Du học sinh ở Singapore bị lừa 500.000 SGD bởi “quan chức TQ giả“

Các du học sinh Trung Quốc ở nước ngoài, thường đến từ những gia đình giàu có, đang trở thành mục tiêu ưa thích của các băng nhóm lừa đảo đồng hương.

Du học sinh ở Singapore bị lừa 500.000 SGD bởi “quan chức TQ giả“
"Tôi đồng ý làm theo họ vì quá sợ hãi", cô Zhou, sinh viên Trung Quốc đang học ở Singapore, chia sẻ sau khi bị lừa số tiền 500.000 SGD (363.000 USD) bởi những kẻ giả danh cảnh sát Trung Quốc.
Cảnh sát Singapore cho biết họ đã nhận được 92 báo cáo về các trường hợp lừa đảo như vậy từ tháng 1 đến tháng 5 năm nay, với số tiền các nạn nhân bị mất lên tới 5,3 triệu SGD.
Zhou, một sinh viên 21 tuổi, cho biết vào ngày 2/9, cô nhận được cuộc gọi từ một phụ nữ với giọng Singapore, nói rằng bà ta là nhân viên của hãng chuyển phát nhanh DHL.
Du hoc sinh o Singapore bi lua 500.000 SGD boi “quan chuc TQ gia“
Do những bất ổn ở Hong Kong, ngày càng có nhiều học sinh Trung Quốc du học ở Singapore. Ảnh minh họa: Singaporean Stuff.
Người phụ nữ này biết rõ tên tuổi của Zhou và nói với cô rằng một bưu kiện được gửi đi bằng tên của cô đang bị tạm giữ. Trong bưu kiện này, theo lời người phụ nữ, có quần áo, 21 hộ chiếu giả và 11 thẻ tín dụng.
Ban đầu Zhou phủ nhận có liên quan đến bưu kiện, và người phụ nữ bí ẩn đề xuất giúp cô báo cáo trường hợp lên cảnh sát, chuyển cuộc gọi đến số "999" (số điện thoại cảnh sát Singapore).
Người tiếp theo nghe điện thoại nói với Zhou rằng cuộc gọi sẽ phải chuyển tiếp tới một nhân viên cảnh sát khác, do vụ việc có yếu tố nước ngoài. Người đàn ông thứ ba nghe điện thoại và bảo Zhou hãy tra cứu số điện thoại của ông ta trên Google nếu muốn xác minh.
Khi làm điều này, Zhou thấy số điện thoại nói trên là của đồn cảnh sát quận Phố Đông, Thượng Hải, và cô bắt đầu tin tưởng những lời nói ở đầu dây bên kia.
Zhou cho biết sau đó "nhân viên cảnh sát này" chụp ảnh cho cô xem lệnh bắt giữ, khiến cô càng tin rằng vụ điều tra mà ông ta nói đến là có thật. "Tôi bắt đầu cảm thấy sợ hãi", Zhou chia sẻ.
Sinh viên 21 tuổi làm theo chỉ dẫn của người đàn ông và đi vào một khách sạn trên đường Orchard, Singapore.
Du hoc sinh o Singapore bi lua 500.000 SGD boi “quan chuc TQ gia“-Hinh-2
Ngày càng có nhiều du học sinh Trung Quốc trở thành nạn nhân của những băng nhóm lừa đảo chuyên nghiệp. Ảnh: Reuters.
Các cuộc gọi được diễn ra bằng Facetime và Skype, có 2 người nói chuyện với Zhou nhưng họ đều không xuất hiện trên màn hình. Hai kẻ lừa đảo nói với Zhou rằng trường hợp của cô liên quan đến một vụ án nghiêm trọng, tuyệt mật nên cô không được phép nói với ai.
Những kẻ này tiếp tục nói rằng có một người đàn ông tên Sun đang kiện Zhou vì lừa đảo và rửa tiền, họ cũng khẳng định thẻ tín dụng của cô đã bị khóa. Khi Zhou ra cửa hàng để kiểm tra thì đúng là thẻ tín dụng của cô không sử dụng được.
Tiếp đó, hai kẻ lừa đảo gửi cho Zhou hình ảnh của những người cao tuổi đang tự tử và nói rằng đây là những nạn nhân của cô. "Họ gửi tôi rất nhiều hình ảnh như vậy", Zhou nói và bật khóc.
"Tôi vô cùng hoảng sợ và họ đã lợi dụng điều đó. Họ bảo tôi phải hợp tác nếu không muốn bị cảnh sát quốc tế bắt giữ. Tôi đồng ý làm việc với họ vì quá sợ hãi", Zhou chia sẻ.
Những kẻ lừa đảo nói rằng để chứng minh cho sự trong sạch của mình, cần phải có một số tiền gửi vào tài khoản của Zhou, họ sẽ truy cập và "xác minh" số tiền này.
Hai tên này cũng hướng dẫn Zhou nhận tiền từ cha mẹ mình, vốn đang ở Trung Quốc, lấy lý do rằng chính phủ Singapore cần phải xác minh xem Zhou có đủ khả năng tài chính để tiếp tục theo học ở đây không.
