Đột quỵ 2 lần trong tuần do thói quen sinh hoạt nhiều người trẻ mắc

Chưa được một tuần, nam kỹ sư đột quỵ 2 lần vì thức khuya, ít vận động, làm việc quá sức,...

Tiểu Phương, một kỹ sư phần mềm 24 tuổi ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, dáng dấp cao gầy và không có bệnh tật gì. Vài ngày trước, Tiểu Phương đau đầu như kim châm, nói năng không rõ ràng nên được đưa đến Bệnh viện liên kết số 1 của Đại học Y khoa Chiết Giang.
Sau khi kiểm tra, người ta phát hiện ra rằng động mạch nền não của Tiểu Phương đã bị tắc, động mạch đốt sống bên trái cũng bị tắc một phần, chẩn đoán đột quỵ do tắc mạch máu não.
Bác sĩ Trầm Kiến - bác sĩ điều trị trường hợp này cho biết, thật may mắn là Tiểu Phương đã đến bệnh viện kịp thời, ngay lập tức được tiến hành loại bỏ huyết khối mạch máu nội sọ nên không nguy hiểm đến tính mạng.
Dot quy 2 lan trong tuan do thoi quen sinh hoat nhieu nguoi tre mac
 Ảnh minh hoạ.
Tưởng như qua được cơn bạo bệnh, không ngờ Tiểu Phương xuất viện không lâu sau lại bị một cơn đột quỵ nữa. Cơn thứ hai xảy ra vào ban đêm, anh bất ngờ ngã quỵ xuống đất ngay tại nhà, liệt nửa người, chân tay không linh hoạt, nói ngọng. Khi được đưa đến bệnh viện, Tiểu Phương vẫn còn hơi tỉnh táo nhưng không thể giao tiếp được, sau đó anh hôn mê.
Sau khi bác sĩ kiểm tra, phát hiện ra động mạch nền của Tiểu Phương lại bị tắc, vì vậy một cuộc phẫu thuật đã được tiến hành ngay lập tức để đặt một đặt stent tại mạch bị tắc.
Bác sĩ Trầm Kiến chỉ ra rằng sau lần lấy huyết khối đầu tiên, các mạch máu của Tiểu Phương đã thông suốt và máu lưu thông không bị cản trở nên không cần đặt stent. Lần thứ hai này, buộc phải đặt stent để ngăn chặn tình trạng đột quỵ lặp lại.
"Hiện tại, Tiểu Phương đã bình phục và được xuất viện, chức năng thần kinh cũng đã hồi phục hoàn toàn. Đánh giá mới nhất cho thấy tất cả các chỉ số đều bình thường", bác sĩ Trầm Kiến nói.
Tiểu Phương mới 24 tuổi, còn trẻ và không mắc các bệnh như huyết áp cao hay béo phì, tại sao lại bị đột quỵ nhiều lần?
Bác sĩ Trầm Kiến chỉ ra, theo tình trạng của Tiểu Phương, thói quen sinh hoạt là nguyên nhân chính gây ra bệnh.
"Mệt mỏi, làm việc trong thời gian dài, thức khuya, béo phì, huyết áp cao, viêm nhiễm và các yếu tố khác sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng tăng đông, nghĩa là máu dễ đông hơn bình thường, dễ hình thành huyết khối và đột quỵ hơn", bác sĩ nói.
Là một kỹ sư, Tiểu Phương hàng ngày ít vận động, làm việc nhiều giờ và thức khuya, sinh hoạt thất thường trong một thời gian dài, thậm chí còn phải làm việc ngoài giờ trước khi dịch bệnh bùng phát, dẫn đến thời gian ngủ không đủ. Vừa khỏi bệnh, cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn lại làm việc tiếp nên khả năng bị đột quỵ cũng tăng cao.
Bác sĩ nhắc nhở, khoảng 70-85% bệnh nhân đột quỵ mất khả năng sống và lao động ở các mức độ khác nhau, cần cảnh giác cao độ và tốt nhất là đi khám ngay khi có dấu hiệu.

>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Cơ hội phục hồi cho bệnh nhân đột quỵ do nhồi máu não. 

Nguồn video: BRT

Cách phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh

(VietnamDaily) - Nhiều người vô cùng bàng hoàng khi biết tin Vân Quang Long qua đời vì đột quỵ khi còn quá trẻ. Trước ca sĩ này, nghệ sĩ hài Chí Tài cũng mới qua đời vì đột quỵ khiến không ít người xót xa.

Ngày 29/12, Vân Quang Long qua đời ở tuổi 41 vì đột quỵ tại Mỹ. Thông tin này đã được người nhà của nam ca sĩ xác nhận trong clip được Quách Tuấn Du chia sẻ trên trang cá nhân.
Van Quang Long dot tu o My: Cach phong ngua dot quy khi troi lanh
Ca sĩ Vân Quang Long đột ngột qua đời vì đột quỵ. Ảnh: Internet. 

