Dùng vàng thử chì trong son: Không có cơ sở khoa học

(Kiến Thức) - Cách thử chì trong son với vàng tây được nhiều chị em áp dụng, tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng, cách thử này không có cơ sở khoa học.

Chưa có cách nào để thử
Để phát hiện thành phần chì trong son môi, chị em thường mách nhau kinh nghiệm bôi một chút son ra tay và dùng nhẫn vàng tây chà xát lên vết son đó, nếu thôi màu đen càng sẫm thì chứng tỏ son đó chứa hàm lượng chì càng cao. 
Tuy nhiên, GS.TSKH Phan Trường Thị, Viện trưởng Viện Đá quý - Vàng và Trang sức Việt Nam cho biết, vàng tây có chứa nhiều thành phần kim loại khác ngoài vàng, ví dụ như bạc, đồng, chì, niken, kẽm... Bản thân các thành phần kim loại này khi phản ứng với các thành phần có trong son cũng có thể sinh ra màu đen, ví dụ như oxit bạc. 
Một thí nghiệm được GS.TSKH Phan Trường Thị thực hiện ngay tại Viện với mẫu vật là chiếc nhẫn vàng tây chúng tôi dùng để thử son, đã cho thấy thành phần vàng (Au) là 48,99%; bạc (Ag) là 17,30%; đồng (Cu) là 27,97% và kẽm (Zn) là 5,73%. "Cho rằng vàng có thể thử được thành phần chì trong son là không có căn cứ khoa học. Muốn thử hàm lượng chì có trong sản phẩm hay không cần có những máy móc, thiết bị, phương pháp thử nghiệm khoa học mới có thể đánh giá được", vị chuyên gia này khẳng định.
Đồng quan điểm, chuyên gia Nguyễn Minh Hương, Trung tâm Cchăm sóc da thẩm mỹ Trúc Lâm cho rằng, thành phần của son là sáp, dầu, thành phần tạo màu... Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, khi chà xát các kim loại khác nhau lên thành phần sáp có trong son môi cũng cho những vệt đen như vậy. 
Ngược lại, các kim loại khi chà xát lên nhiều bề mặt vật liệu khác cũng cho màu đen tương tự. Mặc dù độ đậm nhạt của những vệt đen này có thể khác nhau đôi chút, chủ yếu là do sự tương phản màu sắc, nhưng như vậy cũng không thể nói các vật này đều có chì. Thực tế, cho đến nay, với khách hàng vẫn chưa có cách nào để tự mình thử xem có chì trong các sản phẩm mỹ phẩm hay không.
Dùng vàng tây để thử chì trong son.
Dùng vàng tây để thử chì trong son. 
Hầu hết son đều có chì
Tuy nhiên, chuyên gia Nguyễn Minh Hương cũng cho rằng, lo ngại về hàm lượng chì trong son môi không phải là không có cơ sở, bởi hầu hết các loại son môi đều có thành phần chì. "Một cuộc kiểm tra ngẫu nhiên của FDA - Cơ quan Quản lý Thực phẩm - Dược phẩm Hoa Kỳ đã cho thấy, có đến 400 mẫu son của các hãng trên thế giới đều có chì. 
Tuy nhiên, hàm lượng chì trong các mẫu son đều ở dưới mức cho phép, mẫu cao nhất cũng chỉ 7,19ppm (đơn vị phần triệu), trong khi giới hạn chì tối đa được FDA cho phép trong mỹ phẩm là 10ppm". Vị chuyên gia này cũng khẳng định, nói như vậy không phải là không đáng lo ngại; bởi các nhà khoa học vẫn cho rằng, một khi sử dụng son môi chứa chì, chất độc này có thể ngấm qua da hoặc theo đường miệng vào cơ thể, dù hàm lượng chì rất nhỏ nhưng qua thời gian có thể tích tụ lại, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Để loại bỏ bớt tác hại của thành phần chì trong son môi đối với sức khoẻ, người sử dụng chỉ có cách lựa chọn sản phẩm của các hãng uy tín để đảm bảo hàm lượng chì nếu có cũng không vượt quá mức cho phép. Ngoài ra, chỉ nên sử dụng son môi, mỹ phẩm khi ra ngoài, không nên lạm dụng việc trang điểm ngay cả khi ở nhà. 
Nên hạn chế việc sử dụng son môi khi ăn uống và cần nhất là tẩy trang sau khi sử dụng son, mỹ phẩm. Nhiều chị em thường chỉ chú ý tẩy trang vùng mặt mà quên tẩy trang cho môi. Hãy dùng sản phẩm tẩy trang chuyên dụng cho môi và dùng kem dưỡng môi thường xuyên để bảo vệ làn da mềm mại, không bị thâm, khô do mỹ phẩm.
Mặc dù chưa có những ghi nhận về các trường hợp ngộ độc chì do sử dụng mỹ phẩm, nhưng chì là một kim loại nặng dù chỉ một lượng rất nhỏ đi vào cơ thể cũng có thể tích tụ lâu ngày, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Ngộ độc chì có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ thần kinh, thận, ảnh hưởng khả năng sinh sản...
PGS.TS Phạm Gia Điền (Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam)