Từ ngày 3-7/9, những kẻ lừa đảo đã lấy đi 500.000 SGD qua năm lần giao dịch. Zhou vẫn ở lại trong khách sạn và tiếp tục cuộc gọi với những kẻ lừa đảo, chúng theo dõi mọi chuyển động của cô, thậm chí yêu cầu camera phải hướng vào giường khi Zhou ngủ để chắc chắn cô không tiết lộ mọi thứ với ai.
"Tôi phải thông báo cho họ khi tôi muốn đi uống nước và bất kể thời gian nào trong ngày, ai đó sẽ luôn trả lời ở đầu dây bên kia", sinh viên Trung Quốc cho biết.
Du hoc sinh o Singapore bi lua 500.000 SGD boi “quan chuc TQ gia“-Hinh-3
Những kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu nạn nhân giữ cuộc gọi trên điện thoại hàng giờ, khiến họ không thể sử dụng điện thoại để xác minh hoặc liên lạc với người khác yêu cầu sự trợ giúp. Ảnh: Channel NewsAsia.
Ngày càng có nhiều nạn nhân
Chỉ đến ngày 7/9, cảnh sát Singapore mới được thông báo về vụ việc. Bạn trai của Zhou, anh Wang, nói rằng bạn gái anh bảo là cô đang ở nhà một người bạn để giúp họ vượt qua cuộc chia tay tồi tệ, và yêu cầu anh đừng làm phiền.
Sau khi hỏi han xung quanh, Wang phát hiện người bạn mà Zhou nhắc tới đang ở Trung Quốc, anh lập tức bay đến Singapore để tìm kiếm bạn gái. Sau khi không thể liên lạc với Zhou, anh Wang đến trình báo cảnh sát Singapore rằng bạn gái mình đang mất tích.
Cảnh sát vào cuộc và tìm thấy Zhou, nhưng phải mãi sau đó họ mới phát hiện ra cô là nạn nhân của một vụ lừa đảo. Cảnh sát Singapore đang tiếp tục điều tra.
Zhou chỉ là một trong số ngày càng tăng những nạn nhân của các băng nhóm lừa đảo Trung Quốc, thường xuyên giả danh quan chức và cảnh sát để moi tiền các nạn nhân.
Ông Chew Jingwei, người đứng đầu bộ phận phụ trách các vụ lừa đảo thương mại có tổ chức, cho biết số vụ lừa đảo như vậy đang ở mức "đáng lo ngại".
"Trong các trường hợp gần đây, đặc biệt là ở lần đầu tiên tiếp xúc, những kẻ lừa đảo sẽ đóng giả cảnh sát Singapore hoặc nhân viên hãng DHL, và cố gắng thể hiện giống người địa phương nhất có thể", ông Chew nói.
Điều này là để tạo ra sự tin tưởng, phục vụ các bước tiếp theo cho vụ lừa đảo.
Ông Chew cũng cho biết trường hợp của Zhou là biến thể của trò lừa đảo mạo danh qua điện thoại thông thường, trong đó nạn nhân được yêu cầu phải tự cách ly bản thân.
"Những kẻ lừa đảo biết rằng nạn nhân có hạn chế về tài chính, để có thêm tiền từ cô ấy, chúng sẽ phải lôi cha mẹ vào cuộc", ông Chew nhận định.
Trong một vụ án tương tự hồi tháng 8, những kẻ lừa đảo đã khiến một sinh viên Trung Quốc 20 tuổi đang du học tại Singapore, tự trói mình lại, quay video và gửi về cho cha mẹ.
Cha mẹ anh ta sau đó được yêu cầu khoản tiền chuộc trị giá 200.000 nhân dân tệ. Cảnh sát sau đó tìm thấy sinh viên này an toàn trong một khách sạn tại khu phố Tàu.
"Những sinh viên rất dễ bị tổn thương, và rất khó để họ tìm kiếm sự hỗ trợ, có lẽ vì họ không quen với các thủ tục ở Singapore", ông Chew cho biết.
Trong một biến thể khác của việc lừa đảo, thủ phạm sẽ hướng dẫn nạn nhân quét mã QR và chuyển một khoản tiền bằng máy bán Bitcoin tự động.
Thường thì những kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu nạn nhân giữ điện thoại để họ không có cơ hội sử dụng điện thoại để xác minh mọi thứ. Cảnh sát Singapore đang khuyến cáo công chúng nên đề phòng khi họ nhận được các cuộc gọi không mong muốn, đặc biệt là từ các bên không xác định.
"Một khi bạn nhân được một cuộc gọi như vậy, chỉ cần cúp máy. Đó là cách dễ dàng nhất để ngăn chặn những vụ lừa đảo như vậy", ông Chew nói.

