Du lịch Việt mất khách Trung Quốc... cũng có cái may

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, ông Nguyễn Văn Tuấn, nhận định "trong cái rủi có cái may" khi lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam giảm mạnh.

Theo Tổng cục Du lịch, ngoài việc Việt Nam mất hơn 1 triệu khách đến từ thị trường Trung Quốc, một số thị trường khác cũng đã bắt đầu sụt giảm khách. Trong đó, đáng chú ý là các thị trường nói tiếng Hoa như Hồng Kông, Macau, Đài Loan…
Tác động kép
Lần đầu tiên, lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch đã tổ chức một buổi họp báo về tình hình khách du lịch quốc tế vào ngày 19-5 tại Hà Nội. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cho hay tình hình căng thẳng ở biển Đông đã trực tiếp tạo nên tác động kép: Khách Trung Quốc sang Việt Nam giảm đột ngột và khách Việt Nam hủy tour đi Trung Quốc..
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, Trung Quốc luôn có số lượng du khách vào Việt Nam cao nhất, chiếm 25% trong tổng số khách quốc tế. Hiện đã xuất hiện tình trạng khách quốc tế dự kiến đến Việt Nam hủy tour, hủy phòng khách sạn, nhất là tại các địa bàn Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP HCM.
“Chúng tôi theo dõi tình hình phát triển du lịch Việt Nam từ đổi mới đến nay và thấy 3 thời kỳ rất khó khăn: Năm 1998 - khi khủng hoảng toàn cầu, thời điểm dịch SARS năm 2003 và cuối năm 2008-2009 - khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Nhưng lần này với sự căng thẳng trên biển Đông do Trung Quốc gây ra, du lịch Việt Nam đứng trước những khó khăn, thách thức chưa từng có” - ông Nguyễn Văn Tuấn nhìn nhận.
Lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam giảm mạnh. Ảnh minh họa.
Lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam giảm mạnh. Ảnh minh họa.
Chuyển thị trường, kích cầu nội địa
Ông Nguyễn Văn Tuấn cho rằng “trong cái rủi có cái may” bởi tuy Trung Quốc là thị trường du lịch rất lớn song cũng có những hạn chế. Theo tính toán của Tổng cục Du lịch, khách Trung Quốc đi bằng đường bộ chiếm tỉ trọng cao và chi tiêu ít, lại bị sự can thiệp khá sâu của các doanh nghiệp Trung Quốc trong việc cạnh tranh giảm giá đã khiến hình ảnh du lịch Việt Nam giảm đi. Ngoài ra, thị trường này cũng khó lường, tiềm ẩn những bất trắc do sự điều chỉnh chính sách của chính quyền Trung Quốc.
“Đây chính là lúc chúng ta chuyển hướng sang những thị trường truyền thống, có khả năng lưu trú dài ngày, chi tiêu cao như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc và thị trường kề cận là ASEAN” - ông Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết khách Nga chi tiêu 2.200-2.500 USD/người khi đi vào Nam Trung Bộ (gấp 5 lần khách Trung Quốc); khách du lịch Tây Âu, Bắc Mỹ cũng chi tiêu ở mức trên dưới 2.000 USD/người. “Điều quan trọng không phải kéo được bao nhiêu người đến Việt Nam mà là chúng ta thu được bao nhiêu từ du khách” - ông Nguyễn Văn Tuấn lưu ý.
Tổng cục Du lịch đã gửi thư đến các cơ quan du lịch quốc gia ở những thị trường trọng điểm của Việt Nam để thông báo về tình hình cũng như cam kết bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho du khách. “Sắp tới, chúng ta đón các đoàn famtrip (khảo sát báo chí) của các thị trường trọng điểm để tăng cường tuyên truyền hình ảnh của chúng ta, tăng cường tình yêu hòa bình. Bất luận thế nào thì Việt Nam cũng là điểm đến an toàn, hấp dẫn” - ông Tuấn quả quyết.
Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho biết bên cạnh việc chuyển hướng sang thị trường mới, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng tính đến giải pháp kích cầu nội địa với những giải pháp liên ngành cùng gói hỗ trợ của Chính phủ.
Theo ông, bộ sẽ kiến nghị xem xét kéo dài các kỳ nghỉ lễ, Tết vì đó là cơ hội tuyệt vời cho du lịch. Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn liên kết đưa ra các gói giá rẻ, giảm giá các đường bay nội địa, tạo điều kiện cho du khách có cơ hội đến các điểm nghỉ dưỡng.
Khách Trung Quốc rất tằn tiện

Năm 2013, Việt Nam đón 1,9 triệu khách du lịch Trung Quốc. Trong đó, 40% đi đường bộ, chi tiêu ước tính khoảng 300 USD/người; còn lại đi đường hàng không, chi tiêu khoảng 700 USD/người. Tổng thu từ khách Trung Quốc là hơn 1 tỉ USD.

Ở chiều ngược lại, khách Việt Nam sang Trung Quốc là 1,36 triệu người, chi tiêu bình quân 650 USD/người. Tổng chi tiêu của du khách Việt Nam tại Trung Quốc là 887 triệu USD, tương đương 70% chi tiêu của du khách Trung Quốc tại nước ta.

