Dự án lọc dầu nào lớn nhất Việt Nam?

(Kiến Thức) - Các dự án lọc hóa dầu này đang được lên kế hoạch hoặc đã triển khai ở Việt Nam với vốn đầu tư khổng lồ tới hàng chục tỷ USD.

Siêu dự án lọc hóa dầu Nhơn Hội: 30 tỷ USD

Giữa tháng 8, Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) cùng UBND tỉnh Bình Định tổ chức họp báo công bố khởi động lập dự án đầu tư Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội.

Phía Tập đoàn PTT Thái Lan cho biết, tập đoàn đã thành lập đội hình chuyên trách dự án cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia cố vấn bắt đầu nghiên cứu khả thi chi tiết dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội từ nay đến tháng 5/2014.

Hiện tại, phía PTT đã chọn công ty McKinsey tư vấn quản lý chiến lược dự án; công ty Foster Wheeler tư vấn về kỹ thuật, phác thảo sơ bộ thiết kế nhà máy; công ty IHS với nhiều chuyên gia uy tín trên thế giới về lĩnh vực lọc, hóa dầu tư vấn về thương mại, nguồn dầu thô đầu vào, sản phẩm đầu ra. Sau khi hoàn tất nghiên cứu khả thi chi tiết về kỹ thuật, công nghệ, thương mại, vào cuối năm 2013, PTT sẽ tiếp tục lựa chọn nhà thầu tư vấn tài chính.

Nếu thành công, Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội sẽ là tổ hợp lọc hóa dầu số 1 trên thế giới tại Việt Nam. Ảnh minh họa: Hà Nội Mới.
 Nếu thành công, Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội sẽ là tổ hợp lọc hóa dầu số 1 trên thế giới tại Việt Nam. Ảnh minh họa: Hà Nội Mới. 
Bên cạnh việc nghiên cứu khả thi chi tiết dự án, nhà đầu tư cũng nghiên cứu và đánh giá tác động môi trường tự nhiên, đánh giá tác động đến sức khỏe, sự an toàn, mức độ ảnh hưởng của dự án đến kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi chi tiết hoàn tất và được Chính phủ Việt Nam phê duyệt, PTT sẽ tiến tới hoàn tất thiết kế kỹ thuật tổng thể, thiết kế chi tiết, mua sắm, xây dựng để khởi công xây dựng dự án. Dự án được xây dựng trong khoảng 5 năm, dự kiến đến năm 2020 Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội sẽ đưa vào hoạt động.

Theo đề án, Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội sẽ có vốn đầu tư khoảng 25-30 tỷ USD. Trong đó, PTT tham gia khoảng 40%, số vốn còn lại sẽ xúc tiến, kêu gọi đầu tư các đối tác tiềm năng ở khu vực Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản, trong đó sẽ ưu tiên cho các đối tác tại Việt Nam.

Tổ hợp có tổng công suất chế biến 660.000 thùng, tương đương 33 triệu tấn sản phẩm lọc hóa dầu mỗi năm. Sản phẩm tối đa hóa sản xuất hóa dầu gồm 6,5 triệu tấn olefins và chế phẩm; 3,7 triệu tấn dầu hóa dẻo và chế phẩm; 325.500 thùng sản phẩm xăng, diesel, nhiên liệu động cơ.

Khi dự án triển khai, ngoài đóng góp nguồn tiền lớn cho ngân sách sẽ giải quyết lao động trực tiếp từ 10.000 - 30.000 người, gián tiếp khoảng 100.000 lao động của Bình Định và vùng lân cận.

Hiện cũng có nhiều ý kiến lo ngại về tính khả thi, sự cam kết của nhà đầu tư cũng như các bước để triển khai dự án. Tuy nhiên, nếu thành công, dự án trên sẽ là Tổ hợp lọc hóa dầu số 1 trên thế giới tại Việt Nam, có sức cạnh tranh lớn tại châu Á.

Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn: 9 tỷ USD

Theo thông tin mà UBND tỉnh Thanh Hóa đưa ra tại buổi họp báo về kế hoạch khởi công Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn tại Khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, dự án này dự kiến chính thức được khởi công vào 23/10 tới.

Trước đó, ngày 23/7, Ban quản lý Dự án Công trình liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn phối hợp cùng Liên doanh nhà thầu đã tiến hành Lễ khởi công Thi công nạo vét lần đầu các công trình biển.

 
Trước đó 1 ngày, tại Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ Bàn giao mặt bằng, trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn. Đây là dấu mốc quan trọng kết thúc giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chính thức chuyển sang giai đoạn xây dựng của dự án.

Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn do liên doanh đầu tư gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait, Công ty Idemitsu Nhật Bản và Công ty Hóa chất Mitsui Nhật Bản với vốn đầu tư trên 9 tỷ USD. Dự án được xây dựng trên diện tích khoảng 1.300 ha, trong đó trên cạn 440 ha và dưới nước 860 ha.

Sau khi xây dựng và đi vào hoạt động, hệ thống có công suất 200.000 thùng/ngày, tương đương 10 triệu tấn/năm với các sản phẩm chủ yếu như khí hóa lỏng LPG, xăng Ron 92, Ron 95, nhiên liệu phản lực, diesel cao cấp, diesel thường, paraxylene, benzene, polypropylene, lưu huỳnh rắn.

Theo UBND tỉnh Thanh Hóa, đây là dự án có vai trò quan trọng mang tính chiến lược của Chính phủ Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu đối với các sản phẩm lọc hóa dầu của quốc gia. Đây là dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, do vậy việc thực hiện thành công dự án sẽ là yếu tố quan trọng trong việc thu hút thêm đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là các nhà đầu tư từ Nhật Bản, Kuwait.

Bên cạnh đó, dự án còn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đặc biệt là các sản phẩm từ dầu mỏ; góp phần phát triển các lĩnh vực hạ nguồn của công nghiệp chế biến dầu mỏ và khí....

Dự án sẽ hoàn thành trong vòng 40 tháng kể từ ngày khởi công. Khi đi vào hoạt động, Tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn và nhà máy Dung Quất sẽ đáp ứng được 50% nhu cầu xăng dầu trong nước.

Dự án lọc hóa dầu Long Sơn: 4,5 tỷ USD

Ngày 15/8, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ký biên bản thỏa thuận về việc bàn giao hơn 400 ha đất cho chủ đầu tư Dự án tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn. Theo kế hoạch, dự án hóa dầu có vốn 4,5 tỷ USD này sẽ được khởi công trong năm 2014 và có sản phẩm đầu tiên vào năm 2018.

Dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn đặt tại khu công nghiệp dầu khí Long Sơn, Bà Rịa - Vũng Tàu. Ban đầu chủ đầu tư dự kiến sẽ triển khai xây dựng vào năm 2009 để có thể có sản phẩm vào cuối năm 2012. Tuy nhiên dự án đã bị chậm do một số lý do về giải phóng mặt bằng.

Địa điểm xây tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn. Ảnh: Internet.
 Địa điểm xây tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn. Ảnh: Internet.
Dự án hóa dầu Long Sơn là dự án lớn tại Việt Nam mà tập đoàn SCG đã theo đuổi gần 6 năm qua. SCG đang nắm giữ hơn 28% cổ phần của dự án, phần còn lại thuộc về các đối tác gồm Tập đoàn Qatar Petroleum, Tâp đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam)...

Được biết, Dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn có khả năng sản xuất 1,4 triệu tấn olefin với công nghệ nghiền linh hoạt từ các nguyên liệu như ê-than, prô-ban, napta. Dự án cũng bao gồm các công trình phụ trợ khác như cảng, cầu tàu, các kho chứa hàng, nhà máy điện...

Ngoài ra, nhà máy còn có thể sản xuất thêm các sản phẩm đa dạng như polyethylene (PE), polypropylene (PP) và vinyl chloride monomer (VCM). Các sản phẩm này chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô: 3 tỷ USD

Chiều 6/10, UBND tỉnh Phú Yên chính thức trao giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cho Công ty TNHH Lọc dầu Vũng Rô, sau khi giấy chứng nhận đã được ký trong tháng 7 vừa qua. Ngay sau khi trao giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, chủ đầu tư (công ty Technostar Management Ltd, Anh) cũng đã ký kết hợp đồng thiết kế tổng thể và trao thư chọn thầu EPC Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô cho tập đoàn JGC của Nhật Bản.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý chủ trương điều chỉnh quy mô Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô từ 4 triệu tấn dầu thô lên 8 triệu tấn/năm; đồng thời đồng ý nguyên tắc việc điều chỉnh địa điểm của dự án bao gồm cả cảng chuyên dụng.

Vị trí Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô trong Khu kinh tế Nam Phú Yên. Ảnh: Internet.
Vị trí Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô trong Khu kinh tế Nam Phú Yên. Ảnh: Internet. 
Trong quy hoạch được điều chỉnh, dự án được triển khai tại Khu công nghiệp lọc hóa dầu Hòa Tâm thuộc Khu kinh tế Nam Phú Yên. Trước đó, dự án dự kiến được xây dựng tại làng Thượng, huyện Đông Hòa, Phú Yên.

