Dương Đình Nghệ, thủ lĩnh tài năng và cái chết oan nghiệt

Dương Đình Nghệ, thủ lĩnh tài năng và cái chết oan nghiệt

Chưa đầy một năm, tướng Dương Đình Nghệ ba lần đánh đuổi ba đạo quân lớn của Nam Hán, bảo vệ nền độc lập, tự chủ đầu tiên của Việt Nam sau gần nghìn năm bắc thuộc. Tiếc rằng, ông bị phản thần Kiều Công Tiễn sát hại.

Tướng Dương Đình Nghệ (874 – 937) là một hào trưởng, người làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thời Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ cầm quyền, Dương Đình Nghệ từng là một trong những bộ tướng của họ Khúc.
Tướng Dương Đình Nghệ (874 – 937) là một hào trưởng, người làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thời Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ cầm quyền, Dương Đình Nghệ từng là một trong những bộ tướng của họ Khúc.
Năm 930, Nam Hán xua quân sang bắt Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ, đánh chiếm thành Đại La. Trước tình hình này, Dương Đình Nghệ nhận trọng trách lãnh đạo nhân dân vùng lên giành lại độc lập và chủ quyền.
Năm 930, Nam Hán xua quân sang bắt Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ, đánh chiếm thành Đại La. Trước tình hình này, Dương Đình Nghệ nhận trọng trách lãnh đạo nhân dân vùng lên giành lại độc lập và chủ quyền.
Từ một vị hào trưởng - một bộ tướng thân tín của Khúc Hạo và Khúc Thừa Mỹ, Dương Đình Nghệ trở thành một vị danh tướng. Chỉ trong vòng chưa đầy một năm, ông ba lần đánh đuổi ba đạo quân lớn của Nam Hán.
Từ một vị hào trưởng - một bộ tướng thân tín của Khúc Hạo và Khúc Thừa Mỹ, Dương Đình Nghệ trở thành một vị danh tướng. Chỉ trong vòng chưa đầy một năm, ông ba lần đánh đuổi ba đạo quân lớn của Nam Hán.
Lần thứ nhất: Diễn ra ngay sau khi Khúc Thừa Mỹ thất bại trước quân Nam Hán xâm lăng. Từ quê nhà, danh tướng Dương Đình Nghệ tập hợp được hơn ba ngàn quân, tự mình làm tướng, đánh thẳng vào lực lượng của Nam Hán. Tướng giặc là Lý Khắc Chính đại bại.
Lần thứ nhất: Diễn ra ngay sau khi Khúc Thừa Mỹ thất bại trước quân Nam Hán xâm lăng. Từ quê nhà, danh tướng Dương Đình Nghệ tập hợp được hơn ba ngàn quân, tự mình làm tướng, đánh thẳng vào lực lượng của Nam Hán. Tướng giặc là Lý Khắc Chính đại bại.
Lần thứ hai: Nhà Nam Hán cho Lý Tiến sang thay Lý Khắc Chính. Nhưng, Lý Tiến chưa kịp thực hiện sứ mạng được giao đã bị Dương Đình Nghệ đánh cho tơi bời. Lý Tiến phải hốt hoảng chạy về nước cầu cứu.
Lần thứ hai: Nhà Nam Hán cho Lý Tiến sang thay Lý Khắc Chính. Nhưng, Lý Tiến chưa kịp thực hiện sứ mạng được giao đã bị Dương Đình Nghệ đánh cho tơi bời. Lý Tiến phải hốt hoảng chạy về nước cầu cứu.
Lần thứ ba: Nam Hán sai tướng Trần Bảo đem quân sang hỗ trợ Lý Tiễn. Khi Trần Bảo tới, thành Giao Châu đã bị mất. Trần Bảo bèn cho quân vây thành, quyết tiêu diệt bằng được Dương Đình Nghệ. Trong trận giao tranh Trần Bảo bị chém đầu, toàn bộ quân sĩ Nam Hán hoảng hốt bỏ chạy thục mạng.
