Được chỉ định can thiệp ECMO, bác gái bệnh nhân 17 nặng thế nào?

(Kiến Thức) - Chiều 19/3, Bộ Y tế đã thống nhất chỉ định can thiệp ECMO với bệnh nhân Covid-19 thứ 19, là bác gái bệnh nhân 17, do tình trạng suy hô hấp tiến triển nhanh.

Được chỉ định can thiệp ECMO, bác gái bệnh nhân 17 nặng thế nào?
Tối 19/3, Bộ Y tế tiếp tục thông tin về tình trạng sức khỏe 2 bệnh nhân nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Đó là bệnh nhân L.T.H. (64 tuổi, ca số 19) và du khách người Anh (ca số 26, 69 tuổi).
Bộ Y tế cho hay cả hai bệnh nhân này đã được đặt thở máy (từ ngày 15/3), lọc máu. Hai bệnh nhân vẫn đang được theo dõi sát, các y bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nỗ lực cùng các chuyên gia hàng đầu về hồi sức tích cực, hô hấp, truyền nhiễm… được Bộ Y tế tăng cường điều động từ Bệnh viện Bạch Mai liên tục hội chẩn trực tuyến hàng ngày để hỗ trợ điều trị cho hai bệnh nhân này.
Duoc chi dinh can thiep ECMO, bac gai benh nhan 17 nang the nao?
Bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh minh họa. 

Đối với nữ bệnh nhân người Việt Nam là bác gái bệnh nhân 17, do tình trạng suy hô hấp tiến triển nhanh nên hội đồng chuyên môn cấp Bộ Y tế và tổ hồi sức bệnh nhân Covid-19 nặng của Bộ Y tế đã thống nhất chỉ định can thiệp ECMO - trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (Extracorporeal membrane oxygenation) hay hỗ trợ sự sống ngoài cơ thể (extracorporeal life support (ECLS).

Đây là phương pháp hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp khi tim hoặc phổi hay cả hai không thể hoạt động bình thường. Phương pháp này giúp thay thế tim hoặc phổi hay cả hai trong thời gian ngắn.

ECMO sử dụng một hệ tuần hoàn để thực hiện quá trình trao đổi oxy ở bên ngoài của cơ thể nhằm hỗ trợ và duy trì chức năng sống ở các bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng.

Trong đó, tuần hoàn ngoài cơ thể là một kỹ thuật nhằm thay thế tạm thời chức năng tim và phổi khi cần phải thực hiện các ca phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế các cấu trúc tim mạch hoặc mạch máu lớn trong cơ thể.

Duoc chi dinh can thiep ECMO, bac gai benh nhan 17 nang the nao?-Hinh-2
Hình minh họa hoạt động của ECMO. Ảnh: Sudhir Krishnan, MD. 
Tuần hoàn ngoài cơ thể được thực hiện nhờ vào các máy tim phổi nhân tạo và phải được điều khiển bởi các bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên ngành, có nghiệp vụ chuyên môn cao.
Đây là một hệ thống nửa kín, có thể thay thế hoàn toàn chức năng tim phổi của bệnh nhân nhờ vào hệ thống bơm phối hợp với hệ thống trao đổi khí được nối với bồn chứa ống dẫn, cannula và tim của bệnh nhân.
Hệ thống này sẽ tạo ra sự thay đổi về sinh lý trong cơ thể mà sự thay đổi này được kiểm soát có chủ động như huyết áp động mạch, huyết áp tĩnh mạch hệ thống, áp lực tĩnh mạch phổi, các thành phần trong máu, áp lực riêng phần CO2, O2, N2 và thân nhiệt. Từ đó dẫn đến các phản ứng tự điều chỉnh và tự bảo vệ cơ thể của bệnh nhân.

Video "Ca nhiễm Covid-19 thứ 57 tới Hà Nội trên chuyến bay VN0054". Nguồn: VTC Now.

Tuần hoàn ngoài cơ thể có thể thay thế hoàn toàn hoặc hỗ trợ một phần hoạt động của hệ tim phổi, hoặc cũng có thể là thay thế hoàn toàn nhưng đặt cùng lúc nhiều cannula ở nhiều vị trí khác nhau kết hợp với ngừng tuần hoàn tạm thời.
Đối tượng cần sử dụng ECMO là những bệnh nhân mắc bệnh lý nặng, có nguy cơ ngừng hô hấp hoặc ngừng tuần hoàn, đe dọa đến tính mạng.
ECMO được sử dụng khi phổi không có đủ khả năng cung cấp oxy cho cơ thể ngay cả khi đã cho hỗ trợ thở máy oxy ví dụ như trường hợp viêm phổi nặng có biến chứng suy hô hấp, hay bệnh nhân chẩn đoán phù phổi cấp kèm theo biểu hiện suy hô hấp nặng...
Theo các chuyên gia hồi sức, với những trường hợp không may bị viêm phổi nặng biến chứng suy hô hấp thì ECMO chính là "vũ khí" cuối cùng có thể giúp phổi dần hoạt động trở lại.

