Đốt pháo đêm giao thừa, hàng chục người bị bắt

(Kiến Thức) - Công an huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã phát hiện và bắt quả tang 52 vụ đốt pháo trái phép trong đêm giao thừa.

Ngày 25/1, Công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cho biết, lực lượng của đơn vị này đã tạm giữ hành chính 52 đối tượng liên quan đến việc đốt pháo đêm giao thừa để lập hồ sơ xử lý theo quy định.

Dot phao dem giao thua, hang chuc nguoi bi bat
Nhiều đối tượng bị bắt về hành vi đốt pháo trái phép trong đêm giao thừa 
Theo đó, Công an huyện Bố Trạch và lực lượng công an chính quy được tăng cường về các xã đã lập các Tổ công tác tổ chức tuần tra, chốt chặn tại các điểm “nóng” được dự báo sẽ xảy ra tình trạng đốt pháo trong dịp Tết Nguyên đán Canh tý 2020.

Ngay trong đêm giao thừa, các Tổ công tác đã phát hiện, bắt quả tang 52 vụ, liên quan đến 52 đối tượng đốt pháo trái phép trên địa bàn.

Đáng chú ý, trong khung giờ cao điểm từ khoảng 23 giờ ngày 24/1 (tức 30 Tết) đến khoảng 1 giờ ngày 25/1 (mồng 1 Tết) lực lượng chức năng đã triệt phá nhiều tụ điểm đốt pháo.

Dot phao dem giao thua, hang chuc nguoi bi bat-Hinh-2
Một số đối tượng bị lập biên bản vi phạm 

Công an huyện Bố Trạch đã tạm giữ hành chính hàng chục đối tượng ngay trong đêm giao thừa để lập hồ sơ xử lý theo quy định, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham mưu chính quyền các địa phương tổ chức kiểm điểm trước dân.

Trước đó, Công an huyện Bố Trạch đã triển khai quyết liệt các biện pháp, tổ chức tuyên truyền vận động người dân tự nguyện giao nộp hơn 100 hộp pháo các loại.

Quy trách nhiệm cho lãnh đạo địa phương nếu xảy ra đốt pháo

(Kiến Thức) - Người đứng đầu các đơn vị, địa phương buông lỏng chỉ đạo, không ngăn chặn, để xảy ra tình trạng đốt pháo, đốt thả “đèn trời” trái phép sẽ phải chịu trách nhiệm.

Báo cáo từ các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh cho thấy, từ ngày 16/12/2016 đến ngày 15/1/2017, các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ 10 vụ, 11 đối tượng mua bán, tàng trữ, vận chuyển pháo trái phép, thu giữ gần 300 kg pháo các loại và 187 quả pháo hoa; vận động nhân dân giao nộp 35 quả pháo hoa và 08 kg pháo nổ các loại. Điều này cho thấy tình trạng buôn bán, vận chuyển, tàng trữ pháo trái phép vẫn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp.

Đốt pháo hoa dịp Tết sẽ bị xử phạt như thế nào?

(Kiến Thức) - Theo quy định của Luật Nhà nước Việt Nam, việc mua bán pháo hoa là trái pháp luật, nên việc người dân đốt pháo dịp Tết sẽ bị xử lý.

Theo Bộ Công an, tại Điều 5 Nghị định số 36 ban hành ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý và sử dụng pháo quy định chỉ các tổ chức hay địa phương mới được phép tổ chức bắn pháo hoa.

Các loại pháo hoa được phép sử dụng gồm có: Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng cho phép; pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.