Đức bắt giữ cựu Thủ hiến vùng Catalonia Carles Puigdemont

Ngày 25/3, cảnh sát Đức đã bắt giữ ông Carles Puigdemont - cựu Thủ hiến vùng tự trị Catalonia thuộc Tây Ban Nha.

Cựu Thủ hiến vùng Catalonia Carles Puigdemont bị bắt giữ khi đang lái xe trên đường từ Đan Mạch sang Đức.
Theo một người phát ngôn cảnh sát Đức, ông Puigdemont đã bị cảnh sát tuần tra xa lộ của Đức ở bang Schleswig-Holstein bắt giữ vào lúc 11h19 phút theo giờ địa phương. Việc bắt giữ cựu Thủ hiến Puigdemont được thực hiện theo một lệnh bắt giữ trên toàn châu Âu.
Ông Carles Puigdemont bị bắt giữ khi đang lái xe trên đường từ Đan Mạch sang Đức. Ảnh: Politico
Ông Carles Puigdemont bị bắt giữ khi đang lái xe trên đường từ Đan Mạch sang Đức. Ảnh: Politico 
Người phát ngôn đảng của ông Puigdemont, bà Anna Grabalosa đã xác nhận thông tin trên. Bà cho biết ông Puigdemont bị bắt giữ khi đến Đức qua biên giới Đan Mạch. Bà cho biết ông Puigdemont được đối đãi tốt và tất cả các luật sư của ông đều đã có mặt tại Đức.
Trước đó, ngày 22/3, ông Puigdemont đã có mặt tại Phần Lan, song ông đã kịp rời khỏi quốc gia Bắc Âu này trước khi bị cảnh sát bắt giữ.
Ngày 23/3, Tòa án Tối cao Tây Ban Nha đã ra lệnh bắt giữ quốc tế và trên toàn châu Âu đối với cựu Thủ hiến Puigdemont cùng 4 thành viên trong bộ máy chính quyền Catalonia đã bị bãi nhiệm hiện sống lưu vong ở Bỉ để đưa ra xét xử với tội danh nổi loạn, chống chính quyền, mức án có thể lên tới 30 năm tù giam.
Hồi tháng 10/2017, các cựu lãnh đạo Catalonia đã đơn phương tuyên bố độc lập bất chấp sự phản đối của chính quyền trung ương, theo đó Madrid đã đình chỉ quy chế tự trị của vùng này, giải tán cơ quan lập pháp và chính quyền vùng, đồng thời tổ chức cuộc bầu cử địa phương mới vào ngày 21/12/2017.
Tuy nhiên, cho tới nay Hội đồng lập pháp vùng vẫn chưa bầu ra được thủ hiến mới sau khi ứng cử viên Jordi Turull giành được 64 phiếu ủng hộ trong khi có 65 phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ngày 22/3.

Biển người Catalonia phản đối độc lập, thề trung thành với Tây Ban Nha

Hàng trăm nghìn người Catalonia tuần hành phản đối độc lập và thể hiện mong muốn tiếp tục là một phần của Tây Ban Nha.