Nhiều công ty du lịch Việt Nam quan tâm đến Incentra

(Kiến Thức) - Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, từ năm 2011 đến nay, số khách du lịch Nga đến Việt Nam đều đạt mức tăng trên 70% hàng năm.

Mục tiêu đến năm 2015, Việt Nam sẽ đón khoảng 350.000 du khách Nga và hiện nay Nga được xác định là thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam. Không chỉ vậy, Nga cũng là đất nước có tiềm năng về du lịch mà các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch có thể khai thác. Vấn đề còn lại là tìm ra giải pháp hữu hiệu để lĩnh vực du lịch giữa hai nước ngày càng tăng trưởng ổn định và bền vững.

Việt Nam hướng tới mục tiêu đón 350.000 du khách Nga

Du khách Việt đua nhau hủy tour du lịch Trung Quốc

Có rất nhiều khách du lịch đã hủy tour đến Trung Quốc để thể hiện sự phản đối hành vi gây hấn này của Trung Quốc.

Một số công ty du lịch cho biết, sau những hành vi ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, số du khách Việt đặt tour đi Trung Quốc giảm đi đáng kể, nhiều người hủy tour, chấp nhận mất tiền đặt cọc.

Ngay sau sự kiện Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, có rất nhiều khách du lịch đã hủy tour đến Trung Quốc để thể hiện sự phản đối hành vi gây hấn này của Trung Quốc.

Theo một số công ty du lịch có tổ chức tour đi Trung Quốc cho khách thì số lượng khách du lịch Việt Nam gọi điện đến để đặt tour đi Trung Quốc bị giảm đi đáng kể, thậm chí có công ty còn không có khách hàng nào đặt tour du lịch đến Trung Quốc. Bên cạnh đó, có một số khách hàng đã đặt trước cũng gọi điện đến để hủy tour, lý do họ đưa ra là không muốn đến Trung Quốc vào thời điểm hiện nay.

Lượng khách Việt Nam đặt tour đi du lịch Trung Quốc đang giảm đi đáng kể.
Lượng khách Việt Nam đặt tour đi du lịch Trung Quốc đang giảm đi đáng kể.
Theo Giám đốc của một công ty du lịch lớn có trụ sở tại phố Quang Trung – Hà Nội, ngay sau khi Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng biển Việt Nam gây phẫn nộ trong dư luận, lượng khách du lịch gọi điện đến công ty anh để đặt tour sang Trung Quốc bị giảm đi đáng kể.

Vị doanh nhân này cho biết, thông thường trong một tháng, công ty có tổ chức cho khoảng 6-7 đoàn khách đi du lịch Trung Quốc, nhưng nay lượng khách đã bị giảm đi quá nửa. Không những vậy, trong vài ngày qua, số khách đã đặt tour cũng gọi điện đến công ty xin hủy tour khá nhiều. "Điều này cũng gây ra không ít ảnh hưởng cho công ty. Bởi mỗi khi tổ chức một tour du lịch cho khách hàng, công ty đều phải đặt cọc trước tiền vé, tiền du lịch, nếu khách hủy tour thì công ty sẽ mất đi toàn bộ khoản tiền đặt cọc đó, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế", vị doanh nhân cho hay.

Chị Nguyễn Thị Hương – Phụ trách tour Du lịch quốc tế của Công ty Cổ phần Đầu tư mở Du lịch Việt Nam (trụ sở tại Lê Đức Thọ - Hà Nội) cũng cho biết: “Ngay sau sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, số lượng khách gọi đến công ty đặt tour đi Trung Quốc là hầu như không có. Thậm chí, có những khách đặt trước tour đi Hồng Kông – Quảng Châu – Thâm Quyến thì họ chỉ đi Hồng Kông rồi quay trở về Việt Nam luôn chứ không qua Trung Quốc nữa”.

“Bên cạnh đó, trước hành vi của Trung Quốc, công ty chúng tôi cũng hạn chế tất cả những quảng cáo về các tour du lịch đến Trung Quốc nên số khách đặt tour tới đây bị giảm đi đáng kể, thậm chí lâu nay, không có bất cứ khách nào gọi đến đặt tour” – chị Hương cho biết thêm.

Được biết, các đối tác bên phía Trung Quốc cũng có chủ động hạ giá cung cấp dịch vụ cho các đoàn khách Việt Nam, hỗ trợ công ty du lịch Việt Nam quảng bá để thu hút du khách Việt nhưng với tình hình hiện tại, số lượng khách Việt Nam đăng ký tour vẫn giảm đi đáng kể.

Anh Lương Quốc Thiện (Dịch Vọng, Cầu Giấy – Hà Nội) là người vừa hủy tour du lịch đến Trung Quốc cho biết: “Tháng trước tôi có đặt tour đi Trung Quốc cho 2 vợ chồng bởi vợ tôi vẫn ao ước được đến thăm Vạn lý trường thành, thế nhưng sau khi theo dõi thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng, chúng tôi đều cảm thấy vô cùng phẫn nộ trước những hành vi ngang ngược của Trung Quốc, vì thế mà cũng không còn muốn đặt chân đến đây du lịch nữa nên tôi quyết định hủy tour. Dù có bị mất tiền đặt cọc nhưng tôi cũng không muốn đến đây du lịch trong thời điểm như thế này”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.