Dùng nồi cơm điện quá lâu có gây ung thư không?

Hiểu được đặc tính của nồi cơm điện, bạn sẽ biết cách bảo quản nó tốt hơn và biết khi nào nên thay cái mới.

Dùng nồi cơm điện quá lâu có gây ung thư không?
Sự ra đời của nồi cơm điện đã giúp ích rất nhiều trong việc nấu nướng. Không thể phủ nhận rằng, có những gia đình sử dụng 1 chiếc nồi cơm điện trong suốt cả chục năm. Nhìn chiếc nồi ố vàng, hoen rỉ 1 số chỗ, lòng nồi bị bong tróc, dính đầy cơm cháy nhưng người lớn cứ tiếc của chẳng chịu thay cái mới. Lý do được đưa ra là “vẫn còn xài tốt sao phải mua cái mới”.

Đối với những chiếc nồi cơm điện dùng quá lâu như thế này, một số người thắc mắc liệu nó có gây nguy hiểm gì cho sức khỏe hay gây ung thư không?

Nồi cơm điện có gây nguy cơ ung thư không?

Lý do khiến tin đồn nồi cơm điện gây ung thư xuất hiện là do lớp phủ chống dính bên trong nồi cơm điện. Lớp phủ này gọi là teflon, thành phần chính là polytetrafluoroethylene. Chất này khi phản ứng với nhiệt độ cao sẽ tạo ra axit perfluorooctanoic, hay được gọi là C8.

Dùng nồi cơm điện quá lâu có gây ung thư không?  ảnh 1

Năm 2017, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã xếp C8 vào nhóm các chất gây ung thư nhóm 2B.

Không chỉ nồi cơm điện mà chảo chống dính cũng bị đồn thổi gây ung thư, tất cả là do C8.

Khi teflon được phủ vào lòng nồi cơm điện, nó sẽ giúp việc nấu chín đồ ăn thuận lợi hơn. Tuy nhiên, khi nấu ở nhiệt độ cao, C8 thực sự đã bay hơi.

Nhưng thực tế có rất ít nồi cơm điện ngày nay tạo ra C8. Các cuộc điều tra có liên quan cho thấy, đây là một chất ổn định, nó chỉ tạo ra các phản ứng hóa học khi nhiệt độ vượt quá 260 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ cao nhất sản sinh trong quá trình nấu nướng hằng ngày chưa vượt quá 200 độ C. Ngay cả khi có C8, nó cũng không bị giải phóng vào thức ăn.

Hiện nay, công nghệ sản xuất đồ gia dụng có sự đột phá lớn, nếu bạn mua một chiếc nồi cơm điện chính hãng, xịn xò thì hoàn toàn không cần phải lo lắng về vấn đề gây nguy cơ ung thư.

Những nguy cơ sức khỏe có liên quan tới nồi cơm điện

Lớp phủ chống dính trong nồi cơm điện khi bị bong tróc, trầy xước, teflon sẽ hòa trộn vào thức ăn. Tuy nhiên, bạn không cần phải hoảng sợ, vì teflon ở điều kiện bình thường không có độc tính.

Nhưng vấn đề là nếu lớp chống dính này bị trầy xước, hiệu suất chống dính của nồi cơm điện sẽ giảm, gây khó khăn trong việc lau chùi. Nó cũng dễ khiến cho thức ăn bị cháy, lúc này sẽ sản sinh ra chất gây ung thư là acrylamide.

Đồng thời, lớp chống dính bị xước, nó sẽ làm lộ ra hợp kim nhôm trong lòng nồi cơm điện. Nếu tiếp tục nấu cơm trong tình trạng này, nguyên tố nhôm có thể bị hòa tan.

Đặc biệt, trong trường hợp nếu bạn dùng nồi cơm điện để nấu các món canh chua cay, sườn xào chua ngọt, nhôm sẽ dễ bị hòa tan hơn. Khi con người hấp thụ quá nhiều nhôm sẽ ảnh hưởng tới xương và thần kinh.

Nồi cơm điện nên thay mới kịp thời

Thay vì lo lắng quá mức về các tin đồn nồi cơm điện gây ung thư, tốt hơn hết bạn nên giữ gìn nó tốt hơn. Để tránh những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe và tuổi thọ của nồi cơm điện, bạn nên chú ý 1 số điều sau:

- Không nên sử dụng thìa kim loại khi xới cơm để không làm xước lớp chống dính.

