1. Chờ cho đến khi đầy túi lọc rác mới đổ
Mặc dù một số máy hút bụi có đèn báo khi đầy túi nhưng bạn vẫn nên kiểm tra thường xuyên và đổ rác khi đầy khoảng 3/4. Điều này sẽ giúp túi hút chân không hoạt động mạnh hơn.
2. Hút bụi với bộ lọc bẩn
Bạn sẽ không loại bỏ hiệu quả các bụi bẩn và vật chất gây dị ứng nếu bộ lọc máy hút bụi bị tắc. Bộ lọc không cần thay thường xuyên như túi nhưng nếu thấy chúng có dấu hiệu bị ăn mòn, rất bẩn hoặc thủng thì cần đổi sang cái mới ngay.
Ảnh minh họa. |
3. Thu dây mà không giữ tay
Chỉ cần ấn nút là dây cắm sẽ tự động thu vào nhưng lâu này sẽ dễ khiến hỏng, đứt lõi dây bên trong và vỏ cách điện bên ngoài. Thay vào đó, giữ dây trong tay của bạn rồi ấn nút để dây từ từ thu vào guồng.
4. Không thay bộ đầu hút bụi cho các góc khác nhau
Các đầu hút bụi với thiết kế to nhỏ, đầu lông khác nhau là trợ thủ đắc lực nhất khi vệ sinh các ngóc ngách trong nhà từ sàn nhà diện tích rộng đến các chỗ chân bàn ghế nhỏ. Tuy vậy, nhiều chị em khá lười thay đầu chổi khiến bụi bẩn gây dị ứng vẫn còn nhiều.
5. Không vệ sinh bàn chải ở bộ đầu hút bụi
Đầu bàn chải không sạch sẽ làm rơi vãi thêm bụi bẩn ra nhà. Tệ hơn nữa, tóc rối có thể vón cục và ngăn chặn bụi bẩn hút vào trong túi lọc. Do vậy cần vệ sinh đầu bàn chải thường xuyên, gỡ tóc rối và rác vụn.