Đốt than củi sưởi ấm, 2 người suýt mất mạng

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đang điều trị cho 2 ca bệnh ngộ độc khí CO do đốt than củi để sưởi ấm.

Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân N.T.M (63 tuổi, ở xã Khuyến Nông, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) nhập viện vào lúc 4 giờ sáng ngày 25/01 trong tình trạng hôn mê sâu.
Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, tối hôm trước đó bệnh nhân có đốt củi để sưởi ấm và đóng kín cửa để ngủ. Đến 3 giờ sáng, con của bệnh nhân phát hiện mẹ đang trong tình hôn mê sâu nên đã được người nhà đưa đến Trung tâm Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Qua kiểm tra các bác sĩ thấy bệnh nhân có nồng độ CO2 trong máu cao. Bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán ngộ độc khí CO. Sau 1 ngày được cấp cứu kịp thời và điều trị tích cực, bệnh nhân không phải thở máy, ý thức cải thiện. Hiện tại Bệnh nhân đã tỉnh táo và đang tiếp tục được theo dõi, điều trị theo phác đồ.
Dot than cui suoi am, 2 nguoi suyt mat mang
Đốt than củi sưởi ấm trong phòng, 2 người ở Thanh Hóa suýt mất mạng.
Trường hợp thứ 2 là cụ bà L.T.N (90 tuổi, xã Yên Ninh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) nhập viện lúc 10 giờ ngày 26/01 trong tình trạng lơ mơ, giảm ý thức, được chẩn đoán ngộ độc khí CO. Anh T.X.L con trai bệnh nhân L.T.N cho biết: Do thời tiết lạnh quá nên bà đã dùng củi đốt trong phòng kín để sưởi ấm, khi đi làm về thì gia đình thấy bà trong tình trạng lơ mơ, mất ý thức, nên đã đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa để cấp cứu. Hiện tại bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và đang được tiếp tục theo dõi, điều trị tích cực tại khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực 2.
Như Khoa học và Đời sống thông tin, ngày 23/01, 3 người ở Lạng Sơn cũng bị ngộ độc khí CO do đốt than, củi sưởi ấm. Từ trước đến nay, đã có rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra do sưởi ấm bằng than củi, than tổ ong… Những vụ việc đau lòng từ việc đốt than, củi để sưởi ấm một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh người dân cần nâng cao ý thức trong việc sử dụng các biện pháp sưởi ấm mùa đông.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không đốt củi để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín vì phản ứng đốt cháy trong điều kiện thiếu oxy, sẽ hình thành CO ngày càng nhiều. Khi hít phải CO sẽ nhanh chóng ngấm vào máu và “cướp” mất oxy trong máu, làm nạn nhân đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, thấy yếu, buồn nôn và đau ngực.
Hít phải lượng lớn khí CO có thể bất tỉnh và tử vong rất nhanh, đặc biệt ở phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già mắc bệnh tim, phổi mãn tính. 40% số người bị ngạt khí CO để lại các di chứng như giảm trí nhớ, giảm tập trung, cơ mặt liệt, vận động bất thường, đi đứng khó khăn, tay chân cứng và run, liệt nửa người…
Để hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra từ việc sử dụng các biện pháp sưởi ấm không đúng cách, các chuyên gia y tế khuyên người dân trong điều kiện thời tiết lạnh rét mùa đông tuyệt đối không được sưởi than củi và đóng kín cửa trong nhà hoặc ngay cả lúc sưởi ấm để tắm cũng rất nguy hiểm.

"Kẻ giết người giấu mặt" trong phòng tắm mùa đông

Do thường xuyên dùng bình nóng lạnh trong mùa đông, bạn cần cảnh giác với một thứ được mệnh danh là "sát thủ phòng tắm".

"Kẻ giết người giấu mặt" trong phòng tắm mùa đông

Càng về cuối năm, thời tiết càng lạnh hơn khiến cho nhu cầu tắm nước nóng của con người càng tăng cao. Tuy nhiên, khi các gia đình sử dụng bình nước nóng cũng nên cảnh giác với "sát thủ phòng tắm" đó là ngộ độc khí.

Ngộ độc khí nhà tắm nguy hiểm thế nào?

Sưởi ấm bằng than tổ ong, cả nhà bị ngộ độc phải nhập viện

Các chuyên gia khuyến cáo người dân tuyệt đối không sưởi ấm bằng bếp than trong phòng kín.

Sưởi ấm bằng than tổ ong, cả nhà bị ngộ độc phải nhập viện

Ngày 22/2, tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trung tâm đang điều trị cho 4 bệnh nhân bị ngộ độc khí CO.

Suoi am bang than to ong, ca nha bi ngo doc phai nhap vien
Ảnh minh họa.

Tối 20/2, Trung tâm Chống độc đã tiếp nhận 3 bệnh nhân trong một gia đình cùng nhập viện do ngộ độc khí CO, gồm Lường Thị D. (người mẹ, 68 tuổi), Lường Thị H. (con gái, 26 tuổi) và Lường Mạnh T. (cháu trai, 7 tuổi).

Biến chứng nguy hiểm do ngộ độc khí CO trong hỏa hoạn

Ngộ độc khí carbon monoxide (CO) có thể dẫn đến tổn thương mô nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong.

Biến chứng nguy hiểm do ngộ độc khí CO trong hỏa hoạn
Carbon monoxide (CO) là khí không màu, không mùi vị, bắt cháy và có độc tính cao. Theo trang Mayo Clinic, hít phải khói trong đám cháy có thể gây ngộ độc khí carbon monoxide. Khi có quá nhiều khí CO trong không khí và cơ thể hít vào, oxy trong hồng cầu sẽ bị thay thế bằng CO, điều này có thể dẫn đến tổn thương mô nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.
Triệu chứng ngộ độc CO

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.