Vàng nguyên chất và những khoáng vật đẹp nhất thế giới

Adamantane là tên một loại hydrocarbon. Tên gọi này khiến nhiều người nhớ đến một danh ca nhạc pop người Anh tên là Adam Ant, rất nổi tiếng với những ca khúc lôi cuốn giới trẻ. Adamantane theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “không thể phá hủy”, bởi nó có cấu trúc rất giống kim cương.
 Adamantane là tên một loại hydrocarbon. Tên gọi này khiến nhiều người nhớ đến một danh ca nhạc pop  người Anh tên là Adam Ant, rất nổi tiếng với những ca khúc lôi cuốn giới trẻ. Adamantane theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “không thể phá hủy”, bởi nó có cấu trúc rất giống kim cương.

Bitmut là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Bi và số nguyên tử 83. Nó là một kim loại yếu giòn, nặng, kết tinh màu trắng ánh hồng, có hóa trị chủ yếu là +3 và có các tính chất hóa học tương tự như asen và antimon. Trong số các kim loại thì nó là chất có độ nghịch từ lớn nhất và chỉ có thủy ngân là có độ dẫn nhiệt thấp hơn. Các hợp chất của bitmut không lẫn chì đôi khi được sử dụng trong mỹ phẩm và một số ứng dụng y học.
 Bitmut là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Bi và số nguyên tử 83. Nó là một kim loại yếu giòn, nặng, kết tinh màu trắng ánh hồng, có hóa trị chủ yếu là +3 và có các tính chất hóa học tương tự như asen và antimon. Trong số các kim loại thì nó là chất có độ nghịch từ lớn nhất và chỉ có thủy ngân là có độ dẫn nhiệt thấp hơn. Các hợp chất của bitmut không lẫn chì đôi khi được sử dụng trong mỹ phẩm và một số ứng dụng y học.

Titan hay titani là một nguyên tố hóa học, một kim loại, có ký hiệu là Ti và số thứ tự trong bảng tuần hoàn là 22. Titan là một kim loại chuyển tiếp với màu trắng bạc. Titan được dùng trong các hợp kim cứng và nhẹ (đặc biệt là với sắt và nhôm). Hợp chất phổ biến nhất của nó, ôxít titan, được dùng làm chất nhuộm trắng. Chất có chứa titan được gọi là titaniferous.
 Titan hay titani là một nguyên tố hóa học, một kim loại, có ký hiệu là Ti và số thứ tự trong bảng tuần hoàn là 22. Titan là một kim loại chuyển tiếp với màu trắng bạc. Titan được dùng trong các hợp kim cứng và nhẹ (đặc biệt là với sắt và nhôm). Hợp chất phổ biến nhất của nó, ôxít titan, được dùng làm chất nhuộm trắng. Chất có chứa titan được gọi là titaniferous.

Andersonite là một khoáng chất carbonat urani hiếm, mới được phát hiện hơn nửa thế kỷ trước. Nó được phát hiện trong một mỏ uranim sa thạch. Andersonite thường tỏa ra màu vàng chanh sáng, hoặc màu lá cây cùng màu xanh dương khi chiếu dưới tia cực tím.
 Andersonite là một khoáng chất carbonat urani hiếm, mới được phát hiện hơn nửa thế kỷ trước. Nó được phát hiện trong một mỏ uranim sa thạch. Andersonite thường tỏa ra màu vàng chanh sáng, hoặc màu lá cây cùng màu xanh dương khi chiếu dưới tia cực tím.

