Du lịch Việt Nam: “Gỡ điểm nghẽn”, thu hút khách quốc tế

Năm 2023, Việt Nam tiếp tục được vinh danh ở nhiều hạng mục giải thưởng du lịch thế giới World Travel Awards. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Việt Nam còn khiêm tốn. Các chuyên gia cho rằng, du lịch Việt Nam cần tháo gỡ những “điểm nghẽn”...

Lượng khách chưa đạt kỳ vọng
Kết quả khảo sát trên công cụ theo dõi xu hướng thị trường của Google cho thấy, lượng tìm kiếm quốc tế về điểm đến Việt Nam tăng nhanh thứ sáu thế giới, “vượt mặt” cả các điểm đến nổi tiếng khác trong khu vực như Thái Lan (10), Indonesia (11), Malaysia (12), Philippines (14). 10 thị trường tìm kiếm nhiều nhất về du lịch Việt Nam gồm: Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Anh, Đức, Malaysia và Thái Lan.
Các chuyên gia đánh giá, du khách quốc tế dành nhiều sự quan tâm cho du lịch Việt Nam trong năm 2023 nhờ sức hấp dẫn của thiên nhiên, văn hóa, ẩm thực và con người được lan tỏa từ những giải thưởng du lịch quốc tế uy tín, gợi ý của các hãng truyền thông, chuyên trang du lịch quốc tế lớn.
Du lich Viet Nam: “Go diem nghen”, thu hut khach quoc te
 
Năm 2023, tổ chức giải thưởng du lịch thế giới World Travel Awards tôn vinh Việt Nam ở 19 hạng mục giải thưởng hàng đầu thế giới và 54 hạng mục giải thưởng hàng đầu châu Á. Nhiều hãng truyền thông, chuyên trang du lịch quốc tế thường xuyên gợi ý cho du khách quốc tế về những điểm đến hấp dẫn của Việt Nam như Hạ Long, Hà Nội, Hà Giang, Ninh Bình, Phú Quốc…
Ngày 15/8/2023, Việt Nam chính thức áp dụng cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả nước và vùng lãnh thổ với thời hạn lưu trú lên đến 90 ngày, có giá trị nhập cảnh nhiều lần. Đồng thời, nâng thời hạn tạm trú đối với các nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực lên 45 ngày.
Theo thống kê mới nhất, năm 2023 ghi nhận sự phục hồi tích cực của lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam khi nước ta đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế, cao hơn gần 3,5 lần năm 2022, vượt 57% so với mục tiêu đặt ra từ đầu năm 2023. Tuy nhiên, đây vẫn là con số khá khiêm tốn so với hơn 26 triệu lượt khách của Malaysia, hơn 25 triệu của Thái Lan.
Du lich Viet Nam: “Go diem nghen”, thu hut khach quoc te-Hinh-2
 
Vì sao Việt Nam chưa thu hút nhiều du khách quốc tế, trong khi các quốc gia lân cận đang chứng kiến sự phục hồi ngoạn mục, thậm chí vượt qua cả ngưỡng trước đại dịch? Đó là câu hỏi đặt ra nhiều trăn trở cho ngành du lịch.
Làm gì để thu hút khách quốc tế?
Bà Nguyễn Thị Lê Hương - Phó Tổng giám đốc Vietravel - cho rằng, du lịch Thái Lan hiện đứng top 10 thế giới và số 1 ASEAN. Việt Nam có lợi thế cạnh tranh không kém với nhiều di sản thiên nhiên, di sản văn hóa UNESCO và bãi biển dài. Việc cần làm để thu hút khách là định vị lại thương hiệu, sản phẩm. Cần kết nối những điểm du lịch quen thuộc và mới theo đặc thù từng nhóm khách. Phát triển các tour trải nghiệm kết hợp giải trí, đặc biệt phải chú trọng kinh tế đêm.
Du lịch phải chuyển đổi số và chuyển đổi nguồn khách. Thái Lan đã chuyển sang tập trung thị trường khách Trung Quốc. Chúng ta cũng đã mở đường bay sang Ấn Độ và các thị trường khách mới.
Bà Hương nhấn mạnh, công tác truyền thông phải làm sao để Việt Nam là điểm đến được lựa chọn khi khách đến ASEAN. Chúng ta có cả 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, không phải nước nào cũng có. Du lịch sự kiện, thể thao rất có lợi thế. Do vậy, định vị lại thương hiệu Việt Nam là vô cùng quan trọng.
Hiến kế thu hút khách quốc tế, TS Nuno F. Ribeiro - Phó Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Quản trị Du lịch và Khách sạn, Đại học RMIT Việt Nam - gợi ý, Việt Nam nên chủ động triển khai cả những giải pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để tạo đòn bẩy mạnh mẽ hút khách quốc tế, bảo đảm sự phát triển bền vững của du lịch.
Du lich Viet Nam: “Go diem nghen”, thu hut khach quoc te-Hinh-3
 
