Dự án Phước Kiển được bán cho Quốc Cường Gia Lai "bèo" thế nào?

(Kiến Thức) - Dự án Khu dân cư Phước Kiển được bán lại với giá 1,29 triệu đồng/m2 cho Quốc Cường Gia Lai được cho là quá bèo. Nhiều người nhận định mức 20 triệu đồng/m2 là thấp nhất...

Nghịch lý "đất vàng" giá chỉ 1,1 triệu đồng/m2…
Theo tài liệu của Zing.vn, trong văn bản gửi Văn phòng Thành ủy TP.HCM, Công ty Tân Thuận cho biết khu đất Dự án Khu dân cư Phước Kiển được doanh nghiệp định giá tổng cộng khoảng 358 tỷ đồng, tương đương 1,1 triệu/m2.
Công văn này cũng nêu rõ, trong vòng 20 ngày, sau khi ký hợp đồng hợp tác QCG phải thanh toán cho công ty Tân Thuận 70% giá trị phần đất đã nhận chuyển nhượng là 250,6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong phụ lục hợp đồng số 2 được ký ngày 8/9/2017 đã có điều chỉnh đơn giá đất cho phần diện tích 281.404 m2 đã ký hợp đồng công chứng chuyển tên cho QCG. Cụ thể, mức giá được công bố là 1,29 triệu đồng/m2 tương đương với 363 tỷ đồng và QCG phải thanh toán số tiền này trong vòng 7 ngày kể từ khi ký phụ lục hợp đồng.
Đối với phần đất còn lại 41.000 m2 (có giá trị 56,2 tỷ đồng) chưa công chứng chuyển tên cho QCG sẽ được chia thành hai đợt thanh toán. Đợt một thanh toán 11,2 tỷ đồng (20%) trong vòng 7 ngày sau khi phụ lục này được ký, đợt còn lại khi hoàn tất thủ tục sang tên.
Theo thỏa thuận ban đầu, giá mỗi m2 đất dự án Phước Kiển được Tân Thuận bán lại cho Quốc Cường Gia Lai chỉ 1,1 triệu đồng, sau nâng lên giá 1,29 triệu đồng/m2. Ảnh: Zing
 Theo thỏa thuận ban đầu, giá mỗi m2 đất dự án Phước Kiển được Tân Thuận bán lại cho Quốc Cường Gia Lai chỉ 1,1 triệu đồng, sau nâng lên giá 1,29 triệu đồng/m2. Ảnh: Zing

Cận cảnh khu đất "khủng" 30 ha, giá "bèo" khiến dư luận "dậy sóng". Nguồn: DT.