Dự án có diện tích đất sử dụng 538 ha, trong đó, đất xây dựng nhà máy 404 ha được tách ra từ khu đất phía đông nam Khu công nghiệp lọc hóa dầu Hòa Tâm; đất xây dựng mặt bằng cảng Bãi Gốc 143 ha; diện tích mặt nước sử dụng khoảng 500 đến 1.300 ha.

Mục tiêu của dự án là xây dựng nhà máy chế biến và phân phối các sản phẩm lọc dầu từ dầu thô và các sản phẩm hóa dầu khác. Đối với phần lọc dầu, các sản phẩm lọc dầu, hóa dầu cơ bản của dự án gồm: LPG: 90.000 tấn/năm; xăng RON 92: 487.000 tấn/năm; xăng RON 95: 1.559.000 tấn/năm; nhiên liệu phản lực: 325.000 tấn/năm; diezel: 2.295.000 tấn/năm; dầu FO: 1.401.000 tấn/năm; lưu huỳnh: 67.000 tấn/năm…

Sau khi hoàn thành đi vào khai thác, nhà máy có doanh thu hàng năm khoảng 2,23 tỷ USD, mỗi năm đóng góp khoảng 110 triệu USD vào Ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho 1.300 lao động địa phương.

“Siêu” dự án lọc hóa dầu 27 tỉ USD “thông quan“

Theo Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng, đây được xem là bước quan trọng để khẳng định chính chức về mặt pháp lý tính khả thi của dự án lọc hóa dầu Nhơn Hội tại Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định. Tại văn bản trên, Chính phủ giao UBND tỉnh Bình Định hướng dẫn Tập đoàn Dầu khí Thái Lan lập dự án đầu tư; trình báo cáo dự án khả thi để Bộ Công thương thẩm định, Thủ tướng ra quyết định chủ trương đầu tư; trình thẩm định về môi trường để Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

Cận cảnh siêu dự án lọc dầu 3 tỷ đô

(Kiến Thức) - Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô vừa chính thức được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ UBND tỉnh Phú Yên.

