Dự án cụm công nghiệp của công ty Đại Phong bị phản đối: Huyện Sóc Sơn nói gì?

Huyện Sóc Sơn đã có buổi đối thoại với một số hộ dân đang phản đối dự án cụm công nghiệp làng nghề Xuân Thu của Công ty Đại Phong.

Thông tin mới nhất liên quan đến dự án cụm công nghiệp làng nghề Xuân Thu (xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) do Công ty CP Xây dựng hạ tầng Đại Phong làm chủ đầu tư, bị nhiều người dân thôn Xuân Lai phản đối, ngày 9/3/2022, UBND huyện Sóc Sơn đã về làm việc tại UBND xã Xuân Thu và đối thoại với một số hộ dân.
Tại cuộc đối thoại, ông Đỗ Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn đã thông tin về tình hình định hướng phát triển kinh tế của huyện, mong muốn người dân ủng hộ dự án để thực hiện.
Trên cơ sở ý kiến các phòng ban chuyên môn, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn khẳng định, dự án cụm công nghiệp làng nghề Xuân Thu đã thực hiện hoàn toàn đúng quy định. Vị Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cũng tiếp nhận các ý kiến phản ánh của các hộ dân tiếp xúc tại buổi đối thoại, để về báo cáo Thường trực Huyện ủy, lãnh đạo UBND huyện để tiếp tục chỉ đạo giải quyết.
Du an cum cong nghiep cua cong ty Dai Phong bi phan doi: Huyen Soc Son noi gi?
Kết quả của buổi đối thoại giữa UBND huyện Sóc Sơn, UBND xã Xuân Thu với người dân thôn Xuân Lai liên quan đến dự án công nghiệp làng nghề Xuân Thu.
Chia sẻ với phóng viên, ông D.V.T (người dân thôn Xuân Lai) cho biết, người dân rất hoan nghênh và vui mừng vì cuối cùng cũng đã được đối thoại trực tiếp với chính quyền địa phương, qua đó, người dân được bày tỏ lên những tâm tư nguyện vọng của mình. Tuy nhiên, quan điểm của các hộ dân đến nay là không đồng ý “bán đất” để làm dự án cụm công nghiệp làng nghề Xuân Thu.
Diễn biến liên quan, ngày 11/3/2022, trao đổi với phóng viên báo Tri thức và Cuộc sống, ông Đỗ Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn xác nhận, huyện vừa có buổi đối thoại với người dân thôn Xuân Lai liên quan đến dự án trên.
Ông Tuấn cho biết: “Buổi đối thoại để nghe lại ý kiến của người dân. Tuy nhiên, những kiến nghị của người dân chủ yếu là những kiến nghị cũ, đã được các cấp trả lời. Chỉ có thêm ý kiến, bà con nói việc thu hồi đất sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Việc ảnh hưởng đến đời sống của bà con, tôi đã ghi nhận và báo cáo lãnh đạo huyện. Sau đó sẽ chỉ đạo các ngành rà soát lại, ảnh hưởng đến mức độ nào, như thế nào? Từ đó, sẽ có những tham mưu cho lãnh đạo huyện trong việc chỉ đạo tiếp”.
Theo ông Tuấn, dự án cụm công nghiệp làng nghề Xuân Thu là sự phát triển kinh tế của cả một vùng trên địa bàn huyện Sóc Sơn, vì thế huyện mong muốn người dân chấp thuận dự án để triển khai. Hơn nữa, dự án cũng phù hợp với tất cả các điều kiện về quy hoạch và các yếu tố khác.
Được biết, ngày 26/6/2020, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đã ban hành quyết định số 2802/QĐ-UBND về việc thành lập cụm công nghiệp làng nghề Xuân Thu, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn với diện tích khoảng 20ha. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là Công ty CP Xây dựng hạ tầng Đại Phong.
Tổng mức vốn đầu tư dự án khoảng 397,2 tỷ đồng. Trong đó, vốn của nhà đầu tư là 79,4 tỷ đồng (20%), vốn vay từ các tổ chức tín dụng và vốn huy động khác 198,6 tỷ đồng (50%); vốn huy động từ nhà đầu tư thứ phát 119,1 tỷ đồng (30%). Thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật từ quý 3/2020 đến quý 3/2022.
Tuy nhiên, dự án cụm công nghiệp làng nghề Xuân Thu đến nay vẫn chưa thể hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng do đang bị nhiều người dân thôn Xuân Lai (xã Xuân Thu) phản đối.

