Du lịch xanh - Xu hướng phát triển bền vững của du lịch Việt Nam

Những năm gần đây, du lịch xanh không chỉ là một khái niệm mà đã trở thành xu hướng, đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều nước trên thế giới.

Ở nước ta, du lịch xanh cũng đang được xem là xu hướng tất yếu phục hồi, phát triển du lịch Việt Nam.
Du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa, có giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Yếu tố cốt lõi của “du lịch xanh” là sản phẩm du lịch xanh.
Sản phẩm xanh cần đạt các tiêu chí như: được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường; đem đến những giải pháp an toàn đối với môi trường và sức khỏe; giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng...
Du lich xanh - Xu huong phat trien ben vung cua du lich Viet Nam
 Du lịch xanh là xu hướng tất yếu phát triển du lịch Việt Nam. Ảnh minh họa
Với cách tiếp cận trên, sản phẩm du lịch xanh được hiểu là những sản phẩm các yếu tố đặc biệt là dịch vụ, thân thiện môi trường, được phát triển phù hợp với các nguyên tắc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Hiện nay, khi du khách ngày càng quan tâm đến môi trường tự nhiên thì việc phát triển sản phẩm du lịch xanh có chất lượng cao sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo ra tính cạnh tranh và hấp dẫn của điểm đến du lịch. Du lịch xanh được áp dụng trong hệ thống khách sạn, đơn vị vận chuyển, kinh doanh lữ hành, nhà hàng bằng các biện pháp bảo vệ môi trường như xử lý nước thải tránh ô nhiễm, thu gom triệt để rác thải, hạn chế sử dụng túi ni lông, trồng cây xanh, giảm tiếng ồn…
Việt Nam sở hũu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá phong phú. Đây chính là điều kiện thuận lợi để du lịch xanh phát triển ở nước ta. Hơn thế, Việt Nam cũng là một quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Vì thế, chúng ta cần phát triển du lịch xanh, tạo điều kiện cho một nền kinh tế xanh bền vững.
Điều đáng mừng là các doanh nghiệp du lịch Việt đang tích cực chuyển hướng kinh doanh theo hướng tăng trưởng xanh. Nhiều địa phương cũng đang tích cực triển khai thúc đẩy phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh như: Đà nẵng Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Ninh Bình...
Tuy nhiên, theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu, phát triển du lịch Nguyễn Anh Tuấn, phát triển du lịch xanh vẫn đang gặp không ít khó khăn do đầu tư cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; ý thức của đơn vị kinh doanh du lịch và cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường chưa cao.
Về giải pháp phát triển du lịch xanh bền vững, Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam (VCTC) Phạm Hải Quỳnh cho rằng, các câu lạc bộ du lịch cần liên kết cùng nhau bảo vệ môi trường. Chẳng hạn như khuyến khích đơn vị lữ hành hạn chế sử dụng đồ nhựa; tư vấn cho khách không mang túi nhựa, chai lọ nhựa trong chuyến du lịch.

Doanh nghiệp lữ hành, khách sạn lên kế hoạch đón khách

Nhiều đơn vị, tổ chức kinh doanh du lịch cho hay, đã sẵn sàng cho các giải pháp phục hồi với mô hình hành lang du lịch an toàn (còn gọi là bong bóng du lịch). 

Hướng tới mô hình “bong bóng du lịch”

Du lịch TP.HCM thu 3.100 tỷ đồng dịp Tết Nguyên đán

Đây là tổng doanh thu từ các khu điểm du lịch, cơ sở lưu trú và các dịch vụ ăn uống... trong 7 ngày Tết Nhâm dần 2022, theo báo cáo của Sở Du lịch TP.HCM.

Cụ thể, thống kê từ ngày 29 tháng Chạp đến mùng 6 Tết Nhâm Dần 2022, Sở Du lịch TP.HCM cho biết các khu, điểm du lịch đón 300.000 lượt khách nội và ngoại tỉnh, đem về khoảng 300 tỷ đồng doanh thu.

Các cơ sở lưu trú trên địa bàn cũng phục vụ 500.000 đêm phòng, doanh thu đạt trên dưới 1.200 tỷ đồng. Trong khi đó, các dịch vụ du lịch khác như ăn uống, vận chuyển... cũng thu khoảng 1.600 tỷ đồng từ 1 triệu lượt khách. Như vậy, trong 7 ngày Tết năm nay, TP thu về tổng cộng 3.100 tỷ đồng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.