Dù SAM-2 bị Mỹ "bắt bài", Việt Nam vẫn hạ B-52 bằng cách riêng

Dù SAM-2 bị Mỹ "bắt bài", Việt Nam vẫn hạ B-52 bằng cách riêng

(Kiến Thức) - Trong trận quyết chiến chiến lược trên bầu trời Hà Nội tháng 12/1972, dù các tổ hợp phòng không SAM-2 của chúng ta đã bị Mỹ "bắt bài" từ trước, Không quân Mỹ vẫn phải nhận thất bại cay đắng tột cùng.

Năm 1965,  hệ thống phòng không SAM-2 (S-75) được Liên Xô bán cho Ai Cập và Syria để chống lại không quân Israel. Trong cuộc chiến tranh 6 ngày (5 đến 11/6/1967) giữa Liên quân Ai Cập - Syria với Israel, quân đội Ai Cập không chịu nổi đòn tấn công của các binh đoàn thiết giáp Israel nên đã tháo chạy khỏi sa mạc Sinai. Ảnh: Lính Ai Cập bị Israel bắt sống trên bán đảo Sinai - Nguồn: Wikipedia.
Năm 1965, hệ thống phòng không SAM-2 (S-75) được Liên Xô bán cho Ai Cập và Syria để chống lại không quân Israel. Trong cuộc chiến tranh 6 ngày (5 đến 11/6/1967) giữa Liên quân Ai Cập - Syria với Israel, quân đội Ai Cập không chịu nổi đòn tấn công của các binh đoàn thiết giáp Israel nên đã tháo chạy khỏi sa mạc Sinai. Ảnh: Lính Ai Cập bị Israel bắt sống trên bán đảo Sinai - Nguồn: Wikipedia.
Trong quá trình rút lui "không kiểm soát", phía Ai Cập đã bỏ lại hơn 20 bộ khí tài SAM-2, cùng loại với khí tài mà Việt Nam đang sử dụng chống lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ. Các bộ khí tài này được các chuyên gia vũ khí Mỹ mổ xẻ và nghiên cứu, áp dụng các phương pháp tác chiến điện tử nhằm đối phó với SAM-2. Ảnh: Hệ thống phòng không SAM-2 do Liên Xô sản xuất - Nguồn: Wikipedia.
Trong quá trình rút lui "không kiểm soát", phía Ai Cập đã bỏ lại hơn 20 bộ khí tài SAM-2, cùng loại với khí tài mà Việt Nam đang sử dụng chống lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ. Các bộ khí tài này được các chuyên gia vũ khí Mỹ mổ xẻ và nghiên cứu, áp dụng các phương pháp tác chiến điện tử nhằm đối phó với SAM-2. Ảnh: Hệ thống phòng không SAM-2 do Liên Xô sản xuất - Nguồn: Wikipedia.
Năm 1969, đến lượt 1 hệ thống radar cảnh giới P-12 của Ai Cập bị rơi vào tay Israel, toàn bộ kết quả phân tích được chuyển giao cho Mỹ. Như vậy đến năm 1970, các loại radar phòng không chủ yếu của QĐND Việt Nam đều đã bị đối phương "bắt bài" và Mỹ đã chế tạo ra các thiết bị gây nhiễu rất hiệu quả. Ảnh: Đài P-12 bị thu giữ đang được trưng bày tại bảo tàng quân sự của Israel - Nguồn: Wikipedia.
Năm 1969, đến lượt 1 hệ thống radar cảnh giới P-12 của Ai Cập bị rơi vào tay Israel, toàn bộ kết quả phân tích được chuyển giao cho Mỹ. Như vậy đến năm 1970, các loại radar phòng không chủ yếu của QĐND Việt Nam đều đã bị đối phương "bắt bài" và Mỹ đã chế tạo ra các thiết bị gây nhiễu rất hiệu quả. Ảnh: Đài P-12 bị thu giữ đang được trưng bày tại bảo tàng quân sự của Israel - Nguồn: Wikipedia.
