Đừng để đột tử vì uống nước gừng

(Kiến Thức) - Anh Nguyễn Văn Trung* (Hà Nội) đi lạnh về thấy người khó chịu nên pha một cốc nước gừng nóng uống cho ấm người rồi đi nằm, không ngờ tử vong. 

Chống chỉ định với người cao huyết áp
Lương y Nguyễn Văn Sử, Hội Y học cổ truyền Việt Nam cho biết, tác dụng của gừng đã rõ, củ gừng không chỉ dùng trong ẩm thực mà còn có tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, gừng có vị cay tính ấm, có thể sử dụng làm nhiều vị thuốc khác nhau, như sinh khương (gừng tươi), bào khương (vỏ củ gừng), can khương (gừng khô). Gừng có nhiều tác dụng như chỉ khái (trị ho), giải cảm hàn, đầy hơi, trướng bụng, tăng cường tuần hoàn huyết dịch bằng cách xoa bóp với rượu gừng hoặc ngâm chân nước gừng nóng... 
Vào những ngày lạnh việc ngâm chân trong nước gừng hay uống một cốc nước gừng là tốt vì nước ấm cộng với gừng đập dập sẽ có tác dụng giải lạnh. Tuy nhiên, lương y Nguyễn Văn Sử cho rằng, không nên quá lạm dụng gừng: "Nhiều người thậm chí còn cho rằng gừng chống được thấp khớp, thực tế gừng chỉ giúp giải lạnh chứ không chống được thấp khớp như nhiều người nhầm tưởng". 
Về trường hợp anh Trung, vị chuyên gia này cho hay, nước gừng nóng không thể gây tác động như vậy đối với người bình thường, mà rất có thể anh Trung đã bị đột quỵ do lạnh. Cũng có thể khi có cơn huyết áp cao nhưng vì là người trẻ, thể lực tốt nên không cảm nhận rõ ràng, có thể chỉ thấy đau đầu, chóng mặt, choáng lạnh, những biểu hiện ấy anh Trung có thể nghĩ là do cảm lạnh nên uống nước gừng nóng. Thực tế, nếu là đột quỵ hoặc có cơn cao huyết áp mà uống nước gừng nóng thì rất nguy hiểm đến tính mạng, bởi nước gừng nóng có thể gây giãn mạch, đứt mạch máu ở người huyết áp cao.
Đồng quan điểm, BS Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên viên Bộ Y tế cho biết, nguyên nhân dẫn đến tử vong có phải do uống nước gừng hay vì nguyên nhân nào khác thì cần phải được xem xét rõ, đặc biệt là cần phải xem người đó có tiền sử về cao huyết áp không... Ngoài ra, đối với những người có huyết áp thấp, khi bị tụt huyết áp thì uống nước gừng là tốt, nhưng đối với người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao. Lúc ấy nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng cao, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến...
Gừng có nhiều công dụng nhưng với người cao huyết áp thì rất nguy hiểm.
Gừng có nhiều công dụng nhưng với người cao huyết áp thì rất nguy hiểm. 
Nóng lạnh đột ngột dễ đột quỵ
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam cũng cho rằng, gừng được sử dụng như một vị thuốc khá phổ biến trong Đông y, có nhiều tác dụng, đặc biệt là chữa các chứng bệnh do hàn bởi gừng có tính ấm. Một nguyên tắc trong Đông y mà lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo khi sử dụng gừng hay bất kỳ vị thuốc nào đó là: "Hàn ngộ hàn tắc tử, nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng". Nghĩa là hàn gặp hàn tất sẽ dẫn đến tử vong, nhiệt gặp nhiệt tất sẽ dẫn đến phát cuồng điên. 
Người có cơ địa thể hàn hoặc đang mắc các bệnh hàn thì tuyệt đối không dùng các vị thuốc có tính hàn, ví dụ như đau bụng do cảm hàn thì tuyệt đối không dùng sâm. Người có cơ địa mang tính nhiệt hoặc khi mắc các chứng bệnh nhiệt nóng thì không dùng các vị thuốc có tính nhiệt, ví dụ như sốt nóng thì không dùng gừng.
Ngoài ra, lương y Vũ Quốc Trung cũng nhấn mạnh đến việc chú ý tránh sự thay đổi nóng lạnh đột ngột: "Khi đang ở trong nhà ấm bước ra lạnh đột ngột sẽ dễ dẫn đến co mạch, hoặc đang bị lạnh lại gặp nóng đột ngột, chẳng hạn như uống nước nóng, ủ nóng đột ngột dễ gây giãn mạch. Cả hai trường hợp này nếu vượt quá ngưỡng cơ thể có thể điều chỉnh thích nghi thì đều có thể gây đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong". 
(*) Tên nhân vật đã được thay đổi.
Tốt nhất khi gặp lạnh, nên ủ ấm từ từ, uống nước ấm dần để cơ thể kịp thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ. Không nên chủ quan, xem nhẹ các triệu chứng cao huyết áp, đột quỵ và tuyệt đối không uống nước gừng khi có các biểu hiện cao huyết áp. 
Lương y Vũ Quốc Trung

Nhìn mắt đoán nguy cơ đột quỵ

(Kiến Thức) - Một nghiên cứu mới do Đại học Quốc gia Singapore cho thấy rằng đôi mắt của bạn có thể là đầu mối phát hiện nguy cơ đột quỵ.

Cụ thể hơn, nhóm nghiên cứu cho rằng hình ảnh võng mạc trong tương lai gần có thể giúp xác định xem bạn có nhiều khả năng tăng nguy cơ đột quỵ hay không.
“Võng mạc cung cấp thông tin về tình trạng của các mạch máu trong não. Quan sát võng mạc có thể là cách chẩn đoán không xâm lấn và chi phí thấp để phát hiện nguy cơ đột quỵ sớm”, ông Mohammad Kamran Ikram trợ lý giáo sư tại Viện nghiên cứu mắt Singapore cho biết.

10 cách giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ

(Kiến Thức) - Dưới đây là một số bước bạn có thể làm để ngăn ngừa đột quỵ.

Đo huyết áp của bạn thường xuyên. Huyết áp cao là yếu tố lớn nhất trong những nguyên nhân của đột quỵ, vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra huyết áp và giữ nó ổn định.
Đo huyết áp của bạn thường xuyên. Huyết áp cao là yếu tố lớn nhất trong những nguyên nhân của đột quỵ, vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra huyết áp và giữ nó ổn định.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Trào lưu dùng sữa hạt gần đây đã càn quét mọi ngóc ngách khiến chị em mê mệt ngay cả những người nổi tiếng cũng liên tục chia sẻ những bí quyết để ngày càng trẻ đẹp với loại thực phẩm đặc biệt này.
Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

(Kiến Thức) - Mang thai là một hành trình đầy hạnh phúc nhưng cũng đầy nhọc nhằn của mẹ. Mẹ sẽ phải xoay xở với hàng ngàn câu hỏi, băn khoăn, đặc biệt là khi mang thai lần đầu. Nhưng với sự hỗ trợ của công cụ này, mẹ sẽ an tâm rằng mọi vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng thai kỳ đều đã có lời giải đáp.