Đốt than sưởi ấm, hai vợ chồng ở Lạng Sơn ngộ độc khí CO

Cặp vợ chồng ở Lạng Sơn đốt than sưởi ấm trong nhà, sau đó bị ngất đi, toàn thân tím tái, nhập viện trong tình trạng ngộ độc khí CO.

Chiều ngày 24/1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn thông tin vừa tiếp nhận hai bệnh nhân ở Lộc Bình, Lạng Sơn bị ngộ độc khí CO do tự đốt than hoa để sưởi ấm trong nhà.
Cặp vợ chồng được người nhà phát hiện trong tình trạng gọi hỏi không đáp ứng, tím tái toàn thân, được chẩn đoán ngộ độc khí CO. Người chồng bị nhiễm độc nặng hơn, hiện đang được thở máy, hồi sức tích cực.
Dot than suoi am, hai vo chong o Lang Son ngo doc khi CO
 Bệnh nhân bị ngộ độc khí CO, phải thở máy, hồi sức tích cực. Ảnh: BVCC
Trước đó, một bệnh nhi 12 tuổi tại TP. Lạng Sơn cũng nhập viện trong tình trạng lơ mơ, tím môi. Được biết khi ở nhà, mẹ của bé đã đặt than củi trong buồng tắm kín cho trẻ đi tắm, khoảng 40 phút sau gọi không thấy bé trả lời. Gia đình phát hiện bé bất tỉnh trong phòng tắm và đưa đi cấp cứu.
Ngay khi vào viện, bé được thở oxy dòng cao, hồi sức tích cực, hiện đã hồi phục tốt.
Theo các bác sĩ, những ngày này, thời tiết lạnh giá, nhiệt độ xuống thấp, người dân thường có thói quen đốt than sưởi ấm. Tuy nhiên, việc làm này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Các bác sĩ khuyến cáo, việc đốt than trong phòng ngủ, không gian chật hẹp, đóng kín cửa sẽ đốt hết khí oxy, sản sinh ra khí CO gây ngộ độc. Quá trình nhiễm độc khí xảy ra rất nhanh, bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng ngộ độc, khó nhận thức, không còn khả năng ứng phó và tự thoát ra khỏi khu vực có khí độc.
Ngộ độc khí CO có thể gây nên những tổn thương não khó hồi phục nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Một số trường hợp ngộ độc nặng dẫn tới tử vong.
Khi thời tiết chuyển lạnh, thay vì sử dụng than, củi để sưởi ấm trong phòng, người dân có thể sử dụng nhiều biện pháp giữ ấm khác như che chắn kỹ các phòng, mặc trang phục đủ ấm, dùng đèn sưởi, quạt sưởi, điều hoà. Ngoài ra, để đảm bảo sức khoẻ, người dân cần uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm và tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.
Khi phát hiện có người bị ngộ độc khí CO, cần nhanh chóng đưa nạn nhân rời khỏi phòng, ra không gian thoáng khí để kịp thời bổ sung oxy và gọi cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế.

Biến chứng nguy hiểm do ngộ độc khí CO trong hỏa hoạn

Ngộ độc khí carbon monoxide (CO) có thể dẫn đến tổn thương mô nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong.

Biến chứng nguy hiểm do ngộ độc khí CO trong hỏa hoạn
Carbon monoxide (CO) là khí không màu, không mùi vị, bắt cháy và có độc tính cao. Theo trang Mayo Clinic, hít phải khói trong đám cháy có thể gây ngộ độc khí carbon monoxide. Khi có quá nhiều khí CO trong không khí và cơ thể hít vào, oxy trong hồng cầu sẽ bị thay thế bằng CO, điều này có thể dẫn đến tổn thương mô nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.
Triệu chứng ngộ độc CO

Từ vụ cháy chung cư mini: Bác sĩ chỉ ra sự nguy hiểm dễ dẫn đến tử vong

Theo BS Nguyễn Huy Hoàng, đa phần trong các vụ hỏa hoạn, nạn nhân không chỉ tử vong do cháy mà còn có nguy cơ tử vong do ngạt và nhiễm độc khí CO.

Từ vụ cháy chung cư mini: Bác sĩ chỉ ra sự nguy hiểm dễ dẫn đến tử vong
Vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) đêm ngày 12/9, đến nay các cơ quan chức năng xác định 56 người tử vong. Hiện 37 nạn nhân bị thương đang được điều trị tại các bệnh viện.
Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng cho biết, trong các vụ hỏa hoạn, lượng khí CO sinh ra rất lớn, bệnh nhân có nguy cơ tử vong do ngạt và nhiễm độc khí.

Loài cây nguy hiểm nhất thế giới, mọc đầy ở Việt Nam

Ban đầu xuất hiện ở Nam Mỹ, loài cây nguy hiểm này đã lan truyền và mọc hoang rộ ở nhiều khu vực trên thế giới, kể cả Việt Nam.

Loai cay nguy hiem nhat the gioi, moc day o Viet Nam
Cây Datura hay còn gọi là cà độc dược là một trong những loài cây nguy hiểm nhất trên thế giới, với vẻ ngoài rất đẹp đẽ nhưng ẩn chứa độc tố nguy hiểm. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.