Như vậy với giao dịch đầu tiên giữa hai doanh nghiệp, lô đất của dự án Khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè có giá trị hơn 419 tỷ đồng. Mức giá này được cho là thấp hơn nhiều mặt bằng thị trường và gây thiệt hại cho ngân sách khoảng 2.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, theo thông cáo của Văn phòng Thành ủy TP.HCM phát ra ngày 18/4/2018, Thường vụ Thành ủy yêu cầu Công ty Tân Thuận đàm phán với đối tác (Công ty CP Quốc Cường Gia Lai) để hủy hợp đồng - không đồng ý bán chỉ định. Thường vụ Thành ủy cũng chỉ đạo xem xét, giải quyết việc thực hiện chuyển nhượng khu đất trên đúng theo quy định của pháp luật.
Lý do được đưa ra là cuối tháng 12/2017, Thường trực Thành ủy đã chỉ đạo dừng việc chuyển nhượng, yêu cầu phải đàm phán lại và báo cáo Thường trực Thành ủy.
Lộ giá đất hiện tại ở Phước Kiển: 20 triệu đồng/m2?
Điều đáng nói là, trong khi giá mỗi m2 đất dự án Phước Kiển được Tân Thuận bán lại cho Quốc Cường Gia Lai chỉ 1,1 triệu đồng, sau nâng lên giá 1,29 triệu đồng/m2, thế nhưng, theo "cò" đất, giá đất ở Phước Kiển vào thời điểm này 20 triệu đồng/m2 vẫn còn sốt"...
Cụ thể, ghi nhận của Trí Thức Trẻ ngày 19/4 cho thấy, tại khu dân cư Phước Kiển hiện đã có nhiều căn nhà đập bỏ để chuyển đi nơi khác sinh sống sau khi được đền bù. Tuy nhiên vẫn còn có hàng trăm hộ dân ở trong những căn nhà lụp xụp chưa chịu chuyển đi vì chưa thỏa mãn giá đền bù.
Chia sẻ trên Trí Thức Trẻ, chị Hà (30 tuổi, ngụ huyện Nhà Bè) cho biết, gia đình đã sống vị trí đất Khu dân cư Phước Kiển từ rất lâu. Việc chuyển nhượng đất này cho Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai được chính quyền địa phương thông báo.
"Nhiều năm nay chúng tôi gặp Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai để thỏa thuận nhưng chưa được. Đất gia đình tôi không có sổ hồng, giấy tờ. Chúng tôi có gặp bà Loan (Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai – PV) để thống nhất chung về giá đền bù. Tuy nhiên bà đưa mức giá khoảng 10/triệu đồng/m2 chúng tôi không đồng ý. Theo tôi thì đất gia đình giá trị trên thị trường trên 20 triệu đồng/m2 mới có thể suy nghĩ chuyển đi", chị Hà nói .
Ông Trương Tất Phát (54 tuổi), một người dân cho biết, gia đình ông đã mua đất, dựng nhà cấp 4 khoảng 100m2 tại vị trí dự án. Gia đình ông có đến Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai nhiều lần để thỏa thuận việc đền bù nhưng cũng chưa đi đến thống nhất.
Ông Phát nói dứt khoát: "Họ có nói đất chưa có sổ thì 10 triệu đồng/m2, đất nhà tôi có sổ hồng là 13 triệu đồng/m2. Tuy nhiên tôi hoàn toàn không đồng ý. Giờ phải trên 20 triệu đồng/m2. Tôi yêu cầu giá như vậy bởi mảnh đất này có thuận lợi là đi lên trung tâm thành phố tốn ít thời gian. Một số gia đình có điều kiện kinh tế nên đã rời, chuyển nơi ở khác rồi. Tôi khẳng định là giá đền bù thấp như vậy gia đình tôi không đi đâu cả".
Mặt khác, về lô đất 30 ha của Công ty Tân Thuận (nằm cạnh mặt đường Nguyễn Hữu Thọ) bán cho Quốc Cường Gia Lai, trao đổi với Trí Thức Trẻ, một số "cò" đất rất ngạc nhiên vì cái giá 1,29 triệu đồng/m2.
"Đất ở đây có vị trí thuận lợi, giá bán 1,29 triệu đồng/m2 cho Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai hơn 30 ha là quá bèo. Theo tôi hiện tại giá đất nơi này đến 20 triệu đồng/m2 vẫn còn sốt", một "cò" đất tên Hà cho hay.

Nợ "ngập đầu", cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai vẫn liên tục tăng trần

(Kiến Thức) - Dù công ty đang ôm khối nợ khủng song cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai vẫn tăng trần liên tục 7 phiên vừa qua, đưa giá lên gần 7.000 đồng.

Tính tới phiên hôm giao dịch ngày 30/3, cổ phiếu QCG của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai đã tăng trần 7 phiên liên tục, đưa giá cổ phiếu từ hơn 4.000 đồng lên gần 7.000 đồng/cổ phiếu chỉ trong vòng hơn 1 tuần qua.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch ngày 30/3, cổ phiếu QCG tăng trần lên 6.880 đồng/cổ phiếu. Tổng khối lượng cổ phiếu khớp lệnh thành công lên tới 482.600 đơn vị.

Nợ nần chồng chất, Bầu Đức, Cường đôla bán "máy in tiền"

Doanh nghiệp nhà ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đôla) và Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) đã cùng bán đi các dự án mà họ tâm huyết để dứt nợ. 

Bán dự án tâm huyết

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.