Lần thứ ba: Nam Hán sai tướng Trần Bảo đem quân sang hỗ trợ Lý Tiễn. Khi Trần Bảo tới, thành Giao Châu đã bị mất. Trần Bảo bèn cho quân vây thành, quyết tiêu diệt bằng được Dương Đình Nghệ. Trong trận giao tranh Trần Bảo bị chém đầu, toàn bộ quân sĩ Nam Hán hoảng hốt bỏ chạy thục mạng.
Năm 931, sau 3 lần đánh đuổi quân xâm lược, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tự mình quản lý và điều hành các công việc của nước nhà.
Năm 931, sau 3 lần đánh đuổi quân xâm lược, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tự mình quản lý và điều hành các công việc của nước nhà.
Tiếc rằng không lâu sau đó, ông bị Kiều Công Tiễn, hào trưởng Phong Châu, một tướng dưới quyền ông, từng được ông nhận là con nuôi và trọng dụng giết hại để cướp quyền.
Tiếc rằng không lâu sau đó, ông bị Kiều Công Tiễn, hào trưởng Phong Châu, một tướng dưới quyền ông, từng được ông nhận là con nuôi và trọng dụng giết hại để cướp quyền.
Trong những người dưới trướng Dương Đình Nghệ có thể kể đến Đinh Công Trứ và Ngô Quyền. Đinh Công Trứ là thân phụ của Đinh Bộ Lĩnh, người có công dẹp loạn 12 sứ quân và lập nên nhà Đinh.
Trong những người dưới trướng Dương Đình Nghệ có thể kể đến Đinh Công Trứ và Ngô Quyền. Đinh Công Trứ là thân phụ của Đinh Bộ Lĩnh, người có công dẹp loạn 12 sứ quân và lập nên nhà Đinh.
Ngoài ra, các con trai, con gái của ông là Dương Tam Kha, Dương Thị Như Ngọc đều có nhiều công lao với đất nước. Dương Tam Kha từng cùng cha đánh chiếm thành Đại La, đuổi giặc về nước, tham gia trận đánh trên sông Bạch Đằng với Ngô Quyền, chém đầu Hoàng Thao tướng giặc Nam Hán.
Ngoài ra, các con trai, con gái của ông là Dương Tam Kha, Dương Thị Như Ngọc đều có nhiều công lao với đất nước. Dương Tam Kha từng cùng cha đánh chiếm thành Đại La, đuổi giặc về nước, tham gia trận đánh trên sông Bạch Đằng với Ngô Quyền, chém đầu Hoàng Thao tướng giặc Nam Hán.
Bà Dương Thị Như Ngọc, ái nữ của Dương Đình Nghệ là một phụ nữ có công lớn, giúp chồng (Ngô Quyền) lập đội nữ nương tử quân, tận tâm động viên lực lượng phụ nữ dốc tâm cứu nước.
Bà Dương Thị Như Ngọc, ái nữ của Dương Đình Nghệ là một phụ nữ có công lớn, giúp chồng (Ngô Quyền) lập đội nữ nương tử quân, tận tâm động viên lực lượng phụ nữ dốc tâm cứu nước.
Ngô Quyền, con rể của Dương Đình Nghệ, chính là người anh hùng đã giúp dẹp loạn Kiều Công Tiễn, đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt ngàn năm đô hộ Bắc thuộc, mở ra thời kỳ tự chủ của dân tộc.
Ngô Quyền, con rể của Dương Đình Nghệ, chính là người anh hùng đã giúp dẹp loạn Kiều Công Tiễn, đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt ngàn năm đô hộ Bắc thuộc, mở ra thời kỳ tự chủ của dân tộc.
Mời độc giả xem video:Cá tai tượng chiên xù. Nguồn: THDT.

GALLERY MỚI NHẤT