Điện rác Sóc Sơn 7.000 tỷ chậm tiến độ: Biết gì về CĐT Thiên Ý?

(Kiến Thức) - Công ty Thiên Ý, chủ đầu tư Nhà máy điện rác Sóc Sơn mới thành lập năm 2018, là Công ty con trực thuộc Công ty cổ phần Tian Ying Zhong Guo.

Mới đây, sau khi kiểm tra, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội đã nhắc nhở dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn chậm tiến độ nhiều lần, yêu cầu chủ đầu tư tăng cường nhân lực, vật lực, gấp rút triển khai thi công các hạng mục dự án, nhất là khu lò đốt. Chậm nhất ngày 1/5/2021, chủ đầu tư phải đưa nhà máy vào hoạt động.
Được biết, dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn có tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng bằng vốn nước ngoài. Chủ đầu tư là Công ty cổ phần Môi trường năng lượng Thiên Ý Hà Nội (gọi tắt Công ty Thiên Ý), Tổng thầu MCC (Trung Quốc) thực hiện.

Cả trăm mét sông bị Cty Thăng Long san lấp trái phép: Hạt quản lý đê Sóc Sơn nói gì?

(Kiến Thức) - Hạt trưởng Hạt quản lý đê Sóc Sơn đã lập biên bản đối với Công ty Thăng Long khi đổ đất san lấp sông, dựng trạm trộn bê tông trái phép ở ngã ba sông Công - sông Cầu.

Liên quan đến việc cả trăm mét sông ở ngã ba sông Công - sông Cầu, thuộc địa bàn xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội) bị san lấp, dựng trạm trộn bê tông trái phép để làm điểm tập kết khoáng sản cát sỏi, chiều ngày 29/3, PV Tri thức và Cuộc sống đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Bảo - Hạt trưởng Hạt quản lý đê Sóc Sơn (thuộc Chi cục phòng, chống thiên tai Hà Nội - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội).
Ca tram met song bi Cty Thang Long san lap trai phep: Hat quan ly de Soc Son noi gi?
Cả trăm mét bờ, lòng sông ở ngã ba sông Công - sông Cầu (xã Trung Giã) bị san lấp trái phép.
Bước đầu, ông Bảo cho biết mấy tuần qua Hạt quản lý đê Sóc Sơn có lập biên bản một trường hợp là Công ty Thăng Long đổ đất lấn chiếm bãi sông ở khu vực nói trên và đề nghị địa phương xử phạt.
Ca tram met song bi Cty Thang Long san lap trai phep: Hat quan ly de Soc Son noi gi?-Hinh-2
Những khối đất đát đổ lấn ra phía lòng sông với quy mô khủng.
Khi PV đề cập đến nội dung hiện trạng khu vực vi phạm, đến thời điểm này ra sao, cơ quan chức năng đã xử lý, giải tỏa hay chưa? Vị Hạt trưởng Hạt quản lý đê Sóc Sơn chỉ nói: “Cả huyện và xã vẫn đang đôn đốc để xã giải tỏa. Chức năng nhiệm vụ thì Hạt chỉ lập biên bản”.
Ca tram met song bi Cty Thang Long san lap trai phep: Hat quan ly de Soc Son noi gi?-Hinh-3
 Tại vị trí san lấp trái phép còn "mọc" lên một trạm trộn bê tông không phép vi phạm nghiêm trọng hành lang bảo vệ đê điều.
Thực tế, cả trăm mét bờ, lòng sông ở ngã ba sông Công - sông Cầu đã bị san lấp trái phép. Hoạt động này diễn ra công khai, rầm rộ với quy mô khủng, hủy hoại bờ sông, làm biến dạng mặt bằng của đất khiến đoạn dòng chảy qua đây bị thu hẹp lại, vi phạm nghiêm trọng hành lang bảo vệ đê điều. Thế nhưng, không hiểu vì sao khi sự việc đã rồi, Hạt quản lý đê Sóc Sơn mới “mò” đến lập biên bản theo như lời ông Bảo nói là làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình, rồi chính quyền địa phương thì “rục rịch” xử lý?

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.