Dự án 8B Lê Trực có kết cấu gì mà 4 năm không phá dỡ nổi?

Không như một công trình kết cấu bình thường, dự án 8B Lê Trực có kết cấu dầm treo, nên muốn phá dỡ giai đoạn 2 (từ tầng 18 đến hết tầng 17) thì phải phá dỡ cả tòa nhà.

Theo Công ty cổ phần Tập đoàn Phương Bắc - đơn vị thực hiện cắt ngọn công trình sai phạm 8B Lê Trực (giai đoạn 1) - nếu muốn phá dỡ giai đoạn 2 thì phải phá bỏ cả tòa nhà.
Cụ thể, phương án phá dỡ giai đoạn 2 được xây dựng bởi Công ty TNHH tư vấn Đại học Xây dựng với những ý kiến của các chuyên gia, kỹ thuật chỉ rõ, tại nóc tầng 18 dự án, theo thiết kế có dầm treo cao 1,8m vượt nhịp 17m để treo hai cột công trình ở mặt đường Trần Phú.
Do vậy, việc phá dỡ dầm, sàn, cột, vách từ tầng 18 tới cao độ + 55,20m bằng cao độ sàn tầng 17 sẽ ảnh hưởng đến hệ kết cấu treo do không còn điểm treo (vì đã phá mất dầm treo trên nóc tầng 18) và phải gia cố kết cấu trước khi phá dỡ.
Du an 8B Le Truc co ket cau gi ma 4 nam khong pha do noi?
Theo các chuyên gia, dự án 8B Lê Trực có kết cấu dầm treo nên việc xử lý rất khó khăn. 
Cụ thể là phải bổ sung hai cột gia cường chống hàng cột ngoài trục D, từ tầng 3 xuyên qua tầng hầm xuống móng. Do dầm treo bị phá dỡ, nên hệ treo không còn tác dụng. Vì vậy cần kiểm định khả năng an toàn chịu lực của hai cột phía bên trên các cột được gia cường (từ tầng 3 tới tầng 17) do các cột thay đổi trạng thái chịu lực.
Văn bản của Công ty Cổ phần hạ tầng Phương Bắc cũng cho biết, về lý thuyết, để phá dỡ được từ tầng 18 đến hết tầng 17 phải gia cố 2 cột từ tầng 3 xuyên qua tầng hầm xuống móng. Trên thực tế, để gia cố được hai cột này thì phải đưa máy móc thiết bị vào bao gồm máy khoan bê tông, máy khoan cọc nhồi cỡ lớn. Nhưng công trình đã xây xong phần thô và đang hoàn thiện rồi nên không có chỗ đỗ máy để thực hiện. Do vậy việc gia cố hai cột dầm khó đảm bảo kỹ thuật và an toàn.
"Công trình này là kết cấu dầm treo (tương tự kết cấu cầu treo) nên không phải như một công trình kết cấu thường, hay như một đống gạch cứ dỡ từ trên xuống là được mà muốn phá dỡ phải gia cố hai cột để thay cho dầm treo", văn bản nêu rõ.
Dựa trên kết quả phân tích này, Công ty Cổ phần hạ tầng Phương Bắc nhận định, việc phá dỡ giai đoạn 2 của công trình 8B Lê Trực nếu tiến hành thì phải phá bỏ cả tòa nhà.
"Việc phá bỏ cả tòa nhà rất lãng phí tài sản xã hội, chúng tôi được biết hiện nay chưa có văn bản, quy định nào cho phép phá bỏ cả tòa nhà”, văn bản của Công ty Cổ phần hạ tầng Phương Bắc nêu.
Trả lời trên báo chí, ông Đàm Văn Long, Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Phương Bắc khẳng định, tính chất phức tạp về kiến trúc và kết cấu của tòa nhà khiến việc đưa ra biện pháp phá dỡ giai đoạn II rất khó khăn.
Từ kinh nghiệm có được trong khi “cắt ngọn” tòa nhà giai đoạn 1, Công ty CP Tập đoàn Phương Bắc cũng cho rằng, việc phá dỡ giai đoạn 2 nếu tiến hành nguy cơ mất an toàn là rất cao, có thể phải phá bỏ cả tòa nhà.
Cụ thể, để phá dỡ phần giật cấp của tòa nhà, sẽ phải bỏ hầu hết các cột và dầm biên chịu lực của tòa nhà. Do vậy, từ tháng 10/2016, Công ty CP Tập đoàn Phương Bắc đã có công văn đề nghị thành phố giao cho đơn vị thiết kế tòa nhà thiết kế phương án phá dỡ giai đoạn 2 (vì chỉ có đơn vị này mới có đầy đủ bản vẽ thiết kế gốc và kết cấu lõi của tòa nhà).
Thực tế, đã có nhiều đơn vị tham gia vào việc lên phương án phá dỡ dự án 8B Lê Trực, nhưng đến nay vẫn chưa có phương án tối ưu nào được đưa ra.
Tháng 5/2018, UBND quận Ba Đình lựa chọn đơn vị tư vấn lập phương án phá dỡ giai đoạn hai là Công ty TNHH Tư vấn ĐH Xây dựng (đơn vị thiết kế tòa nhà 8B Lê Trực), đồng thời mời các đơn vị chuyên môn của Bộ Xây dựng (Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Viện Khoa học công nghệ xây dựng IBST) tham gia lập thiết kế phương án phá dỡ giai đoạn hai.
Tuy nhiên, sau đó IBST đã có văn bản gửi UBND quận Ba Đình từ chối tham gia việc lập phương án phá dỡ giai đoạn hai đối với tòa nhà 8B Lê Trực vì lý do không đảm bảo an toàn.
Cho đến nay, các cơ quan chức năng của Hà Nội vẫn chưa đưa ra được phương án phá dỡ giai đoạn hai đối với phần sai phạm của tòa nhà này.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Xuân - khách hàng mua nhà tại dự án 8B Lê Trực, mới đây, trong buổi làm việc giữa cư dân với Ban tiếp dân của UBND quận Ba Đình, quận Ba Đình trả lời là do không có đơn vị tư vấn trong nước nào nhận nên phương án phá dỡ giai đoạn hai quận sẽ tìm đơn vị nước ngoài tham gia.
"Chúng tôi chỉ mong chính quyền có phương án xử lý dứt điểm để còn ổn định cuộc sống”, bà Xuân nói.

