Dựng lều bạt trồng dưa lưu động trên bãi bồi ven sông

Dựng lều bạt trồng dưa lưu động trên bãi bồi ven sông

Quanh năm, hàng trăm hộ dân ở xã Bình Chương, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) dựng lều bạt trồng dưa lưu động trên bãi bồi ven sông khắp các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên mưu sinh.

Mỗi năm, hàng trăm hộ dân ở làng An Điềm, xã Bình Chương (huyện Bình Sơn) xa nhà suốt 8 tháng rong ruổi tìm đến bãi bồi ven sông các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên thuê đất, dựng lều bạt  trồng dưa hấu lưu động.
Mỗi năm, hàng trăm hộ dân ở làng An Điềm, xã Bình Chương (huyện Bình Sơn) xa nhà suốt 8 tháng rong ruổi tìm đến bãi bồi ven sông các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên thuê đất, dựng lều bạt trồng dưa hấu lưu động.
Ông Phạm Thân (62 tuổi, ngụ xã Bình Chương) cho biết hai vợ chồng có bốn con trai gắn bó với nghề trồng dưa lưu động 15 năm qua. "Tháng 7, các con trai lần lượt rời làng vào Tây Nguyên thuê đất, dựng lều bạt ở nơi trồng dưa hấu dọc theo bãi bồi sông Sêrêpôk (ĐắkLắk). Sau khi thu hoạch, chúng trở về quê nghỉ vài hôm lại vào dựng lều làm đất, trồng dưa hấu trên bãi bồi sông Trà Khúc (TP Quảng Ngãi), ông Thân nói.
Ông Phạm Thân (62 tuổi, ngụ xã Bình Chương) cho biết hai vợ chồng có bốn con trai gắn bó với nghề trồng dưa lưu động 15 năm qua. "Tháng 7, các con trai lần lượt rời làng vào Tây Nguyên thuê đất, dựng lều bạt ở nơi trồng dưa hấu dọc theo bãi bồi sông Sêrêpôk (ĐắkLắk). Sau khi thu hoạch, chúng trở về quê nghỉ vài hôm lại vào dựng lều làm đất, trồng dưa hấu trên bãi bồi sông Trà Khúc (TP Quảng Ngãi), ông Thân nói.
Anh Hồ Quang Trung (ngụ xã Bình Chương) bưng thau dưa giống trồng dặm trên bãi bồi sông Trà Khúc. "Nghề trồng dưa lưu động này xa nhà quanh năm, suốt tháng, con cái gửi ở nhà cho cha mẹ trông coi, chăm sóc. Mỗi năm ở nhà với vợ, con cộng dồn thời gian chỉ khoảng 3 tháng", anh Trung chia sẻ.
Anh Hồ Quang Trung (ngụ xã Bình Chương) bưng thau dưa giống trồng dặm trên bãi bồi sông Trà Khúc. "Nghề trồng dưa lưu động này xa nhà quanh năm, suốt tháng, con cái gửi ở nhà cho cha mẹ trông coi, chăm sóc. Mỗi năm ở nhà với vợ, con cộng dồn thời gian chỉ khoảng 3 tháng", anh Trung chia sẻ.
Ông Dương Thành (ngụ xã Bình Chương) kể thông thường sau khi thuê được đất bãi bồi ven sông ở các địa phương, dân làng tập trung chọn vị trí dựng lều bạt theo từng hộ gia đình khoảng 2 ngày. Tiếp đến, họ dọn cỏ, làm đất, vào phân tùy theo diện tích nhiều hay ít từ vài tuần, có khi mất cả tháng mới xong rồi xuống giống.
Ông Dương Thành (ngụ xã Bình Chương) kể thông thường sau khi thuê được đất bãi bồi ven sông ở các địa phương, dân làng tập trung chọn vị trí dựng lều bạt theo từng hộ gia đình khoảng 2 ngày. Tiếp đến, họ dọn cỏ, làm đất, vào phân tùy theo diện tích nhiều hay ít từ vài tuần, có khi mất cả tháng mới xong rồi xuống giống.
Vợ chồng anh Lê Văn Quận và Trần Thị Hảo (ngụ xã Bình Chương) vót tre trong lều bạt để nâng đỡ, cố định tránh bị gió làm hỏng dây dưa non. "Hai vợ chồng đồng cam cộng khổ gắn bó với nghề trồng dưa lưu động hơn 10 năm qua. Có vợ bên cạnh nên cuộc sống xa quê ở lều bạt vơi bớt trống vắng, quạnh hiu, nguôi ngoai nỗi nhớ nhà", anh thổ lộ.
Vợ chồng anh Lê Văn Quận và Trần Thị Hảo (ngụ xã Bình Chương) vót tre trong lều bạt để nâng đỡ, cố định tránh bị gió làm hỏng dây dưa non. "Hai vợ chồng đồng cam cộng khổ gắn bó với nghề trồng dưa lưu động hơn 10 năm qua. Có vợ bên cạnh nên cuộc sống xa quê ở lều bạt vơi bớt trống vắng, quạnh hiu, nguôi ngoai nỗi nhớ nhà", anh thổ lộ.
Trung bình mỗi vụ dưa hấu, người dân đầu tư lều bạt, giống, phân bón và thuê thêm nhân công tốn chi phí từ 20 đến 40 triệu đồng (tùy theo diện tích đất).
Trung bình mỗi vụ dưa hấu, người dân đầu tư lều bạt, giống, phân bón và thuê thêm nhân công tốn chi phí từ 20 đến 40 triệu đồng (tùy theo diện tích đất).