Như chiếc B-52D, lúc đầu mang 8 máy gây nhiễu, thì tới tháng 12/1972 đã có tới 15 máy gây nhiễu, 2 máy phóng nhiễu giấy bạc. Những chuyên gia quân sự Mỹ tự tin cho rằng, đối thủ lúc bấy giờ của B-52 không phải là tên lửa SAM-2 mà là máy bay MiG, bởi mọi bí mật về tính năng kỹ thuật của SAM-2 đã bị Mỹ khai thác triệt để ở Trung Đông từ trước. Ảnh: Máy bay ném bom B-52 - Nguồn: Wikipedia.
Như chiếc B-52D, lúc đầu mang 8 máy gây nhiễu, thì tới tháng 12/1972 đã có tới 15 máy gây nhiễu, 2 máy phóng nhiễu giấy bạc. Những chuyên gia quân sự Mỹ tự tin cho rằng, đối thủ lúc bấy giờ của B-52 không phải là tên lửa SAM-2 mà là máy bay MiG, bởi mọi bí mật về tính năng kỹ thuật của SAM-2 đã bị Mỹ khai thác triệt để ở Trung Đông từ trước. Ảnh: Máy bay ném bom B-52 - Nguồn: Wikipedia.
B-52 là máy bay ném bom chiến lược có khả năng gây nhiễu điện từ rất lớn. Một tốp 3 chiếc B-52 có 45 máy gây nhiễu, tất cả nhiễu đó tạo thành giải nhiễu chồng chéo, dày đặc, đan xen, công suất rất lớn và rộng. Chưa kể bay kèm B-52 là đội hình máy bay chuyên tác chiến điện tử, gây nhiễu radar và các thiết bị gây nhiễu ngoài đội hình. Nguồn: Wikipedia.
B-52 là máy bay ném bom chiến lược có khả năng gây nhiễu điện từ rất lớn. Một tốp 3 chiếc B-52 có 45 máy gây nhiễu, tất cả nhiễu đó tạo thành giải nhiễu chồng chéo, dày đặc, đan xen, công suất rất lớn và rộng. Chưa kể bay kèm B-52 là đội hình máy bay chuyên tác chiến điện tử, gây nhiễu radar và các thiết bị gây nhiễu ngoài đội hình. Nguồn: Wikipedia.
Việc địch sử dụng tác chiến điện tử cực mạnh, khiến radar của hệ thống phòng không không thể phát hiện và khóa mục tiêu được với B-52. Các đài radar P-12 của các tiểu đoàn tên lửa SAM-2 chỉ thu được các giải nhiễu đậm đặc, có lúc làm trắng xóa cả màn hình, gây rất nhiều khó khăn cho bộ đội phòng không, không quân. Nguồn ảnh: VOV.
Việc địch sử dụng tác chiến điện tử cực mạnh, khiến radar của hệ thống phòng không không thể phát hiện và khóa mục tiêu được với B-52. Các đài radar P-12 của các tiểu đoàn tên lửa SAM-2 chỉ thu được các giải nhiễu đậm đặc, có lúc làm trắng xóa cả màn hình, gây rất nhiều khó khăn cho bộ đội phòng không, không quân. Nguồn ảnh: VOV.
Tác hại của việc không quân Mỹ sử dụng tác chiến điện tử làm tên lửa SAM-2 của chúng ta khi phóng lên, không thể điều khiển, có khi rơi ra chỗ khác hoặc đi lệch mục tiêu và tự nổ. Cụ thể là vào ngày 13/4/1972, B-52 đánh vào Thanh Hóa, chúng ta có 2 tiểu đoàn tên lửa ở khu vực này, nhưng vì radar bị nhiễu rất nặng nên cũng không đánh được B-52. Ảnh: Tên lửa SAM-2 rời bệ phóng - Nguồn: Wikipedia.