- Khi cọ rửa không được dùng bùi nhùi thép.

- Nồi cơm điện dùng quá lâu, đáy nồi hay bị cháy, nó không chỉ ảnh hưởng tới mùi vị cơm mà còn không có lợi cho sức khỏe, tốt nhất nên mua cái mới.

- Nên chọn mua những loại có thương hiệu có uy tín, sản phẩm tốt.

8 mẹo sử dụng chảo chống dính đúng cách, không lo bong tróc

Đa số các bà nội trợ đều than phiền vì mua chảo chống dính về dùng một thời gian là chảo trầy xước, bong tróc, mất khả năng chống dính.

8 mẹo sử dụng chảo chống dính đúng cách, không lo bong tróc

Nếu bạn cũng nằm trong số đó thì hãy áp dụng những mẹo này nhé.

Rửa chảo bằng cà phê khi mới mua về

“Thây ma” nửa tỉ năm chui vào lòng Trái Đất

Nghiên cứu mới đã hé lộ cách mà sự bùng nổ sự sống 541 triệu năm trước để lại những dấu vết khó tin ở sâu trong lòng Trái Đất.

“Thây ma” nửa tỉ năm chui vào lòng Trái Đất

Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà địa hóa học Andrea Giulani từ ETH Zurich (Thụy Sĩ) đã tìm thấy dấu hiệu của những sinh vật kỷ Cambri bên trong kimberlite, một loại đá núi lửa chứa đầy kim cương, vốn được đưa lên từ hàng trăm km bên dưới mặt đất.

Theo Science Alert, họ tìm thấy sự thay đổi tỉ lệ của các đồng vị carbon cụ thể vào khoảng 250 triệu năm trước, khoảng thời gian mà trầm tích từ Vụ nổ kỷ Cambri - cuộc bùng nổ sinh học hàng trăm triệu năm trước - sẽ lắng đọng vào lớp phủ của Trái Đất, thông qua hoạt động địa chất phức tạp của hành tinh.

“Thay ma” nua ti nam chui vao long Trai Dat

Đá kimberlite giàu carbon, bao gồm cả kim cương và "thây ma" của các sinh vật hơn nửa tỉ năm tuổi vừa được đưa trở lại mặt đất - Ảnh: David Swart

Carbon mắc kẹt trong trầm tích không thể đến từ các quá trình phi sinh học, theo kết quả phân tích đồng vị.

Đó là phần còn lại của các sinh vật sống trên Trái Đất vào kỷ Cambri. Quá trình hút chìm trong hoạt động kiến tạo mảng đã khiến những mảnh vỏ Trái Đất "cõng" trên lưng trầm tích chứa đầy các "thây ma" kỷ Cambri chui xuống bên dưới, tái tạo thành lớp phủ sâu.

Như đã biết, vỏ Trái Đất không liền mạch mà gồm 15-20 mảng kiến tạo, liên tục trượt lên nhau, trồi lên hay chui xuống dưới nhau, gây nên sự thay đổi hình dạng lục địa và đại dương liên tục trong suốt lịch sử địa cầu.

Lớp phủ cũng là nơi hầu hết kim cương của Trái Đất được hình thành, do đó các thây ma cổ đại này tìm được cho mình một mộ phần mới giữa kim cương, để rồi một số trong chúng lại vô tình nằm ngay mạch phun trào của núi lửa, cùng với các vật liệu lớp phủ khác phơi ra dưới ánh sáng Mặt Trời lần nữa khi núi lửa phun trào, trong khi hầu hết vẫn đang "yên nghỉ" hàng trăm km dưới chân chúng ta.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances.

4 lỗi tai hại khi dùng chảo chống dính, nguy hiểm nhất điều số 3

Đây là những sai lầm khi sử dụng chảo chống dính mà bạn cần tránh kẻo làm giảm tuổi thọ của chảo, lại gây hại sức khỏe.

4 lỗi tai hại khi dùng chảo chống dính, nguy hiểm nhất điều số 3

Chảo chống dính là dụng cụ thiết yếu trong căn bếp của hầu hết các gia đình hiện nay. Nhiều chị em cứ ngỡ sử dụng chảo chống dính đơn giản thôi, nhưng thực chất khó không tưởng.

Dưới đây là những sai lầm khi sử dụng chảo chống dính mà bạn cần tránh kẻo làm giảm tuổi thọ của chảo, lại còn gây hại sức khỏe.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.