Đức đánh giá cao vai trò của Việt Nam tại Hội nghị G20

Chính giới và báo chí Đức đã đánh giá cao vai trò của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này.

Đức đánh giá cao vai trò của Việt Nam tại Hội nghị G20
Duc danh gia cao vai tro cua Viet Nam tai Hoi nghi G20
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các trưởng đoàn tham dự hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) 
Nhận lời mời của Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Angela Markel, Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự các hoạt động của Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Hamburg, diễn ra trong hai ngày 7-8/7.
Chính giới và báo chí Đức đã đánh giá cao vai trò của Việt Nam tại hội nghị lần này.
Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay diễn ra trong bối cảnh trên thế giới hiện còn tồn tại nhiều bất đồng trong việc giải quyết các vấn đề về tự do hóa thương mại, chống biến đổi khí hậu toàn cầu cùng hàng loạt điểm nóng. Điều này ảnh hưởng đến vai trò liên kết các nền kinh tế của G20 và mục tiêu “định hình một thế giới kết nối” mà nước Đức đã đề ra trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 năm nay.
Tìm kiếm sự đồng thuận trong giải quyết các vấn đề nóng của thế giới là mục tiêu chính của nước chủ nhà Đức cũng như các quốc gia thành viên G20 tại Hội nghị thượng đỉnh lần này. Việc Việt Nam được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 cho thấy quốc tế ngày càng đánh giá cao vai trò cũng như đóng góp của Việt Nam trong tiến trình phát triển của thế giới.
Nghị sỹ Quốc hội Liên bang Đức Rolf Mützenich đồng thời là Phó Chủ nhiệm cơ quan phụ trách các vấn đề quốc tế của Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 với tư cách khách mời. Chúng tôi có rất nhiều điều để nói về vấn đề này, bởi Việt Nam có một vị trí đặc biệt tại khu vực ASEAN."
Theo ông Mützenich, Việt Nam với tư cách là Chủ tịch APEC 2017 đóng vai trò rất quan trọng trong việc chia sẻ những khó khăn, thách thức được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này.
Theo ông, những quan điểm của khu vực châu Á rất có ý nghĩa đối với sự phát triển của thế giới, giải quyết các vấn đề xung đột quốc tế cũng như hợp tác cùng có lợi giữa châu Á và châu Âu.
Chia sẻ quan điểm với ông Mützenich, tiến sỹ Rodion Ebbighausen - phóng viên Kênh truyền hình Deutsche Welle (Sóng Đức) nhận xét: “Tôi nghĩ rằng Việt Nam đang đóng vai trò rất quan trọng đối với khu vực ASEAN và với Hội nghị thượng đỉnh G20, một diễn đàn rất quan trọng, được thành lập bởi các nước công nghiệp phát triển trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Việt Nam có cơ hội để thiết lập những mối quan hệ chặt chẽ và phát triển hơn nữa với các quốc gia G20."
Ông Ebbighausen cho rằng với tư cách là Chủ tịch APEC 2017, Việt Nam sẽ có những đóp góp quan trọng với Hội nghị thượng đỉnh G20, nhất là trong các vấn đề thương mại tự do và toàn cầu hóa, vấn đề chống biến đổi khí hậu.
Theo đánh giá của các chuyên gia Đức, năm 2017 là năm mang đến nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Đức khi Đức làm Chủ tịch G20 và Việt Nam là Chủ tịch APEC với những điểm tương đồng về diện tích, dân số và sự đan xen lợi ích giữa hai nền kinh tế. Đức là nền kinh tế hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU), sở hữu sức mạnh về đầu tư, khoa học, công nghệ.
Trong bối cảnh một số thị trường truyền thống có nhiều khó khăn, Đức và EU cần tìm kiếm những thị trường tiềm năng đầu tư và phát triển. Thị trường, hàng hóa Việt Nam và vốn đầu tư, khoa học-công nghệ Đức là tiềm năng lớn thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước. Vì vậy, các chuyên gia Đức cho rằng thành công trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Đức sẽ góp phần quan trọng trong liên kết kinh tế khu vực Á-Âu giữa ASEAN và EU./.

Bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Trung Quốc

(Kiến Thức) - Sau hai ngày làm việc, Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã kết thúc vào chiều nay (5/9/2016).

Bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Trung Quốc
Hội nghị Thượng đỉnh G20 đã kết thúc vào chiều 5/9 sau hai ngày nhóm họp tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà lãnh đạo kêu gọi các quốc gia nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, đồng thời cảnh báo nhiều nguy cơ mà nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt.

Lãnh đạo G20 nhất trí hàng loạt vấn đề quan trọng

Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu đã ra tuyên bố kết thúc hội nghị, trong đó nhất trí hàng loạt vấn đề quan trọng.

Lãnh đạo G20 nhất trí hàng loạt vấn đề quan trọng
Phát biểu với báo giới sau hai ngày làm việc của hội nghị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 5/9 cho biết các nhà lãnh đạo G20 đánh giá tăng trưởng toàn cầu vẫn dưới mức kỳ vọng và tiềm ẩn những rủi ro tiêu cực.
Lanh dao G20 nhat tri hang loat van de quan trong
Các nhà lãnh đạo tại Lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu, Trung Quốc. Ảnh Sputnik News 

Dạy con kỹ năng tự cứu mình khỏi những vụ bắt cóc

(Kiến Thức) - Vụ bé trai 6 tuổi nghi bị bắt cóc ở Quảng Bình khiến dư luận xôn xao. Cha mẹ có thể dạy con thoát khỏi vụ bắt cóc bằng kỹ năng cần thiết.

Dạy con kỹ năng tự cứu mình khỏi những vụ bắt cóc
Day con ky nang tu cuu minh khoi nhung vu bat coc
Gần đây, thông tin vụ bé trai 6 tuổi nghi nghi bị bắt cóc ở Quảng Bình khiến dư luận dậy sóng. Vào khoảng 17h30 ngày 3/7, sau khi nấu cơm xong, chị Dương Thị Thảo (phố Trường Sơn, phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) quay ra sân gọi con trai là cháu Trần Trung Nghĩa (tên ở nhà là Nô) thì không thấy con đâu. Gia đình vội vàng đi tìm bé và đăng tải thông tin về bé Nghĩa khắp các diễn đàn xã hội. Vụ việc lại một lần nữa khiến các bậc phụ huynh nhận ra sự cần thiết trang bị cho con những kỹ năng xử lý để tránh và thoát khỏi những vụ bắt cóc. Ảnh minh họa. Nguồn: Daily Pakistan.
Day con ky nang tu cuu minh khoi nhung vu bat coc-Hinh-2
Để tránh nguy cơ bị bắt cóc, cha mẹ có thể dạy con từ chối các món quà của người xấu, người lạ để rủ trẻ đi chơi, đi ra những nơi không có cha mẹ người thân của trẻ đi cùng. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.