Dự án 8B Lê Trực: Dỡ 2 tầng sai phạm, chuyển công an điều tra

(Kiến Thức) - Mặc dù việc phá dỡ tầng 17, 18 của dự án 8B Lê Trực gặp nhiều khó khăn song UBND TP Hà Nội khẳng định sẽ tìm các phương án để tháo dỡ phần sai phạm của dự án, đảm bảo an toàn.

UBND TP Hà Nội vừa báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện xử lý sai phạm của dự án đầu tư xây dựng tại số 8B Lê Trực, quận Ba Đình. Việc phá dỡ phần sai phạm thuộc giai đoạn 1 dự án này gồm tầng 19 và tum thang được tiến hành từ tháng 11/2015 đã hoàn thành, đảm bảo an toàn. Trong quá trình tháo dỡ giai đoạn 1 phát sinh một số vấn đề như: chủ đầu tư kiện quyết định cưỡng chế của UBND quận Ba Đình; kinh phí phá dỡ phần công trình sai phạm vẫn vướng mắc…
UBND TP. Hà Nội cũng cho hay đã gặp và đang gặp nhiều khó khăn trong việc phá dỡ giai đoạn 2 gồm tầng 17 và 18 của dự án. UBND thành phố nhận được đề nghị của nhà thầu phá dỡ là công ty Phương Bắc đề nghị dừng thi công phá dỡ do ảnh hưởng đến an toàn chịu lực và kết cấu tòa nhà. Hà Nội đã phải xin ý kiến Bộ Xây dựng, các viện nghiên cứu để có phương án phá dỡ.

Công trình sai phạm 8B Lê Trực có kết cấu không bình thường?

Công ty CP Hạ tầng Phương Bắc, đơn vị được giao thực hiện phá dỡ sai phạm tại công trình 8B Lê Trực (Hà Nội), cho biết công trình 8B Lê Trực có kết cấu dầm treo, không phải là một công trình kết cấu bình thường. 

Do đó, việc phá dỡ tòa nhà 8B Lê Trực giai đoạn 2 (cắt ngọn tầng 18 và 17) nếu tiến hành thì phải phá bỏ cả tòa nhà.
Mới đây, Công ty CP Hạ tầng Phương Bắc – Tập đoàn Phương Bắc (viết tắt là Phương Bắc) là đơn vị thực hiện chỉ thị của Thành ủy, UBND TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ cắt ngọn giai đoạn 1 (tầng 19) công trình sai phép 8B Lê Trực (Ba Đình, Hà Nội) đã có công văn số 162/2018/CV-PB, Phúc đáp văn bản số 6994/SXD-TTr của Sở Xây dựng về việc thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội đề nghị xử lý dứt điểm giai đoạn 2 tòa nhà vi phạm tại số 8B Lê Trực.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.