Cân tài hai ứng viên sáng giá chức Chủ tịch Interpol

(Kiến Thức) - Ông Kim Jong Yang người Hàn Quốc và ông Alexander Prokopchuk người Nga đang là hai ứng cử viên sáng giá cho chức Chủ tịch Interpol, sau khi ông Mạnh Hoành Vĩ bị tạm giữ để điều tra với cáo buộc vi phạm pháp luật hồi đầu tháng 10/2018.

Cân tài hai ứng viên sáng giá chức Chủ tịch Interpol
Can tai hai ung vien sang gia chuc Chu tich Interpol
 Tối 7/10, Ủy ban Giám sát Quốc gia (NSC), Cơ quan chống tham nhũng cấp cao nhất của Trung Quốc, ra thông báo xác nhận Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ đang bị tạm giữ để điều tra với cáo buộc vi phạm pháp luật. Ảnh: Fortune.
Can tai hai ung vien sang gia chuc Chu tich Interpol-Hinh-2
Theo kế hoạch, Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) sẽ tiến hành bầu chọn một người lãnh đạo mới thay ông Mạnh Hoành Vĩ vào ngày 21/11 trong khuôn khổ phiên họp đại hội đồng Interpol lần thứ 87 đang diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) từ ngày 18 - 21/11. Ảnh: KID Newsradio. 
Can tai hai ung vien sang gia chuc Chu tich Interpol-Hinh-3
Hiện tại, ông Kim Jong Yang (ảnh) người Hàn Quốc và ông Alexander Prokopchuk người Nga đang là hai ứng viên sáng giá cho vị trí này. Người được bầu ra mới sẽ thay thế cựu Chủ tịch Mạnh Hoành Vĩ, người đang bị giam giữ tại Trung Quốc vì các cáo buộc hối lộ, đến hết nhiệm kỳ còn lại đến năm 2020.  Ảnh: Interpol.
Can tai hai ung vien sang gia chuc Chu tich Interpol-Hinh-4
 Trước đó, sau khi nhận được đơn từ chức của ông Mạnh vào tháng 10 vừa qua, Interpol đã chỉ định ông Kim Jong Yang - người Hàn Quốc - Phó Chủ tịch đại diện Châu Á trong ủy ban điều hành của Interpol làm quyền Chủ tịch cho đến khi đại hội đồng Interpol bầu được tân chủ tịch trong cuộc họp tại Dubai vào tháng 11 này. Ảnh: Yonhap.
Can tai hai ung vien sang gia chuc Chu tich Interpol-Hinh-5
Được biết, ông Kim Jong Yang, sinh ngày 30/10/1961 tại Changwon (Hàn Quốc), đã tốt nghiệp Đại học Cao Ly và Đại học Quốc gia Seoul - hai trường đại học hàng đầu của quốc gia Đông Á này.  Ảnh: 0832xgb.com.
Can tai hai ung vien sang gia chuc Chu tich Interpol-Hinh-6
 Quyền Chủ tịch Interpol Kim Jong Yang từng đảm nhiệm chức vụ người đứng đầu sở cảnh sát tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc trong khoảng thời gian 2014-2018. Ảnh: uniradioinforma.com.
Can tai hai ung vien sang gia chuc Chu tich Interpol-Hinh-7
 Ngày 20/11, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết nước này ủng hộ ứng cử viên người Hàn Quốc Kim Jong Yang đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Interpol, cạnh tranh với ứng viên người Nga Alexander Prokopchuk (ảnh). Ảnh: Irish Times.