Tác hại của việc không quân Mỹ sử dụng tác chiến điện tử làm tên lửa SAM-2 của chúng ta khi phóng lên, không thể điều khiển, có khi rơi ra chỗ khác hoặc đi lệch mục tiêu và tự nổ. Cụ thể là vào ngày 13/4/1972, B-52 đánh vào Thanh Hóa, chúng ta có 2 tiểu đoàn tên lửa ở khu vực này, nhưng vì radar bị nhiễu rất nặng nên cũng không đánh được B-52. Ảnh: Tên lửa SAM-2 rời bệ phóng - Nguồn: Wikipedia.
Đặc biệt, sáng sớm 16/4/1972, 12 chiếc B-52 vào đánh Hải Phòng, đúng lúc Sư đoàn Phòng không 363 đang diễn tập phương án đối phó B-52. Trong trận đánh này, Sư đoàn 363 đã phóng một loạt tên lửa, nhưng không hạ được chiếc B-52 nào của đối phương. Nguồn ảnh: TL.
Đặc biệt, sáng sớm 16/4/1972, 12 chiếc B-52 vào đánh Hải Phòng, đúng lúc Sư đoàn Phòng không 363 đang diễn tập phương án đối phó B-52. Trong trận đánh này, Sư đoàn 363 đã phóng một loạt tên lửa, nhưng không hạ được chiếc B-52 nào của đối phương. Nguồn ảnh: TL.
Qua nghiên cứu các thủ đoạn gây nhiễu của địch, các kỹ sư của chúng ta nhận thấy một điều đặc biệt, máy gây nhiễu địch không gây nhiễu rãnh sóng 3cm. Đối với Việt Nam, phát hiện này là vô cùng quý giá. Nguồn: Wikipedia.
Qua nghiên cứu các thủ đoạn gây nhiễu của địch, các kỹ sư của chúng ta nhận thấy một điều đặc biệt, máy gây nhiễu địch không gây nhiễu rãnh sóng 3cm. Đối với Việt Nam, phát hiện này là vô cùng quý giá. Nguồn: Wikipedia.
Lý do là khi đó chúng có trang bị một loại radar do Trung Quốc chế tạo viện trợ cho ta, làm việc ở rãnh sóng 3cm, đó là đài radar bắt mục tiêu K8-60 thường dùng cho pháo cao xạ 57mm. Đài K8-60 làm việc ở 2 rãnh sóng 10cm và 3cm. Nguồn: Wikipedia.
Lý do là khi đó chúng có trang bị một loại radar do Trung Quốc chế tạo viện trợ cho ta, làm việc ở rãnh sóng 3cm, đó là đài radar bắt mục tiêu K8-60 thường dùng cho pháo cao xạ 57mm. Đài K8-60 làm việc ở 2 rãnh sóng 10cm và 3cm. Nguồn: Wikipedia.
Với phát hiện trên, chúng ta đã ghép phần tử mục tiêu của radar K8-60 làm việc ở dải sóng 3cm với đài điều khiển SAM-2. Tháng 11/1971, bộ khí tài đầu tiên được chế tạo thành công và được đặt tên là KX. Ảnh: Radar K8-60 - Nguồn: Wikipedia.
Với phát hiện trên, chúng ta đã ghép phần tử mục tiêu của radar K8-60 làm việc ở dải sóng 3cm với đài điều khiển SAM-2. Tháng 11/1971, bộ khí tài đầu tiên được chế tạo thành công và được đặt tên là KX. Ảnh: Radar K8-60 - Nguồn: Wikipedia.
Tháng 2/1972, Bộ Quốc phòng chỉ thị đưa radar K8-60 vào thực chiến tại Tiểu đoàn 89, Trung đoàn 274 lúc đó bố trí tại Quảng Bình, để kiểm nghiệm lại khả năng bắt mục tiêu B-52, chống nhiễu và chống tên lửa Shrike. Kết quả, trong 2 tháng (22/2-6/4/1972), khí tài KX đã bắt được mục tiêu 18 lần, trong đó có 2 lần bắt được B-52 và 16 lần bắt được máy bay chiến thuật. Ảnh: Tiêu đồ viên bám sát mục tiêu B-52 - Nguồn: VOV.
