Dùng chất tẩy rửa, cẩn thận kẻo nhiễm độc

Dùng chất tẩy rửa, cẩn thận kẻo nhiễm độc

(Kiến Thức) - Đổ trực tiếp chất tẩy lên đồ dùng, tự "chế" hoặc trộn lẫn loại khác nhau... là sai lầm khiến bạn nhiễm độc, khắc phục nguy hiểm này thế nào?

Các chất tẩy rửa nhà vệ sinh ở dạng dung dịch lỏng, kem, bột, viên nén được chuộng dùng vì khá tiện lợi khi sử dụng. Hầu hết sản phẩm được quảng cáo diệt khuẩn tới 99%. Thậm chí, không chỉ dùng riêng cho việc làm sạch nhà vệ sinh, chất tẩy rửa đa năng, có thể làm sạch được nhiều khu vực khác trong nhà.
Các chất tẩy rửa nhà vệ sinh ở dạng dung dịch lỏng, kem, bột, viên nén được chuộng dùng vì khá tiện lợi khi sử dụng. Hầu hết sản phẩm được quảng cáo diệt khuẩn tới 99%. Thậm chí, không chỉ dùng riêng cho việc làm sạch nhà vệ sinh, chất tẩy rửa đa năng, có thể làm sạch được nhiều khu vực khác trong nhà.
Rất dễ dàng để bạn mua được sản phẩm này tại chợ, cửa hàng, siêu thị với giá chỉ vài ngàn đồng hoặc từ 20 – trên 50 nghìn đồng. Nhiều hóa chất được ghi thành phần chiết xuất từ thiên nhiên nên không gây kích ứng da. Tuy nhiên, để tẩy sạch vết bẩn thì các chất kiềm, axit của sản phẩm có hàm lượng không hề nhỏ.
Rất dễ dàng để bạn mua được sản phẩm này tại chợ, cửa hàng, siêu thị với giá chỉ vài ngàn đồng hoặc từ 20 – trên 50 nghìn đồng. Nhiều hóa chất được ghi thành phần chiết xuất từ thiên nhiên nên không gây kích ứng da. Tuy nhiên, để tẩy sạch vết bẩn thì các chất kiềm, axit của sản phẩm có hàm lượng không hề nhỏ.
 1. Đổ trực tiếp chất tẩy lên đồ dùng  Điều đáng nói là không phải ai cũng biết cách sử dụng chất tẩy an toàn, đúng cách. Thói quen đổ chất tẩy lên đồ dùng không mang lại hiệu quả như ý muốn, mà ngược lại hóa chất còn lưu trên bề mặt vật dụng sẽ tác động đến da, mắt, hệ hô hấp nếu tiếp xúc thường xuyên.
1. Đổ trực tiếp chất tẩy lên đồ dùng
Điều đáng nói là không phải ai cũng biết cách sử dụng chất tẩy an toàn, đúng cách. Thói quen đổ chất tẩy lên đồ dùng không mang lại hiệu quả như ý muốn, mà ngược lại hóa chất còn lưu trên bề mặt vật dụng sẽ tác động đến da, mắt, hệ hô hấp nếu tiếp xúc thường xuyên.
 2. Không đeo găng tay hoặc đồ dùng bảo hộ Bạn không đeo găng tay khi dùng hóa chất. Công việc lau dọn không an toàn khi bạn để hóa chất bám lên phần da không được bảo hộ. Các chất kiềm và axit, chất tẩy Javen làm da khô, bị bỏng thậm chí nặng sẽ gây ung thư da.
2. Không đeo găng tay hoặc đồ dùng bảo hộ
Bạn không đeo găng tay khi dùng hóa chất. Công việc lau dọn không an toàn khi bạn để hóa chất bám lên phần da không được bảo hộ. Các chất kiềm và axit, chất tẩy Javen làm da khô, bị bỏng thậm chí nặng sẽ gây ung thư da.
 3. Trộn các chất tẩy rửa với nhau Pha trộn các chất tẩy rửa với nhau với mong muốn mang lại hiệu quả làm sạch 100% vẫn được nhiều người thường làm. Các thành phần hóa học ở các chất này có thể gây nổ hoặc tạo khí độc cho hệ hô hấp.
3. Trộn các chất tẩy rửa với nhau
Pha trộn các chất tẩy rửa với nhau với mong muốn mang lại hiệu quả làm sạch 100% vẫn được nhiều người thường làm. Các thành phần hóa học ở các chất này có thể gây nổ hoặc tạo khí độc cho hệ hô hấp.