Bộ Y tế hướng dẫn việc cách ly y tế tại nhà

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cách ly y tế, bao gồm: cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tại cơ sở cách ly tập trung và cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Việc cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú được áp dụng đối với những người đã tiếp xúc với người có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân được xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 (đối tượng F2), những người tiếp xúc gián tiếp (đối tượng F3, F4). Thời gian cách ly được quy định là 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.

Người được cách ly cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân sau đây:

- Thường xuyên đeo khẩu trang; thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng có nắp đậy và mang đi xử lý hàng ngày.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn chứa ít nhất 60% cồn.

- Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân như bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt... Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi ở, nơi lưu trú.

- Đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, vận động cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng tại chỗ. Việc người dân nâng cao ý thức cộng đồng, thực hiện tốt các quy định cách ly, vệ sinh phòng dịch là góp phần chiến thắng giặc dịch Covid-19.

Hành trình Deagu – Ninh Bình, diễn biến phát bệnh của ca nhiễm Covid-19 thứ 18

(Kiến Thức) - Việt Nam tiếp tục ghi nhận ca nhiễm COVID-19 thứ 18 là bệnh nhân N.V.T. (27 tuổi, quê Thái Bình) trở về từ vùng dịch Daegu, Hàn Quốc. Người này trở về Việt Nam trên chuyến bay VJ981 từ Busan đến Vân Đồn.

Hành trình Deagu – Ninh Bình, diễn biến phát bệnh của ca nhiễm Covid-19 thứ 18
15h00 ngày 7/3, Viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, thông báo bệnh nhân COVID-19 thứ 18 ở Việt Nam.
Theo thông tin ban đầu, ngày 17/2, bệnh nhân N.V.T nhập cảnh tại sân bay quốc tế Gimhae - Busan, sau đó di chuyển về TP Daegu (Hàn Quốc). Đi cùng anh có chị N.T.P (em gái, 24 tuổi). Đến ngày 29/2, anh T bắt đầu ho khan, rát họng, không sốt, không khó thở. Anh không uống thuốc, tự theo dõi, không đi ra ngoài đến khi về Việt Nam.

4 bệnh nhân Covid-19 mới gặp bao nhiêu người trước khi nhập viện?

(Kiến Thức) - Lộ trình của 4 bệnh nhân Covid-19 mới (các ca bệnh từ 31-34) khá phức tạp. Trước khi được cách ly tại một bệnh viện ở Quảng Nam vì dương tính với SARS-CoV-2, ca bệnh thứ 31 đã đi nhiều tỉnh thành ở Việt Nam.

4 bệnh nhân Covid-19 mới gặp bao nhiêu người trước khi nhập viện?
Bệnh nhân Covid-19 thứ 34
Chiều 10/3, Bộ Y tế đã công bố bệnh nhân Covid-19 thứ 34. Theo kết quả xét nghiệm từ Viện Pasteur Nha Trang, nữ bệnh nhân D.T.L.T (51 tuổi, ngụ tại Bình Thuận) dương tính với SARS-CoV-2.

Bệnh nhân Covid-19 thứ 35 tiếp xúc với bao nhiêu người trước khi cách ly?

Ngay sau khi BYT công bố bệnh nhân Covid-19 thứ 35 là một nhân viên siêu thị Điện máy Xanh (Đà Nẵng), thành phố đã vào cuộc giám sát xác định thời gian làm việc, địa điểm và bước đầu xác định những người tiếp xúc với bệnh nhân này.

Bệnh nhân Covid-19 thứ 35 tiếp xúc với bao nhiêu người trước khi cách ly?
Theo đó, ngành y tế xác định, khoảng 18-19h ngày 4/3, bệnh nhân N. tiếp xúc trực tiếp với 2 người Anh tại siêu thị Điện máy Xanh (đến mua sim điện thoại) trong thời gian 10 phút, sau đó bệnh nhân tiếp tục làm việc tại đây đến 22h rồi về nhà chồng (phường Bình Thuận, quận Hải Châu).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.