Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Một 'bảo tàng' về kinh nghiệm thất bại

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông với mức đầu tư khủng nhưng liên tục lỡ hẹn thời gian vận hành, có nên coi đây là một bảo tàng kinh nghiệm thất bại?

Liên tục đưa ra lời hứa rồi lại lỗi hẹn vận hành, giờ đây, người dân thực sự thấy mệt mỏi với "công trình thế kỷ" đường sắt Cát Linh – Hà Đông nằm chềnh ềnh như một cái gai trước mắt hàng triệu người dân Thủ đô.
Từ khi khởi công xây dựng đến nay, công trình này gây biết bao phiền toái, bàn luận, nó trở thành "biểu tượng" cho rất nhiều thiếu sót, hạn chế trong quản lý và sử dụng vốn vay phát triển hạ tầng.
Dự án vốn ban đầu là hơn 8.700 tỷ đồng, đến năm 2016 điều chỉnh nâng lên 18.000 tỷ đồng. Dự kiến dự án đi vào vận hành vào năm 2013. Tuy nhiên cho đến nay, dự án vẫn chưa đưa vào vận hành thương mại.
Duong sat Cat Linh – Ha Dong: Mot 'bao tang' ve kinh nghiem that bai
 Đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đầu tư khủng nhưng liên tục lỡ hẹn thời gian vận hành. 
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể trả lời trước Quốc hội hôm 5/6 vừa qua cho biết: hiện dự án đã hoàn thành 99% hạng mục, còn 1% là một số hạng mục nhỏ về công tác xây lắp, đặc biệt là phải chứng minh được an toàn hệ thống.
Vâng, chỉ 1% chưa hoàn thiện, nhưng đó là phần cốt tử của dự án, dẫn đến dự án nghìn tỷ nằm đắp chiếu, phơi sương, còn người dân thì phải chịu cảnh ùn tắc giao thông không có lối thoát. 1% này không biết bao giờ mới khỏa lấp được?
“Của đau con xót”, chỉ cần nhìn con số đội vốn, nhìn vào khoản lãi mà hàng ngày công trình “đẻ” ra đang đè nặng lên ngân sách ai cũng thấy xót xa. Bởi, chỉ bằng mắt thường, bằng những quan sát thực tế của một người dân cũng thấy công trình này đang rơi vào bế tắc, nếu có đi vào hoạt động cũng không hiệu quả.
Đây là một một thất bại, là một bài học đau xót về công tác quản lý đầu tư, thương thảo hợp đồng... khi triển khai các công trình trọng điểm quốc gia.
Không phải nhìn đâu xa, ngay dưới chân đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông là tuyến buýt nhanh BRT đầu tư hàng nghìn tỷ nhưng lại trở thành “cái gai” của giao thông đô thị, khi nó nghiễm nhiên chiếm một phần đường lớn vào giờ cao điểm mà chỉ để chở một vài hành khách.
Dừng việc đầu tư hoàn thiện đường sắt đô thị có lẽ không phải là quyết định đơn giản nhưng với tình trạng như hiện nay việc nuôi con đường này được nhiều người ví von “như nuôi con nghiện” trong nhà.
Giả sử đường sắt có đi vào hoạt động thì cũng lại chung số phận như BRT, bởi tính kết nối quá kém. Đừng “cố đấm ăn xôi” nữa để rồi gánh nặng nợ nần lại đè nặng lên quốc gia.
Không thể để những con người được giao nhiệm vụ đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành công trình nghìn tỷ này liên tục “nuốt lời” trước nhân dân mà không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào.
Có lẽ nên tăng thêm cho những công trình này một công năng khác: Bảo tàng kinh nghiệm thất bại trong quản trị các dự án trọng điểm quốc gia.

Tàu Cát Linh – Hà Đông bị vẽ bậy, xử lý thế nào?

(Kiến Thức) - Những hình vẽ kỳ dị trên vỏ tàu Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đang khiến dư luận xôn xao. Cơ quan công an đã vào cuộc điều tra, làm rõ.

Liên quan đến việc tàu Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) bị vẽ sơn chi chít lên vỏ tàu, bày tỏ quan điểm dưới góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, hành vi của người vẽ là "cố ý phá hoại tài sản, làm hư hỏng tài sản".
“Đối với trường hợp này, người vi phạm sẽ bị xử lý tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại điều 143 Bộ Luật hình sự 1999. Để xử lý hành vi trên phải căn cứ vào vào kết quả giám định tài sản hư hỏng”, Luật sư Thơm phân tích.

Gần 700 người vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Ban Quản lý Dự án Đường sắt cho hay, tổng nhân sự vận hành ĐSTC Cát Linh - Hà Đông là 681 người. Trong đó, có 201 người đã qua đào tạo ở Trung Quốc, số còn lại được tổng thầu đào tạo trong nước.

Gan 700 nguoi van hanh tuyen duong sat Cat Linh - Ha Dong
Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đi vào vận hành thử nghiệm sáng 20/9. Ảnh: L.H.V 
Từ 6h30 sáng 20/9, tàu đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông đã chính thức vận hành thử liên động với 5 đoàn tàu, đây là tuyến đường sắt trên cao (ĐSTC) đầu tiên của Việt Nam đi vào hoạt động sau 7 năm xây dựng với nhiều lần điều chỉnh tiến độ. Hà Nội cũng lên phương án để kết nối ĐSTC với xe buýt, taxi, xe cá nhân...

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.