Các sản phẩm có tính axit không bao giờ được trộn với các sản phẩm tính kiềm. Trong đó, bạn tránh trộn thuốc tẩy với Amoniac hoặc thuốc khử trùng chứa thành phần Amoniac tứ cấp (Quaternary Ammonia). Thậm chí, việc pha lẫn chất tẩy rửa của hai nhãn hiệu khác nhau cũng rất nguy hiểm vì có thể gây nổ, bắn hóa chất khiến bạn bị bỏng.
Các sản phẩm có tính axit không bao giờ được trộn với các sản phẩm tính kiềm. Trong đó, bạn tránh trộn thuốc tẩy với Amoniac hoặc thuốc khử trùng chứa thành phần Amoniac tứ cấp (Quaternary Ammonia). Thậm chí, việc pha lẫn chất tẩy rửa của hai nhãn hiệu khác nhau cũng rất nguy hiểm vì có thể gây nổ, bắn hóa chất khiến bạn bị bỏng.
4. "Xài" vô tội vạ - không bảo quản chất tẩy rửa Tự chế chất tẩy rửa cũng không phải là biện pháp hợp lý. Ngoài ra, bạn dùng sản phẩm đã quá cũ hoặc sản phẩm bị biến chất do điều kiện bảo quản không tốt (nhiệt cao, độ ẩm nhiều hoặc nắp đậy chai lọ hóa chất bị hở…). Khi các chất tẩy rửa bị thay đổi thành phần hoặc rò rỉ ra ngoài độc hại hơn rất nhiều so với ban đầu.
4. "Xài" vô tội vạ - không bảo quản chất tẩy rửa
Tự chế chất tẩy rửa cũng không phải là biện pháp hợp lý. Ngoài ra, bạn dùng sản phẩm đã quá cũ hoặc sản phẩm bị biến chất do điều kiện bảo quản không tốt (nhiệt cao, độ ẩm nhiều hoặc nắp đậy chai lọ hóa chất bị hở…). Khi các chất tẩy rửa bị thay đổi thành phần hoặc rò rỉ ra ngoài độc hại hơn rất nhiều so với ban đầu.
 5. Dùng nhiều hóa chất cùng lúc Bên cạnh đó, dùng quá nhiều hóa chất cùng lúc sẽ không mang lại hiệu quả như ý muốn, các chất tẩy rửa mạnh sẽ làm hỏng thiết bị trong nhà tắm, đồng thời, bạn sẽ phải ngửi mùi hóa chất khó chịu trong thời gian dài vì nồng độ của chúng quá đậm đặc.
5. Dùng nhiều hóa chất cùng lúc
Bên cạnh đó, dùng quá nhiều hóa chất cùng lúc sẽ không mang lại hiệu quả như ý muốn, các chất tẩy rửa mạnh sẽ làm hỏng thiết bị trong nhà tắm, đồng thời, bạn sẽ phải ngửi mùi hóa chất khó chịu trong thời gian dài vì nồng độ của chúng quá đậm đặc.
6. Dùng sai mục đích Ngoài ra, bạn không nên nhầm lẫn và hoàn toàn tin tưởng vào quảng cáo "đa năng" của hóa chất tẩy rửa. Những loại chất tẩy trắng, diệt khuẩn cho nhà vệ sinh nếu tận dụng để lau bếp gas sẽ bào mòn và bám lại trên bề mặt bếp. Khi chế biến thực phẩm hoặc da tay tiếp xúc nhiều với hóa chất còn sót lại tại đây sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.
6. Dùng sai mục đích
Ngoài ra, bạn không nên nhầm lẫn và hoàn toàn tin tưởng vào quảng cáo "đa năng" của hóa chất tẩy rửa. Những loại chất tẩy trắng, diệt khuẩn cho nhà vệ sinh nếu tận dụng để lau bếp gas sẽ bào mòn và bám lại trên bề mặt bếp. Khi chế biến thực phẩm hoặc da tay tiếp xúc nhiều với hóa chất còn sót lại tại đây sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.
Chính vì những nguy hại trên, bạn cần thay đổi thói quen có hại, mua sản phẩm tẩy rửa có nguồn gốc. Khi sử dụng bất cứ loại hóa chất nào nên tránh tiếp xúc trực tiếp, bằng cách đeo găng tay, đi ủng, bịt khẩu trang... để bảo vệ sức khỏe.
Chính vì những nguy hại trên, bạn cần thay đổi thói quen có hại, mua sản phẩm tẩy rửa có nguồn gốc. Khi sử dụng bất cứ loại hóa chất nào nên tránh tiếp xúc trực tiếp, bằng cách đeo găng tay, đi ủng, bịt khẩu trang... để bảo vệ sức khỏe.

GALLERY MỚI NHẤT