Chiều 6/10, UBND tỉnh Phú Yên chính thức trao giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cho Công ty TNHH Lọc dầu Vũng Rô, sau khi giấy chứng nhận đã được ký trong tháng 7 vừa qua. Lễ trao giấy chứng nhận có sự tham gia của nhiều quan chức cao cấp của Quốc hội và Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và chủ đầu tư cùng nhà thầu. Ảnh: Báo Phú Yên.
 Chiều 6/10, UBND tỉnh Phú Yên chính thức trao giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cho Công ty TNHH Lọc dầu Vũng Rô, sau khi giấy chứng nhận đã được ký trong tháng 7 vừa qua. Lễ trao giấy chứng nhận có sự tham gia của nhiều quan chức cao cấp của Quốc hội và Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và chủ đầu tư cùng nhà thầu. Ảnh: Báo Phú Yên. 
Ngay sau khi trao giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, chủ đầu tư (công ty Technostar Management Ltd, Anh) cũng đã ký kết hợp đồng thiết kế tổng thể và trao thư chọn thầu EPC Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô cho tập đoàn JGC của Nhật Bản. Ảnh: Báo Phú Yên.
 Ngay sau khi trao giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, chủ đầu tư (công ty Technostar Management Ltd, Anh) cũng đã ký kết hợp đồng thiết kế tổng thể và trao thư chọn thầu EPC Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô cho tập đoàn JGC của Nhật Bản. Ảnh: Báo Phú Yên.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý chủ trương điều chỉnh quy mô Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô từ 4 triệu tấn dầu thô lên 8 triệu tấn/năm; đồng thời đồng ý nguyên tắc việc điều chỉnh địa điểm của dự án bao gồm cả cảng chuyên dụng. Trong ảnh là một góc vịnh Vũng Rô, nơi từng được dự kiến sẽ xây dựng nhà máy lọc dầu. Ảnh: thantoc.com.vn
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý chủ trương điều chỉnh quy mô Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô từ 4 triệu tấn dầu thô lên 8 triệu tấn/năm; đồng thời đồng ý nguyên tắc việc điều chỉnh địa điểm của dự án bao gồm cả cảng chuyên dụng. Trong ảnh là một góc vịnh Vũng Rô, nơi từng được dự kiến sẽ xây dựng nhà máy lọc dầu. Ảnh: thantoc.com.vn
Trong quy hoạch được điều chỉnh, dự án được triển khai tại Khu công nghiệp lọc hóa dầu Hòa Tâm thuộc Khu kinh tế Nam Phú Yên. Trước đó, dự án dự kiến được xây dựng tại làng Thượng, huyện Đông Hòa, Phú Yên. Trong ảnh là vị trí Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô trong Khu kinh tế Nam Phú Yên. Ảnh: Internet.
Trong quy hoạch được điều chỉnh, dự án được triển khai tại Khu công nghiệp lọc hóa dầu Hòa Tâm thuộc Khu kinh tế Nam Phú Yên. Trước đó, dự án dự kiến được xây dựng tại làng Thượng, huyện Đông Hòa, Phú Yên. Trong ảnh là vị trí Dự án lọc hóa dầu Vũng Rô trong Khu kinh tế Nam Phú Yên. Ảnh: Internet.
Dự án có diện tích đất sử dụng 538 ha, trong đó, đất xây dựng nhà máy 404 ha được tách ra từ khu đất phía đông nam Khu công nghiệp lọc hóa dầu Hòa Tâm; đất xây dựng mặt bằng cảng Bãi Gốc 143 ha; diện tích mặt nước sử dụng khoảng 500 đến 1.300 ha. Trong ảnh là Bãi Gốc. Ảnh: VOV News.
Dự án có diện tích đất sử dụng 538 ha, trong đó, đất xây dựng nhà máy 404 ha được tách ra từ khu đất phía đông nam Khu công nghiệp lọc hóa dầu Hòa Tâm; đất xây dựng mặt bằng cảng Bãi Gốc 143 ha; diện tích mặt nước sử dụng khoảng 500 đến 1.300 ha. Trong ảnh là Bãi Gốc. Ảnh: VOV News. 
Mục tiêu của dự án là xây dựng nhà máy chế biến và phân phối các sản phẩm lọc dầu từ dầu thô và các sản phẩm hóa dầu khác. Đối với phần lọc dầu, các sản phẩm lọc dầu, hóa dầu cơ bản của dự án gồm: LPG: 90.000 tấn/năm; xăng RON 92: 487.000 tấn/năm; xăng RON 95: 1.559.000 tấn/năm; nhiên liệu phản lực: 325.000 tấn/năm; diezel: 2.295.000 tấn/năm; dầu FO: 1.401.000 tấn/năm; lưu huỳnh: 67.000 tấn/năm…Trong ảnh là hình ảnh của nhà máy lọc dầu Vũng Rô hiện tại. Ảnh: VOV News.
Mục tiêu của dự án là xây dựng nhà máy chế biến và phân phối các sản phẩm lọc dầu từ dầu thô và các sản phẩm hóa dầu khác. Đối với phần lọc dầu, các sản phẩm lọc dầu, hóa dầu cơ bản của dự án gồm: LPG: 90.000 tấn/năm; xăng RON 92: 487.000 tấn/năm; xăng RON 95: 1.559.000 tấn/năm; nhiên liệu phản lực: 325.000 tấn/năm; diezel: 2.295.000 tấn/năm; dầu FO: 1.401.000 tấn/năm; lưu huỳnh: 67.000 tấn/năm…Trong ảnh là hình ảnh của nhà máy lọc dầu Vũng Rô hiện tại. Ảnh: VOV News. 
Sau khi hoàn thành đi vào khai thác, nhà máy có doanh thu hàng năm khoảng 2,23 tỷ USD, mỗi năm đóng góp khoảng 110 triệu USD vào Ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho 1.300 lao động địa phương. Ảnh minh họa: Linde.
Sau khi hoàn thành đi vào khai thác, nhà máy có doanh thu hàng năm khoảng 2,23 tỷ USD, mỗi năm đóng góp khoảng 110 triệu USD vào Ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho 1.300 lao động địa phương. Ảnh minh họa: Linde. 
Chủ đầu tư cũng sẽ đầu tư xây dựng đê chắn sóng, đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cảng Bãi Gốc theo hướng kết hợp cảng chuyên dụng lọc hóa dầu, cảng hàng tổng hợp, cảng hàng rời khô, cảng container và các bến dịch vụ phục vụ chung cho cả Khu kinh tế Nam Phú Yên. Ảnh: Công an TP.HCM.
Chủ đầu tư cũng sẽ đầu tư xây dựng đê chắn sóng, đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cảng Bãi Gốc theo hướng kết hợp cảng chuyên dụng lọc hóa dầu, cảng hàng tổng hợp, cảng hàng rời khô, cảng container và các bến dịch vụ phục vụ chung cho cả Khu kinh tế Nam Phú Yên. Ảnh: Công an TP.HCM. 
Trước khi dự án Lọc hóa dầu Vũng Rô được cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, các chuyên gia của dự án đã có thời gian dài để nghiên cứu và khảo sát địa hình. Ảnh: Báo Đầu tư.
Trước khi dự án Lọc hóa dầu Vũng Rô được cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, các chuyên gia của dự án đã có thời gian dài để nghiên cứu và khảo sát địa hình. Ảnh: Báo Đầu tư. 

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Giá vàng hôm nay 20/01: Bất ngờ tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 20/01: Bất ngờ tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.