Được cho ăn, trăn đất quý hiếm bỗng "nổi điên" cắn nhầm chủ

Được cho ăn, trăn đất quý hiếm bỗng "nổi điên" cắn nhầm chủ

Một người đàn ông ở TP.HCM đã phải bàn giao con trăn đất nặng hơn 30kg cho kiểm lâm sau khi bị nó cắn. Được biết, con trăn quý hiếm này được người đàn ông nuôi như thú cưng.

Mới đây, các cán bộ Chi cục Kiểm lâm TP.HCM đã tiếp nhận một cá thể  trăn đất cái nặng chừng 32kg, dài gần 4 mét, thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm.
Mới đây, các cán bộ Chi cục Kiểm lâm TP.HCM đã tiếp nhận một cá thể trăn đất cái nặng chừng 32kg, dài gần 4 mét, thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm.
Được biết, con trăn đất quý hiếm này được ông Nguyễn Văn Kéo (52 tuổi), trú tại địa bàn phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.HCM nuôi làm thú cưng gần hai năm nay.
Được biết, con trăn đất quý hiếm này được ông Nguyễn Văn Kéo (52 tuổi), trú tại địa bàn phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.HCM nuôi làm thú cưng gần hai năm nay.
Tuy nhiên, hơn 1 năm trước, trong khi cho ăn, ông Kéo đã bị con trăn vô tình cắn trúng tay, phải tìm đến bác sĩ để thăm khám.
Tuy nhiên, hơn 1 năm trước, trong khi cho ăn, ông Kéo đã bị con trăn vô tình cắn trúng tay, phải tìm đến bác sĩ để thăm khám.
Mới đây, một số người hỏi xin, ông Kéo không muốn con trăn bị thịt nên liên hệ với Chi cục Kiểm lâm TP.HCM để bàn giao.
Mới đây, một số người hỏi xin, ông Kéo không muốn con trăn bị thịt nên liên hệ với Chi cục Kiểm lâm TP.HCM để bàn giao.
Kiểm lâm tiêm thuốc gây mê đưa con trăn ra khỏi chuồng, sau đó mang về chăm sóc ở Trạm cứu hộ động vật hoang dã ở Củ Chi trước khi thả về môi trường.
Kiểm lâm tiêm thuốc gây mê đưa con trăn ra khỏi chuồng, sau đó mang về chăm sóc ở Trạm cứu hộ động vật hoang dã ở Củ Chi trước khi thả về môi trường.
Trăn đất thường sống ở các nương rẫy ven rừng, trảng cỏ, rừng thứ sinh nghèo kiệt, ít khi chúng sống trong rừng rậm.
Trăn đất thường sống ở các nương rẫy ven rừng, trảng cỏ, rừng thứ sinh nghèo kiệt, ít khi chúng sống trong rừng rậm.
Chúng có tập tính ăn đuổi theo mồi và bắt mồi bằng động tác phóng đớp. Hoạt động chủ yếu của loài là vào ban đêm, vào ban ngày chúng nằm vắt trên cây vào mùa nóng hoặc thu mình trong hang đất, tổ mối vào mùa lạnh.
Chúng có tập tính ăn đuổi theo mồi và bắt mồi bằng động tác phóng đớp. Hoạt động chủ yếu của loài là vào ban đêm, vào ban ngày chúng nằm vắt trên cây vào mùa nóng hoặc thu mình trong hang đất, tổ mối vào mùa lạnh.
Trăn đất cái thường đẻ 15-25 trứng mỗi lứa, chúng quấn quanh tổ để canh trứng.
Trăn đất cái thường đẻ 15-25 trứng mỗi lứa, chúng quấn quanh tổ để canh trứng.
Trăn đất không cắn chết người lớn tuy nhiên nên lưu ý cảnh giác với trẻ nhỏ, chúng ăn các loài động vật có xương sống từ kích thước trung bình (lợn rừng, hoẵng, cheo cheo chuột) tới kích thước bé (rắn, chim, ếch nhái).
Trăn đất không cắn chết người lớn tuy nhiên nên lưu ý cảnh giác với trẻ nhỏ, chúng ăn các loài động vật có xương sống từ kích thước trung bình (lợn rừng, hoẵng, cheo cheo chuột) tới kích thước bé (rắn, chim, ếch nhái).
Trăn đất có thể trở thành thiên địch bắt chuột góp phần bảo vệ sản xuất nông lâm nghiệp.
Trăn đất có thể trở thành thiên địch bắt chuột góp phần bảo vệ sản xuất nông lâm nghiệp.
Phân loại dưới loài của Trăn đất đang gặp nhiều tranh cãi, trong đó phân loài Python molurus bivittatus đã được đề xuất phân loại thành một loài với danh pháp Python bivittatus.
Phân loại dưới loài của Trăn đất đang gặp nhiều tranh cãi, trong đó phân loài Python molurus bivittatus đã được đề xuất phân loại thành một loài với danh pháp Python bivittatus.
Tuy nhiên điều này vẫn chưa còn chờ các phân tích di truyền.
Tuy nhiên điều này vẫn chưa còn chờ các phân tích di truyền.
>>>Xem thêm video: Không tin nổi những sự thật về việc "xì hơi" ở động vật. Nguồn: Kienthucnet.

GALLERY MỚI NHẤT