Dùng ống thổi đo nồng độ cồn có phòng lây nhiễm virus corona?

(Kiến Thức) - Việc sử dụng ổng thổi đo nồng độ cồn một lần, sau đó thu gom và xử lý sẽ không có nguy cơ lây nhiễm virus corona đối với người thổi nồng độ cồn.

Mới đây, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) vừa có công điện chỉ đạo CSGT Công an các địa phương chủ động phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) lây lan. Theo đó, Cục Cảnh sát giao thông yêu cầu mỗi ống thổi đo nồng độ cồn chỉ sử dụng một lần, sau đó thu gom và xử lý theo quy định của Bộ Y tế.
Trao đổi với PV Kiến Thức, Thượng tá Hoàng Tiến Nam – Trưởng Phòng CSGT, Công an tỉnh Hải Dương cho biết, việc sử dụng ổng thổi đo nồng độ cồn một lần, sau đó thu gom và xử lý sẽ không có nguy cơ lây nhiễm virus corona đối với người thổi nồng độ cồn. Bởi ống thổi đo nồng độ cồn sau đó vứt ống đi thì không thể lây lan được.
Thượng tá Hoàng Tiến Nam giải thích, trước đây, quy trình khi kiểm tra nồng độ cồn lực lượng CSGT tuân thủ hai bước là định tính và định lượng.
Dung ong thoi do nong do con co phong lay nhiem virus corona?
Việc sử dụng ổng thổi đo nồng độ cồn một lần, sau đó thu gom và xử lý sẽ không có nguy cơ lây nhiễm virus corona đối với người thổi nồng độ cồn. 
Theo đó, ở bước định tính, các tài xế sẽ cùng thổi vào một phễu ở đầu máy đo nồng độ cồn nhưng không phải ngậm vào phễu mà thổi ở một khoảng cách nhất định. Khi có định tính, máy đo báo có cồn, CSGT mới tiếp tục dùng ống thổi ngậm một lần để xác định định lượng người vi phạm ở mức bao nhiêu.
"Bây giờ không dùng phễu để xác định định tính nữa mà thổi luôn vào ống để xác định định lượng do đó không thể lây lan dịch bệnh do chủng mới virus Corona gây ra vì ống chỉ sử dụng một lần", Thượng tá Hoàng Tiến Nam nói và cho biết, từ trước đến nay vẫn chỉ sử dụng ổng thổi ngậm một lần và được tiệt trùng trước khi đưa vào sử dụng. Đồng thời khẳng định, việc làm này không ảnh hưởng đến việc đo nồng độ cồn vào thời điểm hiện tại.
Thượng tá Nam cũng cho hay, theo nội dung công điện chỉ đạo của Cục Cảnh sát giao thông, cảnh sát khi làm nhiệm vụ phải đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn và kiểm tra xử lý vi phạm về nồng độ cồn phải tuân thủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông và cán bộ thi hành nhiệm vụ.
Dung ong thoi do nong do con co phong lay nhiem virus corona?-Hinh-2
 Thượng tá Hoàng Tiến Nam.
Trước đó, trong thư trả lời đề nghị trước đó của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về góp ý dự thảo hướng dẫn tham gia giao thông an toàn trong điều kiện có dịch viêm phổi cấp do virus corona 2019 (2019-nCoV) tại Việt Nam, WHO tại Việt Nam khuyến cáo cảnh sát giao thông cần dùng ống thổi mới cho mỗi người được kiểm tra để ngăn lây lan virus corona.
Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, nhấn mạnh một số điểm mấu chốt trong các tình huống cụ thể khi kiểm tra nồng độ cồn qua hơi thở bằng thiết bị của lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT).
Cụ thể, CSGT nên đeo khẩu trang y tế và trang bị dung dịch rửa tay khô có cồn. Cơ quan chức năng cần đảm bảo thiết bị kiểm tra nồng độ cồn được cầm và sử dụng bởi riêng 1 CSGT trong mỗi ca làm việc để tránh lây chéo. Đồng thời, CSGT cần sát khuẩn thiết bị trước, trong và sau ca làm việc bằng dung dịch có cồn.
Một điểm quan trọng nữa là CSGT chỉ được sử dụng riêng 1 ống thổi mới, chưa qua sử dụng cho mỗi người được kiểm tra. Các ống thổi đã được sử dụng cần được thu gom và xử lý phù hợp.
Trước đó, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về việc sử dụng phương tiện kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở của người tham gia giao thông. Theo đó, việc kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở đối với người tham gia giao thông có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tương tự như đối với các hoạt động, công việc giao tiếp thông thường khác của người dân.
Đến nay, trên thế giới và tại Việt Nam chưa có bằng chứng cho thấy sự khác biệt về nguy cơ lây nhiễm của các loại hình giao tiếp nêu trên. Tuy nhiên, văn bản của Bộ Y tế khẳng định việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như dùng riêng ống thổi cho từng người, sát khuẩn thiết bị đo… sẽ giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Bộ Y tế cho rằng tại những thời điểm có dịch bệnh như hiện nay, hoạt động kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở phải được thực hiện nghiêm ngặt đúng quy trình, yêu cầu.

>>> Mời độc giả xem thêm video Cố tình lây virus Corona có thể bị tử hình:

Nguồn VTC Now.

Dân mạng tranh cãi gay gắt quy định về phạt thổi nồng độ

(Kiến Thức) - Nhiều ý kiến cho rằng, ăn vải, uống thuốc ho cũng có thể bị phạt thổi nồng độ cồn là quá vô lý.

Ngay dịp đầu năm mới, trên mạng xã hội đã xảy ra nhiều tranh cãi dữ dội xung quanh quy định mới về việc phạt thổi nồng độ cồn. Theo đó, việc ăn một số loại hoa quả ví dụ như vải hay uống siro ho cũng cho ra kết quả hơi thở có nồng độ cồn và vẫn bị phạt là quá vô lý.
Dan mang tranh cai gay gat quy dinh ve phat thoi nong do
Thông tin ăn vải, uống siro ho cũng có nguy cơ bị phạt thổi nồng độ cồn gây xôn xao dư luận. 

Đi xe đạp cũng bị phạt thổi nồng độ cồn: Bán xe được 200k nhưng nộp phạt hết 600k

(Kiến Thức) - Người điều khiển xe đạp cũng bị kiểm tra nồng độ cồn và có thể bị phạt 600.000 đồng.

Từ ngày 1/1/2012, Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22 - 24 tháng. Người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 30 – 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng nếu nồng độ cồn ở mức cao nhất. 
Di xe dap cung bi phat thoi nong do con: Ban xe duoc 200k nhung nop phat het 600k
Đi xe đạp cũng có thể bị thổi nồng độ cồn. Ảnh minh hoạ. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.