Tháng 2/1972, Bộ Quốc phòng chỉ thị đưa radar K8-60 vào thực chiến tại Tiểu đoàn 89, Trung đoàn 274 lúc đó bố trí tại Quảng Bình, để kiểm nghiệm lại khả năng bắt mục tiêu B-52, chống nhiễu và chống tên lửa Shrike. Kết quả, trong 2 tháng (22/2-6/4/1972), khí tài KX đã bắt được mục tiêu 18 lần, trong đó có 2 lần bắt được B-52 và 16 lần bắt được máy bay chiến thuật. Ảnh: Tiêu đồ viên bám sát mục tiêu B-52 - Nguồn: VOV.
Sau các kết quả rất khả quan, Bộ Tư lệnh Quân chủng quyết định cho triển khai đề tài cải tiến lắp vào 6 bộ khí tài S-75 Dvina (SAM-2) ở Hà Nội để chuẩn bị đánh B-52, tuy nhiên chỉ hoàn thành được 2 bộ (kể cả bộ thử nghiệm). Hai bộ khí tài được lắp cho Tiểu đoàn 79 Trung đoàn 257 bố trí ở Nam sông Hồng và Tiểu đoàn 57 Trung đoàn 261 bố trí ở Bắc sông Hồng. Ảnh: Tên lửa SAM-2 bảo vệ Hà Nội năm 1972 - Nguồn: Wikipedia.
Sau các kết quả rất khả quan, Bộ Tư lệnh Quân chủng quyết định cho triển khai đề tài cải tiến lắp vào 6 bộ khí tài S-75 Dvina (SAM-2) ở Hà Nội để chuẩn bị đánh B-52, tuy nhiên chỉ hoàn thành được 2 bộ (kể cả bộ thử nghiệm). Hai bộ khí tài được lắp cho Tiểu đoàn 79 Trung đoàn 257 bố trí ở Nam sông Hồng và Tiểu đoàn 57 Trung đoàn 261 bố trí ở Bắc sông Hồng. Ảnh: Tên lửa SAM-2 bảo vệ Hà Nội năm 1972 - Nguồn: Wikipedia.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972, Tiểu đoàn 57 đã tận dụng tốt thông báo phần tử mục tiêu từ radar K8-60 để đánh B-52. Trong trận đánh rạng sáng ngày 21/12, chỉ trong 10 phút, Tiểu đoàn 57 đã đánh một trận xuất sắc, bắn rơi hai B-52 bằng hai quả đạn S-75. Đặc biệt, ở Tiểu đoàn 79 đã bắn rơi một B-52 hoàn toàn bằng phương pháp so kim thống nhất phần tử với radar K8-60. Nguồn: Wikipedia - Nguồn: LSQSVN.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972, Tiểu đoàn 57 đã tận dụng tốt thông báo phần tử mục tiêu từ radar K8-60 để đánh B-52. Trong trận đánh rạng sáng ngày 21/12, chỉ trong 10 phút, Tiểu đoàn 57 đã đánh một trận xuất sắc, bắn rơi hai B-52 bằng hai quả đạn S-75. Đặc biệt, ở Tiểu đoàn 79 đã bắn rơi một B-52 hoàn toàn bằng phương pháp so kim thống nhất phần tử với radar K8-60. Nguồn: Wikipedia - Nguồn: LSQSVN.
Thấy được hiệu quả của đài K8-60, sau ngày 25/12, Bộ Tư lệnh Quân chủng cho sử dụng toàn bộ đài K8-60 có trên địa bàn Hà Nội để bắt B-52. Nếu bắt được mục tiêu thì thông báo ngược về các sở chỉ huy; vì vậy từ 26/12 trở đi cho đến khi kết thúc chiến dịch chúng ta đã giành được nhiều thắng lợi giòn giã hơn. Ảnh: Tên lửa phòng không SAM-2 đánh trả quyết liệt máy bay Mỹ - Nguồn: LSQSVN.