Trong ngắn hạn, Việt Nam cần cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, mở rộng thị thực điện tử cho tất cả các nước, xem xét tăng số nước được miễn thị thực, tăng thời hạn lưu trú cho các thị trường trọng điểm.
Về trung hạn trong 5 năm tới, Việt Nam phải giải quyết các nhu cầu cơ sở hạ tầng trước mắt liên quan giao thông, vệ sinh, viễn thông... dựa trên tính toán sức chứa của điểm đến du lịch chính; giải quyết những vấn đề về chất lượng dịch vụ bằng cách tuyển dụng lao động có trình độ từ nước ngoài hoặc triển khai khóa đào tạo ngắn hạn cho nhân lực du lịch, khách sạn hiện có; phát triển sản phẩm du lịch kết hợp giữa văn hóa, thiên nhiên và cuộc sống đô thị.
Về dài hạn, Việt Nam nên đầu tư mạnh vào giao thông công cộng, nhất là các phương thức giao thông thân thiện với môi trường, tăng cường kết nối giữa các phương tiện vận tải; đầu tư mạnh vào đào tạo nâng cao ở bậc trung học, đại học và sau đại học; phát triển khu vực cụ thể cho du lịch và bảo vệ khu vực khác khỏi hoạt động du lịch quá mức.
Nhận định 2024 sẽ là năm hồi phục mạnh mẽ của thị trường khách du lịch quốc tế, nhưng ông Vũ Thế Bình - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam - cũng cho rằng, ngành du lịch vẫn gặp khó khăn, khi nhiều quốc gia chưa hồi phục. Thậm chí, nhiều chính sách của mỗi quốc gia cũng có những thay đổi nhất định, nên để thu hút khách đến, bắt buộc phải quảng bá, xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa.
Bên cạnh đó, nhu cầu, sở thích của du khách thay đổi nhanh, đòi hỏi ngành du lịch cũng phải chuyển đổi theo, tạo ra sản phẩm hợp với xu thế hơn.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu nhận định, ngành du lịch cần có những cuộc đối thoại thường xuyên để tìm ra những nút thắt, từ đó tìm được giải pháp hiệu quả. Chính sách thị thực là điều rất cần thiết nhưng ngành du lịch cũng cần cải thiện nhiều mặt hơn nữa.
Tới đây sẽ có Nghị quyết của Chính phủ sau Hội nghị toàn quốc về du lịch và Nghị quyết của Quốc hội về chính sách thị thực, đồng thời cũng hoàn thiện Quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam làm cơ sở để đẩy mạnh sự phát triển của du lịch thời gian tới.

Ông Vũ Thế Bình - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam - cho biết, năm 2023, những buổi biểu diễn của các ngôi sao quốc tế tại Việt Nam đã tạo nên làn sóng mới kích cầu du lịch. Tuy nhiên, khi tổ chức những sự kiện, ngành văn hóa lại không trao đổi, hợp tác với du lịch hoặc ngành du lịch không chủ động tìm đến những sự kiện văn hóa, dẫn đến bỏ lỡ cơ hội khai thác kết hợp du lịch giải trí, rất đáng tiếc.

Cân bằng cảm xúc, nạp năng lượng bằng chuyến "du lịch chữa lành"

Nếu như du lịch chữa bệnh (Medical tourism) tập trung vào việc khám, chữa bệnh thì du lịch chữa lành thiên về nghỉ ngơi, thư giãn, giúp du khách nuôi dưỡng thể chất và tinh thần.

Cân bằng cảm xúc, nạp năng lượng bằng chuyến "du lịch chữa lành"
Sau một thời gian bù đầu trong công việc với hàng loạt "deadline" nối tiếp nhau, chị Lê Phương Lan ở Thanh Trì, Hà Nội, quyết định cùng nhóm bạn rời xa Hà Nội vài ngày, lên Sa Pa (Lào Cai) để "nạp năng lượng."

Khám phá 10 điểm đến hấp dẫn của du lịch Việt Nam

Chuyên trang du lịch nổi tiếng The Travel của Canada đã gợi ý 10 điểm đến mới hấp dẫn dành cho khách du lịch quốc tế khi ghé thăm Việt Nam. Hứa hẹn tạo nên trải nghiệm khó quên cho du khách.

Khám phá 10 điểm đến hấp dẫn của du lịch Việt Nam
Việt Nam là một đất nước xinh đẹp với bề dày văn hóa - lịch sử đáng kinh ngạc. Từ thủ đô Hà Nội cổ kính đến những bãi biển tuyệt đẹp của Đà Nẵng, không thiếu những địa điểm tuyệt vời để ghé thăm ở Việt Nam. Tuy nhiên, có rất nhiều điểm du lịch mới lạ hơn và được Chuyên trang du lịch nổi tiếng The Travel đánh giá là những viên ngọc ẩn ở Việt Nam đang chờ du khách khám phá.

Cần chuẩn bị những gì khi du lịch Trekking?

Trekking là hình thức du lịch khám phá thiên nhiên, con người của vùng đất mới.Tuy nhiên hình thức du lịch này chỉ phù hợp với những người có sức khoẻ tốt.

Cần chuẩn bị những gì khi du lịch Trekking?
Trekking là một hình thức du lịch dã ngoại đi bộ đường dài và khám phá thiên nhiên. Theo đó, người đi trekking sẽ tham gia các hoạt động như đi bộ đường dài, leo núi, băng rừng, lội suối... để chinh phục và khám phá thiên nhiên tại những vùng đất xa xôi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.