Bien nguoi Catalonia phan doi doc lap, the trung thanh voi Tay Ban Nha
 Biển người vẫy cờ của Tây Ban Nha và Catalonia tại cuộc biểu tình lớn tại thành phố Barcelona hôm 8/10 phản đối phong trào đòi độc lập do thủ hiến Carles Puigdemont và các đảng ủng hộ ly khai đạo diễn. Theo Reuters, khoảng 350.000 người đã xuống đường tham gia cuộc biểu tình. Ảnh: Getty.
Bien nguoi Catalonia phan doi doc lap, the trung thanh voi Tay Ban Nha-Hinh-2
Người biểu tình mang theo những biểu ngữ "Catalonia là Tây Ban Nha" và "Chính quyền Catalonia đang thao túng nền dân chủ, đừng tin họ". Sự kiện ngày 8/10 là dấu hiệu cho thấy những người ủng hộ Catalonia ở lại với Tây Ban Nha chiếm một phần không nhỏ trong xã hội xứ tự trị giàu có này. Ảnh: Getty. 
Bien nguoi Catalonia phan doi doc lap, the trung thanh voi Tay Ban Nha-Hinh-3
 Chiếc mặt nạ "thiếu nữ khóc thương", với giọt nước mắt mang màu sắc lá cờ của cả Tây Ban Nha (trái) và Catalonia (phải). "Tôi sinh ra ở Catalonia, tôi nói tiếng Catalonia, nhưng tôi là người Tây Ban Nha", cô gái 29 tuổi Alba Sebastian cho biết. Cô khẳng định Barcelona và Madrid cần đối thoại để giải quyết bất đồng thay vì đối đầu và đẩy tình hình tới bờ vực đổ vỡ. Ảnh: Getty.
Bien nguoi Catalonia phan doi doc lap, the trung thanh voi Tay Ban Nha-Hinh-4
Biểu ngữ "Tôi yêu Catalonia" (trái) và "Cùng với nhau, chúng ta mạnh mẽ hơn" (phải). Trong khi phe ly khai tuyên bố Catalonia chịu thiệt hại vì phải đóng quá nhiều thuế cho Madrid, nhiều người tin rằng rời khỏi Tây Ban Nha không mang lại lợi ích cho nền kinh tế Catalonia. Thực tế, một vài công ty tại Barcelona đã quyết định chuyển trụ sở chính tới các trung tâm kinh tế khác tại Tây Ban Nha kể từ khi cuộc khủng hoảng chính trị nóng lên tại đây. Ảnh: Getty. 
Bien nguoi Catalonia phan doi doc lap, the trung thanh voi Tay Ban Nha-Hinh-5
Trong trường hợp Catalonia rời khỏi Tây Ban Nha, cánh cửa tiếp cận thị trường chung châu Âu cũng sẽ đóng lại với các hàng hóa và dịch vụ của xứ tự trị này. AFP ước tính, thiệt hại cho nền kinh tế Catalonia sẽ lên tới nhiều tỷ USD. Quá trình đàm phán đưa Catalonia trở thành một thành viên của EU sẽ vô cùng phức tạp bởi có khả năng Madrid sẽ gây cản trở quá trình này. Ảnh: Getty. 
Bien nguoi Catalonia phan doi doc lap, the trung thanh voi Tay Ban Nha-Hinh-6
 Hôm 1/10, cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề độc lập của Catalonia được các đảng ủng hộ ly khai tổ chức. Chính quyền Catalonia tuyên bố 90% số cử tri đi bỏ phiếu ủng hộ Catalonia độc lập. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 43% trên tổng số 5,3 triệu cử tri Catalonia đi bỏ phiếu. Con số này phản ánh đúng thực tế chỉ có khoảng 41% người Catalonia ủng hộ xứ tự trị này độc lập, trong khi có tới 49,1% số người được hỏi muốn là một phần của Tây Ban Nha, theo kết quả khảo sát hồi tháng 8 vừa qua. Ảnh: Getty.
Bien nguoi Catalonia phan doi doc lap, the trung thanh voi Tay Ban Nha-Hinh-7
 Chính quyền Catalonia và chính phủ Tây Ban Nha vẫn đang ở thế đối đầu. Sau khi thủ hiến Carles Puigdemont tuyên bố sẽ yêu cầu nghị viện Catalonia tuyên bố độc lập sớm nhất có thể, Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha đã đình chỉ phiên họp ngày 9/10 của cơ quan này. Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy cáo buộc chính quyền Catalonia đang "tống tiền cả đất nước", và cho biết sẽ không đối thoại cho tới khi Catalonia tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật Tây Ban Nha. Ảnh: Getty.
Bien nguoi Catalonia phan doi doc lap, the trung thanh voi Tay Ban Nha-Hinh-8
 Catalonia là vùng tự trị giàu có đông bắc Tây Ban Nha. Ảnh: BBC.

Catalonia tuyên bố độc lập, TBN thông qua các biện pháp khẩn cấp

Tối 27/10, Thượng viện Tây Ban Nha đã thông qua các biện pháp khẩn cấp nhằm áp đặt quyền lãnh đạo trực tiếp của chính phủ trung ương đối với xứ Catalonia.

Thượng viện Tây Ban Nha phê chuẩn các biện pháp này ngay sau khi cơ quan lập pháp Catalonia công bố kết quả cuộc bỏ phiếu gây tranh về kiến nghị tuyên bố độc lập, theo đó tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha tỷ lệ 70 phiếu ủng hộ, 10 phiếu chống và 2 phiếu trắng. Các biện pháp được đưa ra theo Điều 155 của Hiến pháp cho phép chính quyền Madrid tạm thời tiếp quản trụ sở các cơ quan, cảnh sát, công quỹ và đài phát thanh, truyền hình của vùng Catalonia.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.