Thấy được hiệu quả của đài K8-60, sau ngày 25/12, Bộ Tư lệnh Quân chủng cho sử dụng toàn bộ đài K8-60 có trên địa bàn Hà Nội để bắt B-52. Nếu bắt được mục tiêu thì thông báo ngược về các sở chỉ huy; vì vậy từ 26/12 trở đi cho đến khi kết thúc chiến dịch chúng ta đã giành được nhiều thắng lợi giòn giã hơn. Ảnh: Tên lửa phòng không SAM-2 đánh trả quyết liệt máy bay Mỹ - Nguồn: LSQSVN.
Điều đặc biệt là radar K8-60 có khả năng phân biệt B-52 với các loại máy bay cường kích, tiêm kích giả (tín hiệu nhiễu) B-52. Đó là do các đặc điểm riêng của tín hiệu phản xạ B-52 thu được trên K8-60. Ảnh: Radar cảnh giới của đại đội 45, trung đoàn 291 – đơn vị phát hiện tốp B-52 đầu tiên vào đánh Hà Nội - Nguồn: VOV.
Điều đặc biệt là radar K8-60 có khả năng phân biệt B-52 với các loại máy bay cường kích, tiêm kích giả (tín hiệu nhiễu) B-52. Đó là do các đặc điểm riêng của tín hiệu phản xạ B-52 thu được trên K8-60. Ảnh: Radar cảnh giới của đại đội 45, trung đoàn 291 – đơn vị phát hiện tốp B-52 đầu tiên vào đánh Hà Nội - Nguồn: VOV.
Ngoài ra, đài K8-60 còn có lợi thế là không bị tên lửa Shrike tấn công, do loại tên lửa đó chỉ nhắm vào rãnh 10cm của đài điền khiển tên lửa. Do đó, khí tài gần như thoát được sự chống phá điên cuồng của không quân chiến thuật Mỹ trong hoạt động chế áp điện tử. Ảnh: Đài điều khiển tên lửa SAM-2 bắn rơi B-52 Mỹ trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không - Nguồn: LSQSVN.
Ngoài ra, đài K8-60 còn có lợi thế là không bị tên lửa Shrike tấn công, do loại tên lửa đó chỉ nhắm vào rãnh 10cm của đài điền khiển tên lửa. Do đó, khí tài gần như thoát được sự chống phá điên cuồng của không quân chiến thuật Mỹ trong hoạt động chế áp điện tử. Ảnh: Đài điều khiển tên lửa SAM-2 bắn rơi B-52 Mỹ trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không - Nguồn: LSQSVN.
Sau hơn 40 năm của chiến dịch 12 ngày đêm năm 1972, những bí mật đã dần được hé lộ và chỉ khi đó, các chuyên gia của Không quân Mỹ mới chịu ngả mũ thán phục khả năng sáng tạo của bộ đội phòng không Việt Nam và thừa nhận những điểm yếu chí tử trong chiến lược của mình. Ảnh: Xác máy bay B-52 bị bắn rơi trên bầu trời Miền Bắc tháng 12/1972 - Nguồn: LSQSVN.
Sau hơn 40 năm của chiến dịch 12 ngày đêm năm 1972, những bí mật đã dần được hé lộ và chỉ khi đó, các chuyên gia của Không quân Mỹ mới chịu ngả mũ thán phục khả năng sáng tạo của bộ đội phòng không Việt Nam và thừa nhận những điểm yếu chí tử trong chiến lược của mình. Ảnh: Xác máy bay B-52 bị bắn rơi trên bầu trời Miền Bắc tháng 12/1972 - Nguồn: LSQSVN.
Điềm báo cho số phận đen đủi của B-52 ở Việt Nam. Nguồn: QPVN.

GALLERY MỚI NHẤT