Theo người dân Bình Chương, nghề trồng dưa lưu động này cơ cực nhất là giai đoạn sau khi xuống giống khoảng 1 tháng. "Sau khi ăn cơm tối, chúng tôi phải đội đèn pin trên đầu lao động cả ban đêm bấm bớt nhánh để dây dưa khỏe mạnh đơm hoa, kết trái đạt kết quả cao", ông Nguyễn Nở bộc bạch.
Theo người dân Bình Chương, nghề trồng dưa lưu động này cơ cực nhất là giai đoạn sau khi xuống giống khoảng 1 tháng. "Sau khi ăn cơm tối, chúng tôi phải đội đèn pin trên đầu lao động cả ban đêm bấm bớt nhánh để dây dưa khỏe mạnh đơm hoa, kết trái đạt kết quả cao", ông Nguyễn Nở bộc bạch.
Do ruộng dưa ở giữa bãi bồi ven sông hoang vắng, người dân Bình Chương đã mua tấm pin hấp thu năng lượng mặt trời chuyển hóa điện năng nối trực tiếp tích trữ điện vào bình ắc-quy để thắp sáng, sinh hoạt về đêm.
Do ruộng dưa ở giữa bãi bồi ven sông hoang vắng, người dân Bình Chương đã mua tấm pin hấp thu năng lượng mặt trời chuyển hóa điện năng nối trực tiếp tích trữ điện vào bình ắc-quy để thắp sáng, sinh hoạt về đêm.
Chị Lương Thị Dung (ngụ Đắk Lắk) buộc lại tấm bạt chứa nước dự trữ bơm từ nước giếng đóng trên bãi bồi. Cảm thương chàng trai Quảng Ngãi hiền lành, chịu khó lao động trên bãi bồi ven sông ở huyện Buôn Đôn gần nhà, Dung đem lòng yêu, rồi kết hôn với anh Huỳnh Hòa. "Nghề trồng dưa lưu động phải ở lều bạt chịu giá lạnh về đêm, dầm sương dãi nắng cả ngày ngoài bãi bồi nhưng bù lại trúng mùa, được giá trừ chi phí thu nhập cũng hơn 100 triệu đồng hơn hẳn so với loại nông sản khác", chị Dung cho hay.
Chị Lương Thị Dung (ngụ Đắk Lắk) buộc lại tấm bạt chứa nước dự trữ bơm từ nước giếng đóng trên bãi bồi. Cảm thương chàng trai Quảng Ngãi hiền lành, chịu khó lao động trên bãi bồi ven sông ở huyện Buôn Đôn gần nhà, Dung đem lòng yêu, rồi kết hôn với anh Huỳnh Hòa. "Nghề trồng dưa lưu động phải ở lều bạt chịu giá lạnh về đêm, dầm sương dãi nắng cả ngày ngoài bãi bồi nhưng bù lại trúng mùa, được giá trừ chi phí thu nhập cũng hơn 100 triệu đồng hơn hẳn so với loại nông sản khác", chị Dung cho hay.
Đêm về, một số người dân trồng dưa nơi đây không có điều kiện trang bị tấm pin năng lượng mặt trời phải đội đèn pin nấu ăn, đun nước uống. "Không có TV, radio vì thiếu nguồn điện, tối về mấy anh em đồng hương ở các lều bạt gần nhau lai rai vài ly rượu, chuyện trò chốc lát rồi đi ngủ sớm lấy sức ngày hôm sau lao động trên đồng", ông Thành kể.
Đêm về, một số người dân trồng dưa nơi đây không có điều kiện trang bị tấm pin năng lượng mặt trời phải đội đèn pin nấu ăn, đun nước uống. "Không có TV, radio vì thiếu nguồn điện, tối về mấy anh em đồng hương ở các lều bạt gần nhau lai rai vài ly rượu, chuyện trò chốc lát rồi đi ngủ sớm lấy sức ngày hôm sau lao động trên đồng", ông Thành kể.
Gian bếp chật hẹp trong một căn lều ở bãi bồi trồng dưa sông Trà Khúc.
Gian bếp chật hẹp trong một căn lều ở bãi bồi trồng dưa sông Trà Khúc.
Hai cha con ông Phạm Thân ăn trưa trong lều bạt giữa bãi bồi sông Trà Khúc.
Hai cha con ông Phạm Thân ăn trưa trong lều bạt giữa bãi bồi sông Trà Khúc.
Không có điều kiện đóng giường, họ phải treo võng, lều bạt ngủ trưa và qua đêm giá lạnh. Lãnh đạo xã Bình Chương cho biết thêm địa phương có khoảng 550 hộ dân với hơn 2.000 nhân khẩu nhưng đã có 500 hộ dân rời làng trồng dưa lưu động trên bãi bồi ven sông các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. Năm nào dưa hấu trúng mùa, được giá xuất khẩu, người dân nơi đây có doanh thu ít nhất khoảng 20 tỷ đồng, thu nhập cao hơn nhiều lần so với trồng lúa và các loại cây hoa màu khác trên địa bàn xã.
Không có điều kiện đóng giường, họ phải treo võng, lều bạt ngủ trưa và qua đêm giá lạnh. Lãnh đạo xã Bình Chương cho biết thêm địa phương có khoảng 550 hộ dân với hơn 2.000 nhân khẩu nhưng đã có 500 hộ dân rời làng trồng dưa lưu động trên bãi bồi ven sông các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. Năm nào dưa hấu trúng mùa, được giá xuất khẩu, người dân nơi đây có doanh thu ít nhất khoảng 20 tỷ đồng, thu nhập cao hơn nhiều lần so với trồng lúa và các loại cây hoa màu khác trên địa bàn xã.

GALLERY MỚI NHẤT