Can tai hai ung vien sang gia chuc Chu tich Interpol-Hinh-8
 Ông Prokopchuk hiện là Phó Chủ tịch Interpol và cũng được coi là ứng cử viên sáng giá cho vị trí lãnh đạo cơ quan cảnh sát toàn cầu này. Ảnh: Russia Beyond.
Can tai hai ung vien sang gia chuc Chu tich Interpol-Hinh-9
 Phát ngôn viên Bộ Nội vụ Nga Irina Volk cho hay, ông Prokopchuk đã nhiều năm làm việc trong lĩnh vực thực thi pháp luật. Ảnh: BBC.
Can tai hai ung vien sang gia chuc Chu tich Interpol-Hinh-10
 "Nếu được bầu làm lãnh đạo Interpol, ông Prokopchuk sẽ thực hiện các hoạt động của mình chỉ vì lợi ích của cộng đồng cảnh sát quốc tế", Sputnik dẫn lời bà Irina. Ảnh: Bloomberg.
Can tai hai ung vien sang gia chuc Chu tich Interpol-Hinh-11
 Trước đó cùng ngày, Nga đã lên án hành động can thiệp cuộc bỏ phiếu bầu chọn tân Chủ tịch của Interpol, sau khi giới chỉ trích, trong đó có các Thượng nghị sĩ Mỹ, lên tiếng phản đối ứng cử viên người Nga Prokopchuk (trái) trở thành lãnh đạo cơ quan này. Ảnh: Getty.

Tội ác không tưởng của sát thủ có biệt danh "người rắn"

Sinh ra là đứa con không được thừa nhận, lớn lên không có sự quan tâm, giáo dục và rồi chưa đầy 19 tuổi, chàng trai này bắt đầu chuỗi ngày tù tội.

Tội ác không tưởng của sát thủ có biệt danh "người rắn"
Trong hơn 90 năm hoạt động của Tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol), có 10 vụ án được được xem như "lớn nhất lịch sử". Trong đó, được nhắc tới khá nhiều là tội ác kinh hoàng của một người đàn ông có biệt danh "Sát nhân bikini" hay "Người rắn". Đây là một trong những sát thủ nguy hiểm nhất nhưng cũng nổi tiếng nhất thế giới vào thập niên 70 - 80 của thế kỷ trước với hàng chục vụ giết người cướp của tại nhiều nước trên thế giới.
Toi ac khong tuong cua sat thu co biet danh
19 tuổi, Charles Sobhraj lần đầu tiên phải ngồi tù. 
Tuổi thơ bất hạnh

Thử ADN chậm, thân nhân vụ Ethiopian Airlines nhận 1 kg đất để an táng

Gia đình các nạn nhân thảm họa máy bay Ethiopian Airlines ngày 10/3 ở Ethiopia được trao các bao tải đựng đất ở khu vực bị nạn thay cho hài cốt để có thể mai táng người thân.

Thử ADN chậm, thân nhân vụ Ethiopian Airlines nhận 1 kg đất để an táng
Giới chức đã bắt đầu giao các túi đất, thay vì hài cốt, cho thân nhân của 157 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng trên chuyến bay Ethiopian Airlines ngày 10/3, vì quá trình nhận dạng sẽ mất thời gian dài, theo hãng tin AP.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.