Vàng nguyên chất. Vàng là tên nguyên tố hoá học có kí hiệu Au (L. aurum) và số nguyên tử 79 trong bảng tuần hoàn. Là kim loại chuyển tiếp (hoá trị 3 và 1) mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng, vàng không phản ứng với hầu hết các hoá chất nhưng lại chịu tác dụng của nước cường toan (aqua regia) để tạo thành axít cloroauric cũng như chịu tác động của dung dịch xyanua của các kim loại kiềm. Kim loại này có ở dạng quặng hoặc hạt trong đá và trong các mỏ bồi tích.
 Vàng nguyên chất. Vàng là tên nguyên tố hoá học có kí hiệu Au (L. aurum) và số nguyên tử 79 trong bảng tuần hoàn. Là kim loại chuyển tiếp (hoá trị 3 và 1) mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng, vàng không phản ứng với hầu hết các hoá chất nhưng lại chịu tác dụng của nước cường toan (aqua regia) để tạo thành axít cloroauric cũng như chịu tác động của dung dịch xyanua của các kim loại kiềm. Kim loại này có ở dạng quặng hoặc hạt trong đá và trong các mỏ bồi tích.

Tinh thể Vanađi, một kim loại cứng màu hơi trắng, đôi khi được dùng để chế tạo hợp kim thép trên nền của chất barit trắng tạo ra một sự tương phản khá đẹp.
 Tinh thể Vanađi, một kim loại cứng màu hơi trắng, đôi khi được dùng để chế tạo hợp kim thép trên nền của chất barit trắng tạo ra một sự tương phản khá đẹp.

Muonionalusta là một thiên thạch được phân loại do có nhiều khoáng anata. Thiên thạch này rơi ở phía bắc Scandinavi, ở phía tây biên giới giữa Thụy Điển và Phần Lan, khoảng một triệu năm trước Công nguyên.
 Muonionalusta là một thiên thạch được phân loại do có nhiều khoáng anata. Thiên thạch này rơi ở phía bắc Scandinavi, ở phía tây biên giới giữa Thụy Điển và Phần Lan, khoảng một triệu năm trước Công nguyên.

Carpathite (cũng pendletonite và karpatite) là một khoáng chất hydrocarbon hiếm với công thức: C24H12. Nó được mô tả lần đầu vào năm 1955 tại tỉnh Transcarpathian, Ukraina và được đặt tên theo dãy núi Carpathian. Nó cũng đã được tìm thấy tại các khu vực như Presov của Cộng hòa Slovak, Kamchatka ở Nga và từ Quận San Benito, California.
 Carpathite (cũng pendletonite và karpatite) là một khoáng chất hydrocarbon hiếm với công thức: C24H12. Nó được mô tả lần đầu vào năm 1955 tại tỉnh Transcarpathian, Ukraina và được đặt tên theo dãy núi Carpathian. Nó cũng đã được tìm thấy tại các khu vực như Presov của Cộng hòa Slovak, Kamchatka ở Nga và từ Quận San Benito, California.

Ngọc hồng lựu tìm thấy trong mỏ crom, được tạo thành từ bao gồm canxi crom silicat.
 Ngọc hồng lựu tìm thấy trong mỏ crom, được tạo thành từ  bao gồm canxi crom silicat.

Có nên sử dụng mỹ phẩm có vật liệu nano?

(Kiến Thức) - Theo PGS. TS Hồ Sơn Lâm, Viện Vật liệu ứng dụng TP.HCM, người tiêu dùng cần thận trọng khi sử dụng nano kim loại trong mỹ phẩm.

Lỗ hổng trong thông tin mỹ phẩm 
Khi công nghệ nano ra đời, nano vàng được sử dụng làm xúc tác cho các phản ứng hóa học (thường sử dụng vài phần trăm tẩm lên các chất mang khác nhau). Cấu trúc của nano vàng là hình cầu, có đường kính (tùy thuộc vào phương pháp tổng hợp) bằng 1/80 sợi tóc của chúng ta. Nano vàng loại hạt cỡ 90nm, độ sạch là 99,99 giá 1 gam khoảng 350USD.

Đọc nhiều nhất

Tin mới