Hiện ngày càng có nhiều người trẻ tuổi bị đột quỵ, chính việc chủ quan không điều trị kịp thời là nguyên nhân khiến nhiều người tử vong hoặc để lại biến chứng nặng nề.

Đột quỵ (hay còn được gọi là tai biến mạch máu não) sẽ xảy ra khi một phần não bộ bị tổn thương do tắc mạch máu lưu thông tới não. Khi não không được cung cấp đủ oxy, đột ngột ngưng trệ trong vài phút có thể khiến tế bào não bắt đầu chết dần và gây tử vong bất cứ lúc nào.

Tỷ lệ đột quỵ gia tăng vào mùa đông

Theo một nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện Đại học Jena ở Thuringia, miền trung nước Đức, thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 30%. Nguy cơ này xuất hiện tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, trong những tháng mùa đông, số lượng bệnh nhân đột quỵ nhập viện được ghi nhận tăng 10-15% so với ngày thường.

Van Quang Long dot tu o My: Cach phong ngua dot quy khi troi lanh-Hinh-2
Thời tiết lạnh làm gia tăng nguy cơ mắc đột quỵ. Ảnh minh hoạ. 

Trong một nghiên cứu mang tính bước ngoặt, người ta nhận thấy rằng nhiệt độ giảm 5°C làm tăng tỷ lệ đột quỵ thêm 7%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được lý giải rằng, dưới thời tiết lạnh, mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch co lại và hẹp hơn. Đồng thời, khi nhiệt độ xuống thấp, máu có xu hướng cô đặc. Chính hai yếu tố co mạch và máu cô đặc hơn làm tăng nguy cơ hình thành những cục máu đông. Nếu chúng di chuyển lên não và kẹt lại ở khu vực lòng mạch hẹp sẽ làm tắc mạch máu, dẫn tới việc cung cấp máu, dinh dưỡng và oxy lên não bị gián đoạn. Khi đó, các tế bào não không đủ dinh dưỡng và oxy sẽ dần hoại tử. Tình trạng này được gọi là đột quỵ nhồi máu não.

Đặc biệt, người cao tuổi đang ở trong chăn ấm mà đứng dậy sẽ dễ bị nhiễm lạnh, sau đó đi vệ sinh lại thêm một lần mất nhiệt, cơ thể lạnh hơn nữa khiến cho mạch máu co lại, huyết áp tăng cao đột ngột. Tình trạng này dễ dàng dẫn đến các biến cố như vỡ mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, người bệnh đột quỵ có thể tử vong hoặc phải gánh chịu những di chứng hết sức nặng nề.

Cách phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh

Để phòng ngừa đột quỵ trong mùa đông, các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên giữ cho cơ thể đủ ấm, hạn chế đi ra ngoài đường khi nhiệt độ quá thấp, tránh những đợt gió lạnh bất thường, không bước ra ngoài ngay khi thức dậy, tránh để cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, không tắm quá khuya hoặc tắm quá lâu để ngăn ngừa tình trạng sốc nhiệt,...

Mọi người cũng cần lưu ý, khi tỉnh giấc buổi sáng hoặc vệ sinh lúc đêm khuya, không nên ra khỏi chăn và xuống giường ngay lập tức mà cần nằm lại trên giường, vận động nhẹ nhàng từ 3 -5 phút để cơ thể dần thích nghi.

Bên cạnh đó, mọi người nên thực hiện chế độ ăn đủ chất để đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng chống rét, bổ sung các loại vitamin A, C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, không quên có những hoạt động rèn luyện thân thể, tập thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe.

Một vài dấu hiệu nhận biết sớm người bị đột quỵ

- Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.

- Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

Van Quang Long dot tu o My: Cach phong ngua dot quy khi troi lanh-Hinh-3
Các triệu chứng đột quỵ nhỏ của bệnh nhân sẽ kéo dài trong vòng 24 giờ và sớm biến mất trong vòng 1 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng. Ảnh minh họa. 

Dấu hiệu nhận biết sớm cơn đột quỵ nặng

Một nghiên cứu cho thấy 43% bệnh nhân xuất hiệu triệu chứng này một tuần trước khi họ bị đột quỵ nặng.

Tờ Express đưa tin, một số người có thể gặp những triệu chứng báo động đỏ về cơn đột quỵ nặng. Một nghiên cứu cho thấy 43% bệnh nhân xuất hiệu dấu hiệu này một tuần trước khi họ bị đột quỵ ở mức độ nghiêm trọng.
Theo cổng thông tin y tế, một trong những dấu hiệu phổ biến là tê hoặc ngứa ran.

Tin mới