làm chủ công nghệ. Để hiện thực hoá điều này, điều kiện cần và đủ là gì?
PGS.TS Bùi Thị An: Mục tiêu chuyển giao công nghệ và phát triển công nghiệp đường sắt, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam hướng đến phát triển năng lực nội địa hóa và chuyển giao công nghệ. Dự kiến đến năm 2045 sẽ làm chủ công nghệ trong xây dựng, vận hành và bảo trì đường sắt tốc độ cao. Các doanh nghiệp trong nước được khuyến khích tham gia vào công nghiệp đường sắt và hỗ trợ chuyển giao công nghệ từ tổng thầu nước ngoài. Nhiều cơ chế chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp đường sắt nhằm thúc đẩy nền công nghiệp đường sắt trong nước.
Tôi cho rằng, mục tiêu là như vậy, nhưng làm sao chúng ta phải làm chủ được công nghệ, kỹ thuật, tạo nên được sự làm chủ trong toàn bộ quá trình làm đường sắt tốc độ cao, kể cả vật liệu. Đây là bài toán đặt ra vô cùng khó. Bây giờ cái gì chúng ta cũng nhập sẽ gay go. Theo tôi, để hiện thực hoá điều này, cần phải có đề án rất cụ thể. Công nghệ cao, vật liệu sẽ thế nào, toàn bộ phải thích ứng điều kiện nhiệt đới ở Việt Nam. Quá trình xây dựng đề án cần làm rõ cái gì nội địa được, cái gì buộc phải nhập khẩu và cần phải đặt ra mục tiêu. Vấn đề tổ chức thực hiện thế nào để làm chủ được công nghệ. Không thể để tình trạng khi triển khai bị chậm lại vì lý do này, lý do khác, bởi dự án này rất quan trọng.
Duong sat toc do cao Bac - Nam: Viet Nam lam chu cong nghe?!-Hinh-3
PGS.TS Bùi Thị An 
Nhà máy xe lửa Gia Lâm sẽ được gọi tên “phục vụ” xây dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cả về con người và công nghệ?
PGS.TS Bùi Thị An: Việc “đánh thức” Nhà máy xe lửa Gia Lâm là vô cùng có ý nghĩa, không chỉ ngành đường sắt nói riêng mà với cả Việt Nam nói chung, bởi công trình này đã gắn bó với chúng ta xuyên suốt chiều dài lịch sử, phục vụ nhiều công việc mang rất nhiều ý nghĩa. Bây giờ cần rà soát lại hiện trạng, công nghệ, thiết bị có những gì, cần đầu tư thế nào, con người ra sao để Nhà máy xe lửa Gia Lâm chính thức vào cuộc, có vị trí quan trọng trong dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Bằng năng lực nội sinh, việc “đánh thức” Nhà máy xe lửa Gia Lâm thể hiện sự quyết tâm vượt lên khó khăn, làm chủ công nghệ.
Xin cảm ơn các chuyên gia về cuộc trao đổi trên!
Sáng 13/11, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, đã trình Quốc hội dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Dự án có chiều dài tuyến khoảng 1.541km đi qua 20 tỉnh, thành, xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435mm với tốc độ thiết kế 350 km/h. Trên dọc tuyến, Chính phủ dự kiến bố trí 23 ga hành khách, mỗi vị trí ga quy hoạch không gian phát triển từ 200 đến 500 ha. 5 ga hàng hóa có quy mô mỗi ga khoảng 24,5 ha.
Dự án này sẽ được thực hiện theo hình thức đầu tư công với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 1,7 triệu tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD). Dự kiến nguồn vốn ngân sách Nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn để đầu tư hoàn thành dự án vào năm 2035, bố trí vốn trong khoảng 12 năm (từ năm 2025 đến năm 2037), bình quân mỗi năm khoảng 5,6 tỷ USD - tương đương khoảng 1,3% GDP năm 2023 và khoảng 1% GDP năm 2027 (thời điểm khởi công dự án). Quá trình triển khai sẽ huy động đa dạng các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư. Chính phủ tính toán hoàn thành công tác lập và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế vào năm 2025 - 2026; khởi công dự án năm 2027; phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2035.

>>> Mời độc giả xem thêm video Đường sắt Bắc - Nam bị chia cắt do sạt lở

 

Vì sao đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chọn tốc độ 350km/giờ?

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Theo đó, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại cuộc họp để khẩn trương hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, trong đó tận dụng tối đa nội dung của Đề án đã trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Phó Thủ tướng lưu ý rà soát, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến Kết luận của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Cần cơ chế đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Thái, dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam cần có cơ chế đặc thù để triển khai nhanh chóng và hiệu quả.

PGS.TS Nguyễn Hồng Thái, Phó chủ tịch Hội Kinh tế và Vận tải đường sắt Việt Nam (hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) nhận định: Đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng trong tương lai, đồng thời đảm bảo phát triển hài hòa, bền vững các phương thức vận tải, tái cấu trúc đô thị và phân bổ dân cư, lao động trên hành lang Bắc – Nam, thúc đẩy năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Mục tiêu của Bộ Chính trị đề ra là phát triển giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững, đáp ứng mục tiêu đến năm 2045 nước ta là nước phát triển có thu nhập cao, vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trên hành lang kinh tế Bắc – Nam, các hành lang vận tải chính Đông – Tây và vận tải hành khách tại các đô thị lớn.

Tránh đội vốn khi làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Thường trực Chính phủ yêu cầu chậm nhất ngày 20/10 phải có Tờ trình của Chính phủ gửi Quốc hội, trước ngày khai mạc kỳ họp Thứ 8 Quốc hội khóa XV.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
Theo đó, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đã được Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến với vận tốc thiết kế 350km/h, vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.